Powered by Techcity

Gia Lai – thế và lực

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ   

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 – 800 m so với mực nước biển. Với diện tích 15.536,92 km²(theo quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ), tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58’20” đến 14°36’30” vĩ bắc, từ 107°27’23” đến 108°54’40” kinh đông. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp tỉnh Ratanakiri – Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 80,485km, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khí hậu Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC .

Đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố: 17, gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện.

Đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn: 220,  gồm 24 phường, 12 thị trấn và 184 xã.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Cuối kỷ Nêogen sang kỷ Đệ Tứ (cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến 0,7 triệu năm) các chuyển động tân kiến tạo làm vỏ trái đất nứt khá sâu, khiến các núi lửa hoạt động mạnh, phun các lớp bazan phủ dày từ vài chục đến 500m. Dung nham núi lửa đã lấp đầy các hố trũng của bề mặt địa hình, tạo nên cao nguyên rộng lớn và khá bằng phẳng.

Địa hình toàn tỉnh có hướng thấp dần từ bắc xuống nam, thoải dần từ đỉnh (là trục quốc lộ 14) sang hai phía đông và tây với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp.

Núi ở Gia Lai phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh. Từ kông (đỉnh) Ka King (cao 1761m) thuộc địa bàn huyện Kbang, chạy về hướng nam núi chia thành hai hệ:

– Hệ thứ nhất (qua đèo An Khê – thuộc dãy An Khê): chạy dọc phía đông của tỉnh tạo thành dải phân cách tự nhiên giữa Gia Lai với các tỉnh ven biển miền Trung và thấp dần khi vào vùng đồng bằng Ayun Pa, Kông Pa.

– Hệ thứ hai (qua đèo Mang Yang): chia Gia Lai thành hai phần là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn với những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, môi sinh khác biệt.

Ngoài hai hệ núi trên, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi.

Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai. Toàn tỉnh có hai cao nguyên:

– Cao nguyên Kon Hơnờng ở phía Đong Trường Sơn, diện tích khoảng 1.250 km2, trải dài tư Nam huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và chiếm gần trọn địa bàn huyện Kbang, độ cao từ 50 – 80m, thấp dần từ bắc xuống nam, độ dốc trung bình từ 8 – 120.

– Cao nguyên Pleiku có diện tích 4.550km2 là một trong hai cao nguyên rộng lớn nhất Tây Nguyên, kéo dài từ Nam thành phố Kon Tum xuống tận khối Chư Păh và từ đèo Mang Yang sang tận biên giới Cam Pu Chia, đỉnh ở núi Hdrung (núi Hàm Rồng) cao 1.028m, phía bắc và đông bắc cao từ 750 – 800m về phía nam chỉ còn cao 400m.

Các vùng trũng của Gia Lai sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh:

– Vùng trũng An Khê có diện tích 1.312 km2, kéo dài theo hướng đông bắc – tây nam. Phía bắc giáp cao nguyên Kon Hơnờng, nam giáp vùng trũng Cheo Reo – Phú Túc và vùng núi thấp Chư Trian, ranh giới phía đông và phía tây là hai hệ núi chạy qua đèo  An Khê và đèo Mang Yang.

– Vùng trũng Cheo Reo – Phú Túc nằm trọn trong địa hào sông Ba với diện tích 1.474km2, tiếp nối  với vùng trũng An Khê và nằm về phía đông nam tỉnh, độ cao trung bình 180 – 200 m.

Đất đai tỉnh Gia Lai có 26 loại đất, gồm 7 nhóm chính:

– Nhóm đất phù sa có diện tích 46.430 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước (sông suối lớn), tầng đất dày. 

Đây là loại đất tốt, thích hợp cho việc trồng các loại rau, hoa màu, lương thực.

– Nhóm đất xám có diện tích 364.806 ha, chiếm 23,55% diện tích tự nhiên, tập trung thành vùng dọc theo sông Ba, sông Ayun ở tây nam huyện Chư Prông và các huyện, thị: An Khê, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên nghèo dinh dưỡng. Loại đất này thích hợp với những loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, vừng, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại hoặc trồng rừng để giữ đất.
 
