Từ những chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đất ở, đất sản xuất hiện vẫn là nhu cầu bức thiết của một bộ phận đồng bào DTTS. Để giải quyết căn cơ nhu cầu của đồng bào, đồng thời nhằm cụ thể hóa những quy định mới của Luật Đất đai năm 2024, UBND Cao Bằng đã xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban Dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong Đoàn.Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.Chiều 30/10, theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai trương trụ sở vùng Trung Đông của tập đoàn FPT đặt tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, chứng kiến Lễ trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa FPT và Công ty THIQAH.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 3, Quảng Ninh tiếp tục đối diện với nguy cơ cháy rừng lớn. Mùa nước nổi ở vùng cao Mường Lay. Độc đáo Lễ cúng cơm của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều ngày 30/10, Đoàn công tác của Trung ương do Phó ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh dẫn đầu, đã có buổi làm việc về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 13/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Tham dự với Đoàn công tác, về phía Ủy ban Dân tộc (UBDT) có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Thanh Đoài, Phó ban Dân tộc Lương Văn Khánh và các thành viên trong Đoàn.Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị và mỗi người dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, thời gian qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang luôn chủ động triển khai nhiều giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Bình thiệt hại nghiêm trọng do mưa lũ. “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây năm 2024″. Nữ nghệ nhân dân tộc Khmer làm sống dậy làng nghề. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 30/10, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) quốc tế tại tỉnh Quảng Nam năm 2025.Sáng 30/10, tại Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Ninh Thuận tổ chức Diễn đàn “Lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp và nhà phân phối hàng Việt”, năm 2024.Bà Nguyễn Thị Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong năm 2024, nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ cho địa phương 9.319 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án trên địa bàn huyện. Cộng với nguồn vốn chuyển tiếp từ năm 2022 và 2023 sang 2024, nâng tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình hơn 25.957 triệu đồng.Với mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động áp dụng nhiều công nghệ số, để phát triển du lịch bền vững.Du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai; tuy nhiên, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, ngành kinh tế này hiện đang gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, các cấp, ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều giải pháp tích cực, linh hoạt để khôi phục du lịch sau mưa lũ.
Từ nhiều chương trình, chính sách dân tộc, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhu cầu về đất ở, đất sản xuất đã được quan tâm hỗ trợ, từ đó ổn định đời sống, từng bước nâng cao thu nhập. Đây là điều kiện cơ bản để tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, tạo nền tảng để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719)
Nỗ lực giải quyết nhu cầu
Những năm qua, Cao Bằng được bố trí vốn từ ngân sách Trung ương để triển khai nhiều chương trình, chính sách dân tộc để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi, hỗ trợ giải quyết các nhu cầu bức thiết trong đời sống của đồng bào các DTTS. Trong đó, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã được tỉnh triển khai xuyên suốt từ nhiều năm nay.
Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, tỉnh có gần 95%% dân số là đồng bào DTTS; phần lớn xã, phường, thị trấn của tỉnh đều có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nên đất đai có vai trò quan trọng đối với đồng bào DTTS nơi đây.
“Vì vậy, việc thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào trên địa bàn có nhu cầu bức thiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào mà còn có ý nghĩa đối với mục tiêu ổn định dân cư, hạn chế di cư tự do, bảo đảm an ninh trật tự ở vùng DTTS của tỉnh”, ông Hùng cho biết.
Theo dữ liệu của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, từ năm 2015 trở về trước, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Trong đó, giai đoạn 2013 – 2015 thực hiện theo Quyết định số 755/2013/QĐ-TTg; giai đoạn 2009 – 2013 thực hiện theo Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg; từ năm 2009 trở về trước thì thực hiện theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg…
Giai đoạn 2016 – 2020, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được triển khai theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình rà soát để thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg cho thấy, toàn tỉnh có hơn 960 hộ đồng bào có nhu cầu hỗ trợ đất ở, trên 3.660 hộ cần hỗ trợ đất sản xuất.
