Trang chủDestinationsNinh ThuậnGiải phóng nguồn lực, tận dụng cơ hội mới để phát triển

Giải phóng nguồn lực, tận dụng cơ hội mới để phát triển

Tại phiên thảo luận sáng 1/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình, làm rõ nhiều vấn đề được các đại biểu quan tâm như chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, việc quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công…

Xử lý nghiêm công ty bảo hiểm vi phạm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, năm 2022, việc điều hành kinh tế – xã hội đã thành công rực rỡ. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,02%; thu ngân sách vượt so cùng kỳ 15,7% và vượt dự toán 28,6%; bội chi ngân sách dưới 4%. CPI, tức chỉ số lạm phát là 3,15% và nợ công giảm xuống chỉ còn 38%; nợ Chính phủ 34,7% GDP.

Giải trình về việc lập dự toán không sát dẫn đến số vượt thu cao, Bộ trưởng Tài chính cho biết, thời điểm lập dự toán là tháng 9/2021, là giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát. Thời điểm đó tăng trưởng âm, thu ngân sách âm so với cùng kỳ. Dự toán ngân sách phù hợp với bối cảnh thời điểm đó.

Tuy nhiên đến năm 2022, nước ta đã chống dịch thành công, tăng trưởng đạt 8,02% cả năm. Từ đó vượt thu ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ rõ, dầu thô vượt thu so với dự toán là do tăng giá dầu và tăng sản lượng. Bên cạnh đó, tăng cường kê khai và tăng thu từ chuyển nhượng bất động sản; thu nội địa cũng tăng… “Những kết quả trên cho thấy, vấn đề tài khóa năm 2022 tương đối thành công”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Liên quan đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sau khi Quốc hội có Nghị quyết 43/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về miễn giảm thuế, theo đó đã có nhiều chính sách như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế bảo vệ môi trường 50%… Bên cạnh các chính sách miễn giảm thuế, Chính phủ còn thiết kế các chính sách kích cầu, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, hệ thống đường cao tốc… thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế.

Liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, vừa qua có những tồn tại trong vấn đề liên kết giữa ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm (ngân hàng thương mại ký hợp đồng với công ty bảo hiểm nhằm bán bảo hiểm cho khách hàng thông qua ngân hàng giới thiệu để hưởng hoa hồng). Các hợp đồng dài hạn chưa rõ ràng, người mua thường thua thiệt khi khiếu kiện…

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, xử lý nghiêm những ngân hàng và công ty bảo hiểm vi phạm. Bộ Tài chính đang tham mưu xây dựng nghị định và thông tư để thực hiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Trong đó, tập trung vào nguyên tắc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm rõ ràng hơn, ngắn hơn, trọng tâm hơn, làm rõ quyền lợi, thời hạn và nghĩa vụ của các bên; quy định gói định mức tối đa chi thưởng, quy định các vấn đề về chi đại lý, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Tạo chuyển biến tích cực trong giải ngân đầu tư công

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2022, tình hình kinh tế thế giới rất khó khăn, nhưng các số liệu, chỉ tiêu cao hơn so với số đã báo cáo với Quốc hội. Đây là tín hiệu rất tích cực, kết quả này rất đáng trân trọng, tự hào; được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và đặc biệt được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ.

Về tình hình kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2023, Bộ trưởng đánh giá, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, hệ thống pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên trong quá trình chuyển đổi có mâu thuẫn, chồng chéo hay xung đột, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ là không tránh khỏi. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời và điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên một số hạn chế như: năng lực chống chịu và ứng phó trước các biến động bên ngoài, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Hậu quả dịch COVID-19 để lại hết sức nặng nề và các doanh nghiệp phải gồng mình chống chịu. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ đang có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trong xử lý công vụ.

Về một số giải pháp thực hiện nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ cơ bản đã nhận diện được những tồn tại, hạn chế, tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực, tận dụng cơ hội mới để phát triển nhằm đạt được mục tiêu cao nhất.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo có biện pháp thực thi chính sách phát triển mạnh hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động.

Về đầu tư công, Bộ trưởng nhấn mạnh, Chính phủ đã thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để, giao tất cả các quyền cho bộ, ngành, địa phương, từ khâu lựa chọn dự án đến lập dự án, chuẩn bị dự án, giải ngân đầu tư công, việc điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ làm công tác tổng hợp, rà soát.

Nêu thực tế cùng mặt bằng pháp lý nhưng địa phương này thực hiện tốt, địa phương khác chưa thực hiện tốt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, vấn đề do khâu tổ chức thực hiện. Bộ trưởng đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp quan tâm và giám sát địa phương, ngành mình, cùng với Chính phủ tạo chuyển biến tích cực hơn trong vấn đề giải ngân đầu tư công trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ tiếp tục tập trung vào các vấn đề dài hạn, trung hạn, trong đó tiếp tục thực hiện rà soát các quy định pháp luật, đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển đổi số tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, nâng cao các dịch vụ du lịch, giáo dục, y tế

Kiến nghị nhiều giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước sau 1,5 ngày làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, đã có 75 đại biểu Quốc hội phát biểu, có 13 đại biểu tham gia tranh luận. 6 Bộ trưởng đã tham gia phát biểu, giải trình thêm một số vấn đề liên quan.

Nhìn chung, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm. Các ý kiến phong phú, toàn diện, sâu sắc thể hiện tâm huyết của các đại biểu đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và các vấn đề mà đông đảo cử tri quan tâm. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các ngành các cấp và ghi nhận đóng góp to lớn của cả dân tộc, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế để vượt qua những khó khăn, thách thức năm 2022, kinh tế nước ta đạt kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Các đại biểu cũng nêu những bất cập, hạn chế nổi lên từ quý IV/2022 và những tháng đầu năm 2023, đề nghị làm rõ hơn những thách thức, triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 để định hướng điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng và các mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2023, cơ cấu lại nền kinh tế; có giải pháp tích cực để cải thiện hai chỉ tiêu quan trọng không đạt mục tiêu năm 2022, gồm năng suất lao động và tỷ trọng chế biến, chế tạo trong công nghiệp.

Các đại biểu kiến nghị nhiều giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; ngăn chặn đà suy giảm của nhiều động lực tăng trưởng, địa bàn tăng trưởng; chủ động, kịp thời hơn trong phản ứng chính sách, tăng cường hiệu quả, hiệu lực của chính sách tài khóa, tiền tệ không để xảy ra tình trạng ngân hàng dồi dào thanh khoản, vốn đầu tư ứ đọng, tồn ngân tại kho bạc, ngân hàng nhưng nền kinh tế thiếu vốn, không hấp thụ được vốn.

Cùng đó, đại biểu đề nghị, triển khai các giải pháp miễn giảm, gia hạn thuế phí, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh; các giải pháp để giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; bảo đảm cân đối cung – cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp… Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, giải ngân vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, chấm dứt việc chậm giải ngân vốn đầu tư công; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, khắc phục tình trạng né tránh trách nhiệm trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi, thông suốt cho sản xuất – kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp, người dân…

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, ý kiến thảo luận tại tổ để đưa các nội dung quan trọng về kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước và chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vào Nghị quyết chung của kỳ họp gửi đại biểu Quốc hội cho ý kiến, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Theo TTXVN/Báo Tin tức



Source link

Cùng chủ đề

Đột phá nguồn thu, tạo động lực thực hiện chính sách hỗ trợ

Số thu ngân sách nhà nước tăng trưởng tốt Thời gian qua, chính sách tài khóa đã góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đạt nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế phục hồi, tăng trưởng GDP luôn giữ ở mức dương, lạm phát được giữ vững, bảo đảm kinh tế vĩ mô.Không chỉ thực hiện tốt các chính sách miễn giảm thuế, phí hỗ...

Thuế thật sự phải là công cụ bảo vệ nền kinh tế

Cuối phiên thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) ngày 24/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Thuế VAT có phạm vi điều tiết rất rộng Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thuế VAT có phạm vi điều tiết rất rộng và đánh vào hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ nên sẽ...

Hoàn thiện thể chế tài chính: Tạo ‘đường băng’ cho doanh nghiệp ‘cất cánh’

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nhìn lại năm 2023 vừa qua, theo Bộ trưởng, đâu là dấu ấn quan trọng nhất trong công tác hoàn thiện chính sách pháp luật, đổi mới về TCTC - ngân sách nhà nước (NSNN)? - Năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm...

Sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức hoạt động

SGGPO 19/07/2023 13:08 Sáng 19-7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức lễ khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPDNRL) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhận xét, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam mặc dù đã hình thành khá lâu, nhưng mới thực sự được quan tâm và phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Những lưu ý khi gửi thực phẩm đi Canada bạn cần phải biết

Hiện nay, giao thương giữa Việt Nam và Canada ngày càng mở rộng, nhiều hàng hóa, trong đó có lương thực, thực phẩm được luân chuyển giữa hai nước. Vậy gửi thực phẩm đi Canada cần lưu ý những gì? Thực phẩm nào được phép gửi và thực phẩm nào không? hãy đọc ngay bài viết này nhé.

Làng hoa Mỹ Bình vào xuân

(NTO) Sau những ngày mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, người dân ở phường Mỹ Bình, Tp Phan Rang – Tháp Chàm lại bắt đầu không khí tất bật, rộn ràng với những công việc quen thuộc của mình như: nhổ cỏ, theo nước cho hoa, phun thuốc trừ sâu bệnh… trên các ruộng hoa chuẩn bị phục vụ thị trường hoa Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần.

Điểm đến Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ

(NTO) Được khởi công xây dựng vào cuối năm 2008 tại thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải), Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ có kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á Đông kết hợp mái chùa cổ điển Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch tâm linh. Du khách Nga đến tham quan Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ.  Du khách...

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Suối Tiên điểm du ngoạn lý tưởng

(NTO) Suối Tiên nằm ở khu vực phía Bắc của Vườn Quốc gia Núi Chúa thuộc địa phận thôn Suối Giếng, xã Công Hải (Thuận Bắc). Nơi đây có phong cảnh thái đẹp và độc đáo với nhiều tảng đá tự nhiên bằng phẳng nằm dưới thác nước đổ từ trên cao xuống, tạo cảnh quan du lịch đầy hấp dẫn. Đến Suối Tiên, du khách tận hưởng không khí trong lành, đắm mình trong dòng...

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những...

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học

Chiều 8/11, tại Trường Đại học Luật TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học. Thứ...

Mới nhất