– Nhóm đất đen có tổng diện tích 27.870 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên, phhân bố chủ yếu ở các huyện Mang Yang, Chư Prông, Chư Sê và Đức Cơ. Trên diện tích này thích hợp cho việc trồng rừng, khôi phục thảm thực vật để bảo vệ đất.

– Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 781.765 ha, chiếm 50,44% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hơnờng, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, hồ tiêu, cao su và cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, lương thực.

– Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 175.582 ha chiếm 11,35% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía bắc và đông bắc tỉnh, có độ cao từ 1000 m trở lên. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp.

– Nhóm đất thung lũng dốc tụ có diện tích 14.140 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 300-700 m, độ dốc từ 3 – 800, trên địa bàn các huyện Mang Yang, Chư Sê, vùng Ayun Pa và thành phố Pleiku.

– Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 113.423 ha, chiếm 7,32% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện thị: An Khê, Ayun Pa, Phú Thiện, Krông Pa. Nhóm đất này không có khả năng khai thác để phất triển nông nghiệp, thích hợp cho việc trồng rừng bảo vệ đất.

Sông ngòi:Tài nguyên nước ở Gia Lai có tổng trữ lượng khoảng 23 tỉ m3 nước, phân bố trên các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San.

– Hệ thống sông Ba: Sông Ba dài 304 km (dài thứ hai trên Tây Nguyên), bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.240 m trên dãy Ngok Linh (tỉnh Kon Tum), chảy theo sườn phía đông của dãy Trường Sơn qua các huyện thị Kbang, An Khê, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa và Krông Pa của tỉnh Gia Lai trước khi đổ về tỉnh Phú Yên ra biển. Các nhánh chính của sông Ba là sông Ayun (hợp lưu với sông Ba tại Ayun Pa), sông Krông Năng (hợp lưu tại Nam huyện Kông Pa) và sông Hinh.

– Hệ thống sông Sê San: Bắt nguồn từ những đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn, núi Tiêu (1.988m), Ngok Linh (2.598m), có hai nhánh lớn là sông Đăk Bla, Pôkô và một nhánh nhỏ là sông Sa Thầy, chảy qua các huyện Đăk Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ trước khi đỏ về Cam Pu Chia.       

Ngoài những hệ thống sông chính, Gia Lai còn có các nhánh sông Srê Pôk nhThuỷ điện Sê San 3Aư Ia Đrăng, Ia Lôp đều bắt nguồn từ núi Hdrung chảy qua các huyện Chư Sê, Chư Prông của tỉnh và nhiều sông, suối, hồ lớn nhỏ khác cung cấp nước sinh hoạt cho người và nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông suối chảy qua địa bàn còn là là nguồn thuỷ năng có trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 – 11 tỷ MW; trữ năng kinh tế kỹ thuật 7,1 tỷ KW.

Rừng: Tỉnh Gia Lai có diện tích đất lâm nghiệp là 1.112.452,8 ha, chiếm khoảng 72% tổng diện tích đất tự nhiên, có độ che phủ rừng là 47% và là tỉnh có độ che phủ rừng cao thứ hai trong cả nước. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp cho rừng đặc dụng là 61.364,6 ha (chiếm 5,5% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất lâm nghiệp cho rừng phòng hộ 277.613,5 ha (chiếm 23,5% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất lâm nghiệp cho rừng sản xuất là 773.447,7 ha (chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp).

