Trang chủSự kiệnGiải phóng Thủ đô Hà Nội: Từ thành phố tiêu dùng đến...

Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Từ thành phố tiêu dùng đến thành phố xanh màu áo thợ

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội và các tỉnh miền bắc nhưng giới tư bản Pháp dự báo, sớm muộn chính phủ Pháp sẽ thất bại, phải dời khỏi Việt Nam nên họ không bỏ tiền xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới. Một số chủ còn bán lại cho các nhà tư sản người Việt. Và ngày ấy đã đến. Thua trận ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, ê chề rút quân khỏi Việt Nam và Đông Dương.

Ngày 10/10/1954, các cánh quân của bộ đội ta đã tiến về giải phóng Thủ đô trong sự hân hoan của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên Hiệp định Genève đã bị các thế lực quốc tế và chính quyền Ngô Đình Diệm xé bỏ, tổng tuyển cử năm 1956 đã không diễn ra, đất nước tạm chia cắt làm hai miền.       

Năm 1958, miền bắc lựa chọn con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng cơ sở vật chất cho thời kỳ quá độ, nhà nước đã chủ trương “ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”.  Ở biên giới phía bắc, Nhà máy Apatit được xây dựng ở Lào Cai, ở Thái Nguyên là cả khu liên hợp luyện gang thép, còn tại thành phố Việt Trì bên ngã ba sông là khu công nghiệp với các nhà máy hóa chất. Xuôi về đồng bằng có Nhà máy đường Vạn Điểm, Nhà máy dệt Nam Định

Nhưng Hà Nội được xác định sẽ trở thành trung tâm công nghiệp của miền bắc. Tại triển lãm Quy hoạch phát triển kinh tế Hà Nội tháng 11/1959, sau khi tham quan và nghe giới thiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Hà Nội phải phát triển kinh tế, xã hội để nhân dân ta tự hào, để cho thế giới thấy Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của nước xã hội chủ nghĩa”.

Hà Nội từ năm 1945-1954 có diện tích nhỏ hẹp chỉ 150km2. Để tạo điều kiện cho Thủ đô có đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp, năm 1961, Quốc hội khóa 2 đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính, nhập nhiều xã ngoại ô vào nội thành, sáp nhập các xã, huyện của tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh thành huyện ngoại thành.

Từ năm 1958 cả Hà Nội như một công trường lớn. Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp hình thành ở ngoại ô, phía Đông Nam, khu vực Lương Yên có Nhà máy Xay xát, Lò mổ; phía nam có Nhà máy Cơ khí Mai Động. Xí nghiệp Bánh kẹo Hải Hà, Nhà máy Hoa quả xuất khẩu, nhưng lớn nhất là Nhà máy Dệt 8-3 ở phố Minh Khai. Nhà máy này bắt đầu xây dựng từ năm 1960, khánh thành năm 1965. 

Cán bộ-công nhân viên khôi phục Nhà máy Điện Yên Phụ sau những trận ném bom của máy bay Mỹ. (Ảnh: Văn hóa EVN)

Nhà máy Bia Hommel – Tiền thân của Habeco.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy bòng đèn phích nước Rạng Đông, Hà Nội (28/4/1964).

Ở phía tây, trên đường Nguyễn Trãi có Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng Hà Nội (gọi là khu Cao-Xà -Lá), Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông. Gần Cầu Mới có Nhà máy Cơ khí Hà Nội (hay Nhà máy Công cụ số 1) khánh thành năm 1958 với hơn 1.000 công nhân chia nhau làm 3 ca. Một khu tập thể rất lớn nằm đối diện cổng nhà máy mọc lên và khi tan ca, công nhân qua đường về nhà khiến các ông lái tầu điện tuyến Bờ Hồ-Hà Đông phải dậm chuông liên tục. Cũng trên trục đường Nguyễn Trãi có Xí nghiệp giầy của Quân đội (năm 1961 đổi thành Nhà máy Cao su Thụy Khuê, năm 1978 đổi thành Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình).

