Trang chủNewsChính trịGiải phóng Thủ đô và những vấn đề đặt ra

Giải phóng Thủ đô và những vấn đề đặt ra


Những công việc sau ngày tiếp quản

Sau những giây phút hân hoan mừng thủ đô giải phóng, cuộc sống thường nhật của một thành phố lớn có hàng chục vạn dân, sau nhiều năm do chính quyền thực dân quản lý, nay do chính quyền cách mạng quản lý, đặt ra hàng loạt vấn đề cấp bách cần giải quyết.

Cuộc chuyển giao quyền lực mang tính chất hòa bình này, do Hiệp định Giơnevơ và Hội nghị Trung Giã quy định, thực tế lại là cuộc chuyển giao giữa hai bên vừa cầm súng bắn vào nhau trong một cuộc chiến kéo dài một mất một còn, hoàn toàn khác với cuộc chuyển giao sau bầu cử giữa các đảng phái. Vì thế, quá trình chuẩn bị giao – nhận là quá trình đấu lý, đấu mưu giữa phá bỏ, bốc dỡ, cài cắm, di chuyển với bảo vệ, giữ lại nguyên trạng, không di cư và khôi phục các hoạt động sinh hoạt bình thường của cả một đô thị, một thủ đô.

Từ sáng 9/10, quân Pháp bắt đầu rút hỏi Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Từ sáng 9/10, quân Pháp bắt đầu rút hỏi Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)

Thủ đô Hà Nội sau ngày tiếp quản có những thuận lợi, đó là có tổ chức Đảng, chính quyền gắn bó với nhân dân; nhiều cán bộ đảng viên được rèn luyện trong thực tế kháng chiến có nhiều kinh nghiệm; nhân dân Hà Nội có lòng yêu nước, quyết tâm xây dựng cuộc sống mới; năng động, sáng tạo, cần cù vượt khó; có nhiều trí thức có trình độ chuyên môn; có nhiều ngành nghề truyền thống…

Về khó khăn, kinh tế thành phố nhỏ bé, bị chiến tranh tàn phá, dịch vụ, thương nghiệp là chủ yếu, phụ thuộc, phần lớn là cơ sở sản xuất quy mô nhỏ phục vụ sinh hoạt công cộng. Nông nghiệp sa sút, ruộng đất bỏ hoang nhiều, sức kéo trâu bò bị hủy hoại, thủy lợi kém phát triển. Hàng chục nghìn người mù chữ, hàng chục nghìn người thất nghiệp, tệ nạn xã hội phổ biến…

Vấn đề cấp bách đầu tiên chính là giữ gìn trật tự an ninh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài viết trên Báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam, ngày 9-10/10/1954, đã nhấn mạnh: “Hiện nay, việc quan trọng nhất của thủ đô là giữ vững trật tự, an ninh. Có giữ vững trật tự an ninh, thì nhân dân thủ đô mới an cư, lạc nghiệp. Giữ gìn trật tự an ninh trước hết là công việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng nhân dân”.

Toàn bộ tài sản của nhà nước đã được cán bộ, chiến sĩ quý trọng và giữ gìn chu đáo, khi bộ đội bàn giao lại các công sở cho các cơ quan nhà nước không thiếu một vật nhỏ, thậm chí cái bàn, cái ghế, trong đó lúc vào đặt ở đâu, lúc ra vẫn ở nguyên đó”

Người kêu gọi: “Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ gái trai, bất kỳ làm việc gì, đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự an ninh, vì trật tự an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích bản thân của mọi người. Mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi, côn đồ sẽ lòi mặt ra và sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quần chúng”.

Trong bối cảnh tình hình còn rất phức tạp, tệ nạn xã hội tràn lan, các lực lượng phản động do địch cài cắm tìm cách chống phá, gây bất ổn, thì việc bộ mặt của thủ đô những ngày tháng đầu tiên sau khi được giải phóng giữ được ổn định, an ninh trật tự cơ bản được giữ vững, là một thành công lớn của Đảng ủy tiếp quản, Đảng bộ Hà Nội, Ủy ban Quân chính thành phố, của các lực lượng công an, bộ đội và của toàn dân. Niềm tin vào cuộc sống mới của người dân Hà Nôi bước đầu được củng cố và tăng lên.

Đồng chí Vương Thừa Vũ đánh giá kết quả công tác bảo vệ trật tự, an ninh sau những ngày tiếp quản: “Toàn bộ tài sản của nhà nước đã được cán bộ, chiến sĩ quý trọng và giữ gìn chu đáo, khi bộ đội bàn giao lại các công sở cho các cơ quan nhà nước không thiếu một vật nhỏ, thậm chí cái bàn, cái ghế, trong đó lúc vào đặt ở đâu, lúc ra vẫn ở nguyên đó”.

Công việc thứ hai là xây dựng, củng cố, ổn định các cấp chính quyền của Hà Nội.

Khi vào tiếp quản, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban Quân chính thành phố để tiếp nhận bàn giao từ phía Pháp và chính quyền Bảo Đại tất cả cơ sở vật chất, kể cả nhân sự, để duy trì hoạt động mọi mặt của thành phố trong những ngày đầu. Sau gần một tháng ổn định tình hình, ngày 4-11-1954, Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội được thành lập do bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch. Tiếp đó, hệ thống chính quyền từ thành phố đến cơ sở cũng được thiết lập, kiện toàn.

Bộ đội tiến về tiếp quản thị xã Hà Đông. (Ảnh: TTXVN)

Bộ đội tiến về tiếp quản thị xã Hà Đông. (Ảnh: TTXVN)

Cả Hà Nội chia ra 36 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành gồm 46 xã. Sang năm 1955, sau đợt đăng ký hộ khẩu, nội thành được điều chỉnh về tổ chức hành chính, chia thành 4 khu do Ban cán sự hành chính khu phụ trách; ở mỗi khu phố có Ban đại diện hành chính khu phố. Ở ngoại thành, sau khi cải cách ruộng đất, đã thành lập các Ủy ban hành chính huyện, mỗi xã có Ủy ban hành chính xã…

Do chiến tranh kéo dài, thời hạn chuẩn bị tiếp quản rất ngắn, tình hình rất khẩn trương, khối lượng công việc sau khi tiếp quản rất lớn, trong khi đó, phần lớn cán bộ chính quyền các cấp của Hà Nội chưa được qua đào tạo về kỹ năng điều hành, quản lý chính quyền, kinh nghiệm hầu như không có, chỉ có nhiệt tình cách mạng và tinh thần trách nhiệm, vì thế nên có nhiều bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi giải quyết công việc.

Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền thành phố chủ trương khuyến khích người dân nội ngoại thành phát huy quyền tự do, dân chủ, ý thức trách nhiệm của người công dân thủ đô, đóng góp ý kiến trực tiếp, thiết thực đối với công tác quản lý thành phố. Nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, hệ thống bộ máy chính quyền của Hà Nội ngày càng được củng cố, kiện toàn, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của thủ đô trong những năm đầu sau giải phóng.

Vấn đề thứ ba là ổn định đời sống, phát triển sản xuất

Trên cơ sở trật tự an ninh bước đầu được đảm bảo, vấn đề ổn định đời sống, khôi phục và phát triển sản xuất sau khi tiếp quản được coi là những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của Đảng bộ và chính quyền thủ đô.

Tâm lý bình thường của người dân sau thời gian dài kháng chiến gian khổ là muốn có hòa bình và cuộc sống thường nhật được ổn định, từng bước cải thiện. Đảm bảo điện và nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân là hai vấn đề được quan tâm giải quyết trước tiên. Các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy điện, nhà máy nước để bảo vệ nguồn cấp điện, nước ổn định trong những ngày chuẩn bị bàn giao-tiếp quản, là cơ sở tiền đề cho việc duy trì vận hành đảm bảo điện, nước, giao thông vận tải, bưu điện phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày của người dân sau khi đã tiếp quản. Năm 1957, sản xuất điện của Hà Nội đã tăng 32% so với năm 1955. Xí nghiệp nước lắp đặt thêm được 28 km đường ống nước, hàng trăm vòi nước công cộng.

Thời điểm tiếp quản cũng là lúc giáp hạt, vì thế, việc đảm bảo gạo và các loại lương thực khác cho hàng chục vạn người dân nội thành trở thành vấn đề rất lớn.

Thời điểm tiếp quản cũng là lúc giáp hạt, vì thế, việc đảm bảo gạo và các loại lương thực khác cho hàng chục vạn người dân nội thành trở thành vấn đề rất lớn nếu biết rằng trong những ngày chuẩn bị rút khỏi Hà Nội, kẻ địch đã ngăn cấm việc chuyên chở lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm từ ngoại thành và các tỉnh xung quanh vào nội thành. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị từ trước nên vấn đề thiếu đói cơ bản đã không xảy ra.

Để giảm bớt khó khăn cho người dân và các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngay sau ngày tiếp quản, Ủy ban Quân chính thành phố đã công bố bãi bỏ các thứ thuế như đảm phụ quốc phòng, thuế đánh vào sản xuất nhỏ và bán hàng rong. Ngân hàng quốc gia Việt Nam tiến hành thu đổi tiền Đông Dương ngay từ ngày 11-10-1954, lưu hành đồng tiền Ngân hàng nhằm ổn định thị trường tiền tệ.

Để khôi phục nền kinh tế, thương nghiệp, dịch vụ nhỏ bé, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, chính quyền thành phố chủ trương phục hồi thế mạnh của Hà Nội là thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh, từ cơ sở đó, khôi phục và phát triển các ngành nghề khác.

Sau khi tiếp quản, toàn thành phố chỉ có khoảng 1.500 cơ sở sản xuất (chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp) với khoảng 5.000 nhân công, trong đó có 6 xí nghiệp cơ khí, thì đến năm 1957, Hà Nội đã có 45 xí nghiệp quốc doanh với hơn 9.000 công nhân. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Thương nghiệp quốc doanh được ví như bà nội trợ của xã hội, ngày càng chiếm lĩnh thị trường, đóng vai trò điều tiết hoạt động mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống. Các hợp tác xã mua bán, tổ mua bán lưu động, kinh tiêu đại lý phát triển nhanh chóng, góp phần bình ổn giá lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác trên thị trường.

Nông nghiệp Hà Nội trước giải phóng ở trong tình trạng diện tích ruộng để hoang hóa khá nhiều, năng suất lúa và hoa mầu thấp, mất mùa, đói kém thường diễn ra. Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp Đảng bộ, chính quyền thủ đô, nhất là các huyện ngoại thành, diện tích đất trồng trọt ngày càng tăng, năng suất từng bước được nâng cao. Chăn nuôi được đẩy mạnh. Sau cải cách ruộng đất và thực hiện sửa sai, giai cấp địa chủ cơ bản bị đánh đổ, hàng chục nghìn mẫu ruộng, hàng nghìn con trâu bò và nông cụ được chia cho nông dân sản xuất. Nông dân bắt đầu đi vào con đường làm ăn tập thể.

Cùng với công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân, ổn định đời sống, phát triển sản xuất, Đảng bộ, chính quyền Hà Nội trong những tháng năm đầu sau giải phóng đã lãnh đạo, chỉ đạo các tầng lớp nhân dân thủ đô phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, cải tạo, xây dựng, mở rộng giao thông vận tải… làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi nhanh chóng, xứng đáng là thủ đô của nước Việt Nam mới, văn minh, giàu mạnh, yên bình.

Trình bày: NGỌC DIỆP
Ảnh: TTXVN



Nguồn: https://nhandan.vn/giai-phong-thu-do-va-nhung-van-de-dat-ra-post832145.html

Cùng chủ đề

BIDV giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3

BIDV triển vừa khai chương trình giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, với tổng quy mô dư nợ áp dụng giảm lãi suất là 100.000 tỷ đồng. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Ủy viên HĐQT BIDV Trần Xuân Hoàng trao 1 tỷ đồng ủng hộ Hải Phòng khắc phục hậu quả thiên tai Theo đó, tổng quy mô dư nợ áp dụng giảm lãi suất là 100.000 tỷ...

Ông Donald Trump tuyên bố không có ý định tái tranh cử vào năm 2028

Trả lời phỏng vấn của nhà báo Sharyl Attkisson về khả năng tái tranh cử vào năm 2028, ông Trump chia sẻ: "Không, tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ điều đó sẽ không xảy ra."   Ngày 22/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không nghĩ rằng mình sẽ tái tranh cử tổng thống vào năm 2028 nếu không thành công trong nỗ lực trở lại Nhà Trắng năm nay. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Sharyl Attkisson...

Dồn lực thi công vượt tiến độ Dự án cao tốc Quảng Ngãi

Dồn lực thi công vượt tiến độ Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn Các đơn vị thi công Dự án cao tốc đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang tăng cường nhân sự, thiết bị, tổ chức thi công 3 ca 4 kíp để kịp hoàn thành vào cuối năm 2025, vượt tiến độ 8 tháng so với hợp đồng. Các đơn...

Vốn ngoại đổ bộ vào bất động sản phía Nam

Nguồn vốn ngoại liên tục đổ bộ vào thị trường bất động sản phía Nam, kéo theo sự ra đời của hàng loạt dự án bất động sản mới trong những tháng cuối năm 2024 và thời gian tiếp theo. Vốn ngoại đổ bộ Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện...

Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão

Gần 100% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại những tỉnh, thành phố nơi bão Yagi đi qua đang tập trung khắc phục hậu quả, đưa hoạt động sản xuất trở lại trạng thái bình thường. Tập trung ổn định sản xuất Các nhà máy sản xuất hàng dệt và may mặc thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) bị ảnh hưởng bởi bão...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hang động dài nhất châu Á tiếp tục được khám phá

Hang Shuanghe có chiều dài 409,9km, là hang động dài nhất ở châu Á và dài thứ 3 trên thế giới, đây cũng là hang động dolomite (một loại đá trầm tích carbonate) dài nhất thế giới. Các nhà khoa học Trung Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ cùng nhiều nước đã tập trung tại hang Shuanghe - hang động được biết đến là dài nhất châu Á, ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, để...

Chủ quyền không gian mạng và trí tuệ nhân tạo – hai thành phần quan trọng bảo đảm sự đột phá của cách mạng...

Những quan điểm chiến lược trong bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa là nền tảng trong lý luận và thực tiễn, thể hiện tầm nhìn phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả Hoa Kỳ

Các đại biểu bày tỏ xúc động được tham dự cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, chia sẻ những tình cảm đặc biệt và sự ủng hộ Việt Nam dưới các hình thức khác nhau qua các thời kỳ. Cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo Đảng Cộng sản, tổ chức cánh tả và bạn bè Hoa Kỳ. Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 22/9, trong...

Chủ quyền không gian mạng và trí tuệ nhân tạo

Để bảo đảm cho sự thành công của chiến lược nêu trên, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng phải được khẳng định và bảo vệ. Bên cạnh đó, sự đột phá của Việt Nam trong kỷ nguyên mới đến từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong không gian số, mà trong đó trình độ phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo do Việt Nam phát triển có vai trò...

Tăng cường hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

NDO - Chiều 22/9, tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi Tọa đàm “Hợp tác phát triển Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Toạ đàm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT và Tập đoàn đầu tư Rosen Partner (Hoa Kỳ) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.   Tổng Bí thư,...

Bài đọc nhiều

Các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân phát huy truyền thống yêu nước, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long và Hồ Đức Phớc; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 12 tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn. Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Sau đại...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm Cuba

Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm Cuba

Tham gia đoàn, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Ðảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Bí thư Trung ương Ðảng: Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Ðảng; Lê Hoài Trung, Trưởng Ban...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã...

Thủ đô Hà Nội – cánh cửa giao lưu quốc tế

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đánh chiếm Bắc Kỳ, chinh phục Hà Nội thì nơi đây, mặc dầu bộ mặt thành phố ít nhiều thay đổi với những công trình hiện đại nhưng quan hệ với bên ngoài hầu như bị khép mình với số phận một thành phố “nhượng địa” mà người nước...

Cùng chuyên mục

Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự...

Thủ đô Hà Nội – cánh cửa giao lưu quốc tế

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đánh chiếm Bắc Kỳ, chinh phục Hà Nội thì nơi đây, mặc dầu bộ mặt thành phố ít nhiều thay đổi với những công trình hiện đại nhưng quan hệ với bên ngoài hầu như bị khép mình với số phận một thành phố “nhượng địa” mà người nước...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm Cuba

Tham gia đoàn, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Ðảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Bí thư Trung ương Ðảng: Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Ðảng; Lê Hoài Trung, Trưởng Ban...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã...

Các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân phát huy truyền thống yêu nước, tạo bước phát triển đột phá, nhanh và bền vững

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long và Hồ Đức Phớc; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 12 tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn. Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Sau đại...

Mới nhất

Mưa lớn, hơn 9.000 học sinh ở Hà Tĩnh phải nghỉ học

TPO - Tại Hà Tĩnh, trong sáng 23/9, nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học do mưa lớn. Một số tuyến giao thông bị ngập cục bộ. Sáng 23/9, ông Nguyễn Trường Giang - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, trước diễn biến mưa lớn trên địa bàn có 17 điểm trường tại 5 xã vùng thấp...

Tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện

(MPI) – Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/9 đến ngày 20/9/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Dự thảo...

Ứng viên đi ngủ sớm vì nghĩ thất bại và các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gây bất ngờ

Trong đêm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1948, ông Truman đi ngủ sớm khi tin rằng bản thân thất bại trước đối thủ Dewey. Vào 4h sáng, các nhân viên Mật vụ đánh thức ông dậy để báo tin chiến thắng... Dưới đây là 3 cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ gây bất ngờ nhất trong thế...

TKV: Công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Công ty Tuyển than Cửa Ông và Công ty Chế biến than...

Sáng 20/9, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tổ chức hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Công ty Tuyển than Cửa Ông -TKV và Công ty Chế biến than Quảng Ninh - TKV. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Ngô Hoàng Ngân dự và...

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3

Sáng 20/9, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (Yagi). Tại hội nghị, đã có hơn...

Mới nhất