Rừng Gia Lai có nhiều gỗ quý như trắc, hương, cẩm lai, hoàng đàn,… nhiều lâm đặc sản dưới tán rừng như thổ phục linh, cốt toái, sa nhân, mã tiền… và các loại cây cho dầu, nhựa…

Cùng với hệ thực vật, động vật rừng Gia Lai cũng rất phong phú và đa dạng cả vể giống, loài và số lượng cá thể. Đặc biệt còn có nhiều loài thú quý hiếm như bò tót, hổ, voi, sói đỏ, mèo gấm, gấu ngựa, vượn đen, voọc ngũ sắc… Các loại chim hạc cổ trắng, công, trĩ sao, gà lôi vằn, gà tiền mặt đỏ. Đặc biệt, loài khướu tai hung mới được phát hiện trong vườn quốc gia kông Kah King.

Khoáng sản: Gia Lai có nhiều loại khoáng sản, nhưng trữ lượng nhiều hơn cả là nguyên vật liệu xây dựng, bôxit, vàng và đá quý. Khoáng sản kim loại còn có sắt, kẽm, asen và vofram. Khoáng sản phi kim loại có nhiều nhất là đá granit, đá vôi, đá hoa, đất sét, cát và sạn sỏi.

Bô xít, đã phát hiện một mỏ và 4 điểm nằm ở vùng Kon Hà Nừng đã thăm dò và đánh giá trữ lượng cấp C2 là 210,5 triệu tấn với hàm lượng A12O3: 33,76%- 51,75%; SiO2: 14,04%. Ngoài ra còn có sắt, thiết, chì… nhưng với quy mô nhỏ chưa được điều tra kỹ.

Vàng, phát hiện trên 73 điểm, trong đó có 66 điểm quặng hoá gốc và 6 điểm sa khoáng, các vùng có triển vọng là Kông Chro, Ia Mơ, Krông Pa, Ayun Pa.

Đá vôi, phát hiện được 6 điểm, điểm có triển vọng nhất là đá vôi Chư Sê, trữ lượng khu B cấp C1 + C2 là 22 triệu tấn, đang được khai thác để phục vụ cho 02 nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng khác như đá bazan ở đèo Chư Sê, Pleiku, Chư Păh. Đá granit có trữ lượng 90,1 triệu m3.

Đất sét làm gạch ngói phân bổ rộng khắp toàn tỉnh, nhưng tập trung lớn ở Ayun Pa, An Khê…

NGUỒN NHÂN LỰC

Dân số tỉnh Gia Lai có 1.227.400 người (số liệu thống kê năm 2009) bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường…Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 53%; lao động đã qua đào tạo chiếm trên 30% tổng số lao động xã hội. Tỷ lệ tăng dân số và lao động hàng năm khá cao, giá nhân công rẻ nhưng rất cần tăng cường đào tạo về văn hóa và chuyên môn kỹ thuật.​

Nguồn: LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH GIA LAI 1945-2005 ​

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB

Ở một số vụ đại án vừa qua, kiểm toán đã không phát hiện vấn đề hoặc bị nêu rõ chưa làm đúng hết nghĩa vụ của mình – Ảnh: T.T.D. Những kiểm toán viên nào làm tại Big4 vừa bị đình chỉ? Ủy ban Chứng khoán vừa có quyết định đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán với Công ty TNHH...

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

.t1 { text-align: justify; }Chủ trì hội thảo gồm: PGS. TS Lưu Hồng Trường-Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam; Th.S Nguyễn Đức Tố Lưu-Trưởng phòng Quản trị Tài nguyên Trung Tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật tỉnh Gia Lai.Tham dự hội thảo còn có Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan Thường trực Ban Quản lý Khu DTSQ cao nguyên Kon...

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Thời gian qua, huyện Đức Cơ đặc biệt quan tâm hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đây cũng là nội dung quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới.Ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn tiến hành rà soát,...

Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh

DNVN – Ngày 22/11/2024, giá nông sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể ở hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hồ tiêu. Cà phê tăng trở lại từ 1.700 – 1.800 đồng/kg, trong khi hồ tiêu nhích thêm 1.100 đồng/kg so với ngày 21/11. Diễn biến giá cà phê Phiên giao dịch khép lại với giá cà...