Từ năm 2021 đến nay, triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ DTTS có nhu cầu bức thiết. Trong Kế hoạch số 2015/KH-UBND ngày 08/8/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh phấn đấu trong cả giai đoạn 2021 – 2025 sẽ hỗ trợ 360 hộ về đất ở và 1.167 hộ về đất sản xuất. UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các Sở, ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện chính sách.
Linh hoạt phương án hỗ trợ
Nếu tính từ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg thì đến nay, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã được triển khai qua 20 năm. Nhiều hộ có nhu cầu bức thiết đã được giải quyết, nhưng tình trạng thiếu (hoặc không có) đất ở, đất sản xuất trong vùng DTTS của tỉnh vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng Bế Văn Hùng, tỉnh Cao Bằng mặc dù có diện tích đất tự nhiên lớn, nhưng địa hình chủ yếu đồi núi, có độ dốc lớn, diện tích đất sản xuất rất ít. Ngoài ra, tỉnh không có quỹ đất công, hoặc chưa đủ điều kiện để đồng bào sử dụng đất để phát triển sản xuất, chăn nuôi.
“Tại thời điểm này, triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719, mặc dù Nghị định 38/2023/NĐ-CP của Chính phủ đã tháo gỡ về nội dung và cơ chế, nhưng tỉnh cũng chưa thực hiện được chính sách do khả năng cân đối quỹ đất công của tỉnh và mục đích khai hoang, cải tạo nâng cao hệ số sử dụng đất để giao cho dân không có”, ông Hùng chia sẻ.
Thực tế này cho thấy khó khăn của tỉnh Cao Bằng trong thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, không chỉ trong Chương trình MTQG 1719 mà cả trong các giai đoạn trước. Đơn cử, giai đoạn 2004 – 2009, thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, tỉnh hỗ trợ được 506 hộ thiếu đất ở, chỉ đạt 10,7% số hộ theo kế hoạch; hỗ trợ 810 hộ thiếu đất sản xuất, chỉ đạt 12,3% số hộ theo kế hoạch…
Từ những thực tế khó khăn đó, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã linh hoạt trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Bên cạnh vận động cộng đồng, anh em, dòng họ tự giúp nhau đất ở, đất sản xuất; khai hoang, cải tạo một số diện tích đất nương rẫy, đất đồi tạo quỹ đất cấp cho bà con thì tỉnh đã tích cực vận động các hộ có nhu cầu chuyển sang nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề hoặc hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc,…
Riêng với Chương trình MTQG 1719, theo Báo cáo số 111/BC-UBND ngày 13/5/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng, thực hiện Thông tư 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nội dung hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề đã được các địa phương trên địa bàn tỉnh chuyển sang thực hiện hỗ trợ mua sắm máy móc nông cụ (máy cày, máy tuốt lúa…). Tính đến tháng 5/2024 đã triển khai mua sắm được cho 66 hộ, dự kiến năm 2024 sẽ hỗ trợ cho trên 613 hộ có nhu cầu.
Cùng với các chương trình, chính sách dân tộc khác, việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (tính cả việc chuyển đổi sang thực hiện chuyển đổi nghề, mua máy móc, nông cụ) đã góp phần nâng thu nhập của đồng bào các dân tộc của tỉnh.
Hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Cao Bằng đạt 41, triệu đồng/người, tăng 5 triệu đồng/người so với năm 2020 (dự kiến cuối năm 2024 nâng lên đạt 46,98 triệu đồng/người); tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021 – 2023 của tỉnh đều giảm từ 4%/năm trở lên, đạt chỉ tiêu của Chương trình MTQG 1719.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trong giảm nghèo, nâng cao thu nhập chó đồng bào DTTS, nhưng hiện Cao Bằng vẫn là địa phương có tỷ lệ nghèo cao; trong đó có nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo do thiếu đất ở, đất sản xuất.
Bài 2: Nhiều khó khăn vì thiếu quỹ đất
Nguồn: https://baodantoc.vn/giai-quyet-nhu-cau-dat-o-dat-san-xuat-cho-dong-bao-dtts-o-cao-bang-nhung-ket-qua-tich-cuc-bai-1-1730283327239.htm