Năm 1961 Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội ở làng Chèm khánh thành, Nhà máy Chế tạo Biến thế ở  phố Trần Nguyên Hãn. Trong năm 1962, Nhà máy Cơ khí Quang Trung trên đường Giải Phóng ra đời. Bên cạnh các cơ sở công nghiệp mới, các nhà máy trước đó của chủ Pháp nay thành tài sản nhà nước đã phục hồi sản xuất như: Nhà máy sửa chữa ô-tô Aviat (đổi tên thành Nhà máy ô-tô Ngô Gia Tự – phố Phan Chu Trinh). Các Nhà máy Cơ khí Đồng Tháp ở phố Hàng Tre, Nhà máy Thuộc da phố Thụy Khuê, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân phố Ngô Thì Nhậm-Hòa Mã và rất nhiều nhà máy, xí nghiệp khác hoạt động với tư thế mới, cung cách quản lý mới.

Năm 1957 trên nền cũ của Nhà máy Diêm cuối phố Bà Triệu đã mọc lên một cơ sở sản xuất đồ sộ đó là Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, được ví là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Tiếp đó là Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà ở phố Lý Thường Kiệt với các sản phẩm mực Cửu Long, bút máy Trường Sơn, giấy viết. Cùng với các nhà máy lớn, hàng loạt các xí nghiệp cũng ra đời gồm: Xí nghiệp giấy, pháo Trúc Bạch, xí nghiệp nhựa ở phố Hai Bà Trưng…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà máy dệt 8-3 Hà Nội nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1965. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy diêm Thống Nhất Hà Nội (16/8/1956).

Thăm Nhà máy cao su, xà phòng và thuốc lá Hà Nội, Người xem suất ăn bồi dưỡng giữa ca của công nhân (26/1/1961). (Ảnh: hochiminh.vn)

Trong hai giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (1965-1968, 4/1972-12/1972), Hà Nội vẫn “lấp hố bom mà dựng lò cao”. Cuối năm 1964 khánh thành Xí nghiệp Sửa chữa ô-tô 3-2. Năm 1965, Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu đi vào sản xuất. Năm 1968 có Nhà máy Mỳ Chùa Bộc, năm 1970 có Nhà máy Điện cơ Thống Nhất ở phố Nguyễn Đức Cảnh. Sau khi Mỹ ký Hiệp định Paris rút quân khỏi Việt Nam năm 1973, ở Hà Nội lại mọc thêm các nhà máy mới. Năm 1974, có Nhà máy Bi-Xích-Líp ở huyện Đông Anh, Nhà máy sợi Minh Khai.

Tính từ năm 1954-1975, năm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại Hà Nội có 36 nhà máy lớn, vài chục xí nghiệp, sử dụng hàng vạn công nhân. Từ một thành phố tiêu thụ, Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp của miền bắc, đường phố Hà Nội xanh mầu áo thợ. Đêm đêm công nhân đạp xe đi làm ca ba dưới ánh đèn đường đông như trẩy hội.  Họ không còn nai lưng làm giầu cho các chủ tư bản, họ “làm việc bằng hai vì miền nam ruột thịt”. Và Hà Nội đã trở thành điểm tựa, niềm tin vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sau năm 1975, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp…, dần được chuyển ra khu vực ngoại thành, vừa để giảm ô nhiễm môi trường, vừa để dành quỹ đất và không gian cho sự phát triển Hà Nội thành một thủ đô văn minh, hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Có thể nói, “thành phố màu áo thợ” Hà Nội từ 1954-1975 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, chi viện cho miền nam đánh thắng quân xâm lược, non sông thu về một mối.

Ngày hôm nay, nhiều nhà máy đã bị phá dỡ, từ nơi đây mọc lên chung cư cao tầng, trung tâm thương mại sầm uất, song vẫn còn một số nhà máy trong đó có nhà máy xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Mong rằng, những người có trách nhiệm hãy giữ lại những công trình này, vì đó là di sản công nghiệp, một tài sản quý có thể cải tạo biến thành sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa.  

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/Giai-phong-Thu-do-tu-thanh-pho-tieu-dung-den-den-thanh-pho-xanh-mau-ao-tho/index.html

Cùng chủ đề

Những hình ảnh tư liệu đặc biệt, gây nhiều xúc động

Trong khuôn khổ Chương trình “Ký ức mùa thu” tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), ngày 6-10 diễn ra sự kiện ra mắt cuốn sách ảnh “Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về” (NXBĐHQG Hà Nội). Cuốn sách không những mang đến cho người xem nhiều tư liệu trực quan quý giá về tiến trình tiếp quản, giải phóng Thủ đô mà còn truyền cảm hứng lịch sử từ mùa thu 65...

Thủ đô Hà Nội cánh cửa giao lưu quốc tế

GS, TS, NGND Vũ Dương Ninh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội   Bài viết đăng tại : Kỷ yếu "Hội thảo 60 năm giải phóng Thủ đô thành tựu, thời cơ, thách thức và phát triển" tháng 10/2014, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ thành phố Hà Nội. Thăng Long - Kẻ Chợ một trung tâm thương mại Từ thế kỷ XVII - XVIII, Thăng Long đã trở thành một trung tâm thương mại,...

Gặp mặt 33 phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô

Ngày 3-10, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình gặp mặt phụ nữ tiêu biểu tham gia kháng chiến và tiếp quản Thủ đô nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tới dự có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc...

Tầm vóc của Ngày Giải phóng Thủ đô mãi là nguồn cổ vũ to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển...

Tại cuộc gặp mặt tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong và gia đình chính sách, người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp, sáng 3-10, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã có bài phát biểu quan trọng. Qua đó khẳng định, cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân,...

Nhiều sự kiện đặc sắc đón chờ du khách tại Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

Chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài” được kỳ vọng làm sống lại một phần hình ảnh của Thủ đô Hà Nội cùng các hoạt cảnh, bài múa, tiết mục trình diễn thời trang, nhằm tái hiện một Hà Nội - Thủ đô anh hùng, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, không ngừng đổi mới, phát triển và hội nhập. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland

NDO - Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Ireland Simon Harris chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu, Đổi mới và Khoa học Ireland. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) 1. Trong...

Nhiều bệnh viện tuyến trên chuyển giao kỹ thuật cao cho các cơ sở y tế của Bắc Kạn

Đoàn công tác do GS,TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế làm trưởng đoàn có sự tham gia của lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc và đại diện nhiều bệnh viện tuyến trung ương. Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, việc chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ương cho các địa phương đã được Bộ Y tế triển khai từ lâu và đạt được nhiều kết quả...

Thanh khoản tăng vọt, VN-Index giảm tiếp hơn 9 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng vọt so với phiên trước, đạt hơn 22.040,90 tỷ đồng. Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 8 mã tăng, 2 mã đứng giá và 20 mã giảm. Trong đó, VPB tăng 1,52% lên 20.000 đồng/cổ phiếu, SSB tăng 1,42% lên 17.800 đồng/cổ phiếu. Các mã: CTG, HDB, SHB, STB, VJC, VNM tăng nhẹ. Hai mã dừng ở tham chiếu gồm: MSN, TPB. Ở chiều...

[Ảnh] Thường trực Chính phủ làm việc với những doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia

NDO - Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với những doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện gần 30 doanh nghiệp, nhà thầu...

[Ảnh] Tri ân các lực lượng tham gia giải phóng Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

NDO - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 3/10, tại Hà Nội, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh, cựu...

Bài đọc nhiều

Ông Trump cảnh báo “thảm họa toàn cầu” sau khi Iran tấn công tên lửa Israel

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/10 đã chỉ trích Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris vì cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel, đồng thời cho rằng nếu bà Harris đắc cử vào tháng 11, điều đó sẽ dẫn đến sự hỗn loạn quy mô lớn trên thế giới.   "Tôi đã nói về Thế chiến III trong một thời gian dài và tôi không muốn đưa ra dự đoán bởi...

Đánh thức di sản ‘miền mây trắng’

Xứ Đoài là từ chỉ vùng đất phía Tây Thủ đô, nơi có đỉnh Ba Vì quanh năm mây trắng. Nhà thơ Quang Dũng, người con của vùng đất này đã viết: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương”. Trong văn hóa Việt Nam, không phải vùng đất nào cũng coi là vùng đất “văn hiến”. Văn hiến dùng để gọi những vùng đất có truyền thống lịch sử-văn hóa lâu đời,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về giai đoạn nước rút kiến tạo kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, với Việt Nam, đây là thời kỳ, cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút để kiến tạo kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chiều 2/10, tại thủ đô Dublin (Ireland), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm Trường Đại học Trinity Dublin. Đại học Trinity Dublin là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời và danh tiếng...

Phía sau những khoảnh khắc lịch sử

“Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về” trong âm hưởng chất chứa những dồn nén đến vỡ òa của một “Hà Nội vang tiếng quân ca” 70 năm về trước (10/10/1954 - 10/10/2024), chúng tôi tìm đến những thước phim tư liệu của đạo diễn nổi tiếng Roman Carmen, đang được họa sĩ, nhà quay phim Lưu Quốc Vinh lưu giữ. Những thước phim mang tên Việt Nam (Việt Nam trên đường thắng lợi...

Ký ban hành kế hoạch Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tham dự sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô sẽ có khoảng 3.000 đại biểu gồm các đại diện lãnh đạo Trung ương; lãnh đạo thành phố Hà Nội; đại biểu quốc tế; đại biểu Công dân Thủ đô ưu tú…   Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 286/KH-UBND về việc tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày...

Cùng chuyên mục

Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland

NDO - Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Ireland Simon Harris chứng kiến Lễ ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về giáo dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu, Đổi mới và Khoa học Ireland. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) 1. Trong...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chứng kiến lễ trao các văn kiện với Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Ireland. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3.10, tại thủ đô Dublin, ngay sau cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Ireland

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, sáng 3/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Ireland Simon Harris. Trong không khí chân thành, hữu nghị và cởi mở, hai lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi về các định hướng hợp tác và biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị...

Những hình ảnh tư liệu đặc biệt, gây nhiều xúc động

Trong khuôn khổ Chương trình “Ký ức mùa thu” tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), ngày 6-10 diễn ra sự kiện ra mắt cuốn sách ảnh “Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về” (NXBĐHQG Hà Nội). Cuốn sách không những mang đến cho người xem nhiều tư liệu trực quan quý giá về tiến trình tiếp quản, giải phóng Thủ đô mà còn truyền cảm hứng lịch sử từ mùa thu 65...

Thủ đô Hà Nội cánh cửa giao lưu quốc tế

GS, TS, NGND Vũ Dương Ninh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội   Bài viết đăng tại : Kỷ yếu "Hội thảo 60 năm giải phóng Thủ đô thành tựu, thời cơ, thách thức và phát triển" tháng 10/2014, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ thành phố Hà Nội. Thăng Long - Kẻ Chợ một trung tâm thương mại Từ thế kỷ XVII - XVIII, Thăng Long đã trở thành một trung tâm thương mại,...

Mới nhất

Hội thảo Doanh nghiệp và thế hệ trẻ trước làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo và công nghệ bán dẫn

(MPI) - Trong khuôn khổ các sự kiện của Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và (Innovate Viet Nam 2024) và Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 01/10/2024 đã diễn ra Hội thảo Doanh nghiệp và thế...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chứng kiến lễ trao các văn kiện với Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Ireland. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3.10, tại thủ đô Dublin, ngay sau cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Hợp tác văn hóa giữa Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội với Đô thị cổ Provins

Ngày 01/10, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Đô thị cổ Provins - Pháp đã ký kết thỏa thuận hợp tác để cùng nhau thực hiện các chương trình, dự án hợp tác văn hóa với...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Ireland

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, sáng 3/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Ireland Simon Harris. Trong không khí chân thành, hữu nghị và cởi mở, hai lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao...

Những tình huống học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học

TPO - Theo quy định, học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp. Tuy nhiên, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, có 2 tình huống học sinh được phép sử dụng điện thoại di động trong giờ học. Ngày 3/10, tại...

Mới nhất