Cùng tác giả

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

48 giờ ở Gia Lai

Gia Lai có thác K50, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon, thích hợp trải nghiệm vào tháng 10 và 11 khi hoa dã quỳ bắt đầu nở. Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với thủ phủ là thành phố Pleiku. Đây là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thác K50 hùng vĩ, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon. Hành trình 48 giờ...

Cùng chuyên mục

Gia Lai miền đất đậm chất Tây Nguyên, hùng vĩ trước đại ngàn

Gia Lai không chỉ là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp mà đây còn là vùng đất in đậm dấu ấn văn hóa của đất và người Tây Nguyên. Với tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng với núi rùng cao có nhiều cảnh quan tự nhiên và nhân tạo. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác,...

Tuần văn hóa, du lịch Gia Lai năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn

Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai 2023 được diễn ra từ ngày 11/11 đến 19/11 với không gian lễ hội mở rộng từ TP. Pleiku đến “vùng thắng cảnh” Chư Păh hay ngược lên biên giới Ia Grai, với Hội đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh trên dòng Pô Cô huyền thoại, với Festival Văn hóa cồng chiêng là Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Giải chạy “Gia Lai city trail 2023...

Biển Hồ – Đôi mắt Pleiku

Mỗi khi nhắc đến du lịch Gia Lai, người ta thường nghĩ ngay đến “Đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy”. Biển Hồ nằm trong quần thể “Khu Du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ - Chư Đăng Ya” vừa được bổ sung vào danh sách các Khu Du lịch Quốc gia trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”...

Thác K50: Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ

Thác K50 hay còn gọi là thác Hang Én, thác nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răn, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Vẻ đẹp của Thác K50 được nhiều người ưu ái dùng những cụm từ mĩ miều để gọi tên như: “Nàng tiên giữa đại ngàn Tây Nguyên”, hay “Nàng thơ giữa khu bảo tồn thiên...

48 giờ ở Gia Lai

Gia Lai có thác K50, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon, thích hợp trải nghiệm vào tháng 10 và 11 khi hoa dã quỳ bắt đầu nở. Gia Lai là tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với thủ phủ là thành phố Pleiku. Đây là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thác K50 hùng vĩ, Biển Hồ, hàng thông trăm tuổi và nhiều món ăn ngon. Hành trình 48 giờ...

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh. Ông Biên - Chủ tịch UBND xã Hà Tây cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc...

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ nguồn tài nguyên bản địa

Tỉnh Gia Lai có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, văn hóa đa dạng nên rất phù hợp để khơi dậy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây cũng là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp, những thanh niên mạnh dạn phát triển tài nguyên bản địa vốn có, tạo ra tính cạnh tranh trong nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Các sản phẩm mây...

Nghi lễ cúng rừng của người J’rai

Khi thu hoạch lúa về kho cũng là lúc cộng đồng người J’rai ở Gia Lai lại cùng nhau tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn. Nghi lễ cúng rừng được duy trì hằng năm, nhằm tạ ơn thần Rừng đã che chở, cung cấp lương thực, thực phẩm, sản vật dưới tán rừng… nuôi sống bà con dân làng. Già làng Siu Tơr cùng bà con thực hiện nghi lễ cúng thần...

Đặc sản JRAI hút khách dịp Tết

Những sản vật đậm đà hương vị Tây Nguyên như thịt bò một nắng, muối kiến, muối é, rượu ghè… đã dần trở thành thương hiệu đặc trưng của vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai. Dịp Tết này, các loại đặc sản này tiêu thụ mạnh giúp người dân thêm niềm vui đủ đầy. Bò một nắng Krông Pa đã khẳng định được thương hiệu nhờ hương vị thơm ngon đặc trưng. ​Những ngày này, cơ sở bò một nắng Nhân...

Sương giăng mờ ảo trên Biển Hồ chè ở Gia Lai

Con đường hàng thông - Biển Hồ chè, chùa Bửu Minh đến cánh đồng Ngô Sơn, núi lửa Chư Đăng Ya được xem là cung phượt đẹp nhất Gia Lai. Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất