Trang chủDestinationsQuảng NamGiải pháp xây dựng nhà bao che phục vụ tu bổ di...

Giải pháp xây dựng nhà bao che phục vụ tu bổ di tích Chùa Cầu | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(QNO) – Trong hoạt động tu bổ di tích, để không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, đảm bảo điều kiện thi công thông suốt đồng thời bảo vệ các hiện vật sau khi hạ giải, việc đầu tư xây dựng nhà bao che thi công là hết sức cần thiết. Nhà bao che có công năng đảm bảo đủ diện tích cho dây chuyền gia công tu bổ cấu kiện gỗ, khu lưu trữ hiện vật, nơi để máy móc, trang thiết bị, khu thờ tạm, khu làm việc ban chỉ huy công trường, khu nghỉ công nhân và khu tham quan cho du khách… 

Theo Điều 9, Thông tư 15/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ VH-TT&DL có quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, trong đó có những quy định về sự cần thiết phải xây dựng hạng mục này.

Như vậy, có thể thấy rằng trong hoạt động tu bổ di tích, xây dựng hạng mục phụ trợ (nhà bao che, bảo quản cấu kiện) không chỉ đơn thuần là hạng mục để che mưa che nắng cho di tích, bảo vệ môi trường mà đó còn là nhân tố quan trọng để hoạt động thi công tu bổ di tích được thông suốt, đảm bảo theo quy trình, các quan điểm và giải pháp trùng tu.

Nhà bao che để tu bổ di tích Chùa Cầu. Ảnh: Q.HẢI
Nhà bao che để tu bổ di tích Chùa Cầu. Ảnh: Q.HẢI

Tùy vào quy mô, tính chất và giá trị của từng di tích cũng như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, vị trí dân cư đông đúc hay thưa thớt mà quy mô của hạng mục nhà bao che sẽ có những phương án thiết kế phù hợp. Tuy nhiên, dù có quy mô lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp thì về cơ bản, hạng mục này phải luôn đảm bảo một số yêu cầu sau:

– Dễ thi công, lắp dựng và tháo dỡ.

– Đảm bảo dây chuyền công năng sử dụng hợp lý.

– Đảm bảo thông gió, chiếu sáng cho di tích.

– Phương án thiết kế, màu sắc phải hài hòa, phù hợp với cảnh quan xung quanh.

– Việc gia công lắp dựng không tác động và làm ảnh hưởng di tích…

Để tạo điều kiện cho du khách và người dân nắm bắt thông tin và nhìn thấy hình ảnh của di tích trong khi hoạt động tu bổ vẫn đang diễn ra, các thông tin trên sẽ được in ấn và lắp đặt tại các vị trí thuận lợi và phù hợp, đồng thời trong dây chuyền công năng tu bổ sẽ bố trí lối đi, lối tham quan cho người dân và du khách.

Cạnh đó, theo xu hướng hiện nay, các hoạt động giới thiệu, học tập, nghiên cứu, truyền nghề thường tổ chức để tuyên truyền, phát huy giá trị di tích ngay cả khi di tích đang trong quá trình thi công tu bổ, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng tầm giá trị di tích cũng như giúp cho người dân và du khách hiểu hơn về một hoạt động khoa học được tiến hành rất tỉ mỉ, khoa học, và hết sức ý nghĩa.

Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh 3D nhà bao che.
Bản vẽ mặt bằng và phối cảnh 3D nhà bao che.

Tại Việt Nam, việc xây dựng nhà bao che trong những năm gần đây dần được quan tâm bởi những giá trị mang lại và sự cần thiết của nó.

Thông thường, hạng mục này sẽ được gia công lắp dựng bằng hệ khung thép, mái lợp tôn, các khu di tích khảo cổ khi khai quật ở diện lớn thường xây dựng nhà bao che thoáng xung quanh và diện tích mái rất lớn (nhà bao che khu khảo cổ di tích Óc Eo – Ba Thê, một số di tích trùng tu tại Huế, Hà Nội), hay cùng với cách làm trên nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều, kích thước chừng 4m x 6m (trùng tu một số hạng mục tháp nhỏ trong cụm tháp tại Mỹ Sơn).

Tại một số nước phát triển như Pháp, Ý, Nhật Bản, hạng mục này được xây dựng quy mô, vật liệu sử dụng tương tự với khung giàn thép lớn, hoặc sẽ dùng hệ giàn giáo liên kết nhau.

Đặc biệt, tại Nhật Bản, một số dự án trùng tu, nhà bao che kết hợp cả vật liệu sắt, thép và gỗ (Nhật Bản là quốc gia có diện tích rừng chiếm đến 70% lãnh thổ đất nước).

Tại đó, nhà bao che là một sàn công tác, là nơi thực hiện toàn bộ các quá trình nghiên cứu, khảo sát, tháo dỡ, xử lý cấu kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tu bổ di tích, góp phần hỗ trợ vào công tác nghiên cứu, khảo sát, và thi công công trình được tiến hành tỉ mỉ, khoa học và đạt được nhiều kết quả. Đồng thời, đây cũng là nơi tổ chức triển lãm, tập huấn và các hoạt động tuyên truyền, phát huy giá trị di tích liên quan.

Bên trong bao che Chùa Cầu. Ảnh: VĂN SANG
Bên trong bao che Chùa Cầu. Ảnh: VĂN SANG

Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) là di tích mang tính biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An. Với tuổi đời gần 400 năm, lại tồn tại trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, di tích đã và đang xuống cấp nghiêm trọng.

Nhận thức được giá trị đặc biệt và ý nghĩa của dự án, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Văn hóa Hội An đã tham mưu UBND thành phố Hội An hoàn thành các thủ tục pháp lý để xây dựng phương án tu bổ khẩn cấp, toàn diện nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài cho di tích. Đặc biệt, trung tâm đã chủ động phối với đơn vị tư vấn xây dựng để đề xuất, thiết kế hạng mục nhà bao che phục vụ thi công tu bổ Chùa Cầu với mong muốn đây là mô hình thí điểm để cải tiến xây dựng các quy trình tu bổ kiến trúc gỗ tại địa phương.

Giải pháp thiết kế được đưa ra là xây dựng nhà bao che với quy mô 2 tầng: Chiều cao công trình đảm bảo vừa đủ cho không gian thi công, sắp xếp cấu kiện và các thao tác bên trong; thiết kế thông gió, chiếu sáng, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc; nhà làm việc và các hạng mục phụ trợ khác. Hạng mục nhà bao che này có bộ khung được làm bằng các cấu kiện thép vững chắc đảm bảo sức chống chịu trong điều kiện mưa bão thường xuyên xuất hiện ở Hội An vào các tháng cuối năm.

Nhà bao che được thiết kế nhiều không gian lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên, tiết kiệm chi phí điện cho công trình. Sàn công tác được làm từ vật liệu chống ẩm mốc, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho nhân công và hiện vật, nguyên vật liệu phục vụ thi công tu bổ. Công năng bố trí hợp lý cho sự di chuyển của công nhân, tính toán hợp lý nơi bố trí cấu kiện, vật liệu hạ giải và gia công.

Vị trí cây xanh trong nhà bao che được xử lý khéo léo, chừa các khoảng trống để cây xanh được chiếu sáng và phát triển bình thường, cách làm này vừa tôn trọng tự nhiên vừa tạo được tính thẩm mỹ cao cho công trường tu bổ.

Màu sắc vật liệu bao che (màu vàng và xanh ngọc) được chọn lựa hài hoà với cảnh quan xung quanh. Đặc biệt, trong hạng mục nhà bao che sẽ bố trí lối đi dân sinh, tạo điều kiện để bà con và du khách có thể thực hiện các nghi thức tín ngưỡng và tham quan di tích, điều mà rất hiếm một công trình tu bổ nào trước đây có thể làm được.

Mặt bằng mái đang lắp dựng nhà bao che Chùa Cầu. Ảnh: QUANG NGỌC
Mặt bằng mái đang lắp dựng nhà bao che Chùa Cầu. Ảnh: QUANG NGỌC

Theo kế hoạch triển khai thi công tu bổ di tích, hiện nay hạng mục nhà bao che đang được tiến hành lắp dựng và hoàn thiện. Quá trình thi công lắp dựng hạng mục này gặp rất nhiều khó khăn do đặt tại vị trí đông dân cư, địa hình phức tạp, di tích lại nằm trong khu vực I của khu phố cổ Hội An nên cần tuân thủ các quy định về giờ giấc, công tác vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, công tác quản lý rác thải vật liệu, ô nhiễm bụi, tiếng ồn từ hoạt động xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn…

Tuy nhiên, cán bộ kỹ thuật của trung tâm đã hết sức chủ động, trách nhiệm, thường xuyên phối hợp với đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát để khảo sát, xử lý những vướng mắc phát sinh, cải tiến phương pháp tổ chức thi công nhằm đảm bảo mỹ quan, an toàn lao động, ít ảnh hưởng nhất đến đời sống của người dân tại khu vực xung quanh.

Đặc biệt, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Văn hóa Hội An đã nhận được sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt tình của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương từ khi triển khai thi công cho đến nay nên đã hoàn thành các phần việc theo tiến độ đề ra. Sau khi hạng mục nhà bao che hoàn thiện, trung tâm cùng với các bên liên quan kiểm tra đánh giá hạng mục để thống nhất làm cơ sở chuẩn bị cho công tác hạ giải các hạng mục của di tích.

Bao che tu bổ một số ngôi nhà tại Hội An. Ảnh: VĂN SANG
Bao che tu bổ một số ngôi nhà tại Hội An. Ảnh: VĂN SANG

Đồng thời thực hiện nội dung hợp tác về di sản văn hóa, vào ngày 7/6/2023 Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An phối hợp với Cục Di sản văn hóa, Văn phòng JICA Nhật Bản, Viện Bảo tồn di tích và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn bảo tồn di tích kiến trúc gỗ Hội An, Việt Nam (di tích Chùa Cầu là trường hợp điển hình).

Khoá tập huấn có sự tham gia của các thành viên từ các sở, ban ngành, ban quản lý các khu di sản văn hóa, di tích… từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Trong đợt tập huấn này, các hoạt động khảo sát thực tế, nghiên cứu, thảo luận thực địa sẽ được tổ chức tại nhà bao che tu bổ di tích Chùa Cầu. Có thể nói việc xây dựng nhà bao che tu bổ di tích đảm bảo sẽ góp phần hết sức quan trọng vào kết quả tu bổ di tích Chùa Cầu trong thời gian đến.





Nguồn

Cùng chủ đề

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh ở Indonesia

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng vừa được vinh danh là "Thương hiệu xe có đóng góp lớn nhất cho Môi trường và Bền vững của Indonesia" vì những nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại đất nước vạn đảo. ...

Mẹ vợ khởi nghiệp cùng chàng rể Tây

Ở tuổi 53, bà Lê Thị Ngọc Trinh (quê Tây Ninh) khởi nghiệp cùng con rể người Pháp mở quán ăn bán các món Việt truyền thống ở TP.HCM. Bất ngờ, quán nhận được sự ủng hộ của nhiều khách nước ngoài. Câu chuyện mẹ vợ cùng chàng rể Tây - anh Timothée Rousselin (thường gọi là Tim) mở quán ăn ở Q.1 (TP.HCM) khiến nhiều người tò mò, thích thú. "Quán ăn của bà ngoại" Đó là cách mà anh Tim trân trọng và...

Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, chương trình “Tiếp cận Y tế toàn diện” là một sáng kiến quan trọng, không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt NamTheo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, chương trình “Tiếp cận Y tế toàn diện”...

Hòa Phát góp sức hồi sinh Làng Nủ và Nậm Tông của tỉnh Lào Cai

Sáng ngày 22/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà. Tập đoàn Hòa Phát đồng hành tài trợ toàn bộ tôn lợp mái cho các công trình tại hai ngôi làng với tổng kinh phí 2,6 tỷ đồng.   Dự án tái thiết hai ngôi làng được triển khai nhằm giúp người dân...

Ngôi trường hơn 39 tỷ đồng hoạt động được 9 năm thì bỏ hoang tại Hà Tĩnh

Được đầu tư hơn 39 tỷ đồng nhưng do đặt ở vị trí không trung tâm, không thể tuyển dụng được học sinh nên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sau 9 năm hoạt động đã bị bỏ hoang. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP sẵn sàng phục vụ thị trường tết

(QNO) - Hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn Quảng Nam đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Những ngày này tại Cơ sở trầm hương Kỳ Nam (thôn Bàng Tân, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc) không khí sản xuất rất nhộn nhịp, 12 nhân công ở xưởng làm việc không ngơi tay để kịp đóng những đơn hàng. Theo anh Nguyễn Đình Kỳ...

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh với niên đại trên dưới nghìn năm đã bị xuống cấp nặng nề bởi nhiều nguyên nhân sẽ được đồng loạt tu bổ trong thời gian tới để tăng sức chống chịu và phát huy giá trị di tích. Xuống cấp nặng Quảng Nam là vùng đất in đậm dấu ấn của nền văn hóa Champa, đến nay trên địa bàn tỉnh còn hiện hữu nhiều di tích Chăm đặc sắc, nổi bật...

Huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP

(QNO) - Trong năm 2024, huyện Núi Thành có 5 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) được UBND tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao. Như vậy đến nay, toàn huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm OCOP 4 sao. Chương trình OCOP tiếp tục được địa phương quan tâm, hỗ trợ. Các chủ thể OCOP triển khai chương trình đạt hiệu quả. Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sau...

Gần 40 gian hàng sản phẩm OCOP, làng nghề trưng bày tại Hội nghị du lịch nông thôn quốc tế

(QNO) - Bên lề Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn đang diễn ra tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An (Thăng Bình) sáng nay (10/12), gần 40 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm du lịch, làng nghề, làng du lịch Quảng Nam và một số địa phương trong cả nước cũng được giới thiệu đến đại biểu, du khách. Các sản phẩm của Quảng Nam gồm:...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu ấn bản địa trong sản phẩm Năm 2024, trên địa bàn Hội An có 7 sản phẩm được công nhận đạt...

Bài đọc nhiều

Chả bê ống tre – món quen mà lạ | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Là một trong những món ăn đặc sản quen thuộc và nổi tiếng của xứ Quảng, nhưng qua bàn tay khéo léo của anh Trương Thanh Hiên, chả bê Cầu Mống trở nên mới lạ, ấn tượng và hấp dẫn bao thực khách… ...

Vương triều Indrapura ở vùng Quảng Nam xưa | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) - Xét về mặt lịch sử, các biến cố giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9, với những cuộc xâm lăng của Java ở vùng ven biển Đông Nam Á, đã dẫn đến sự suy vong của một vương triều của Champa vốn tồn tại nhiều thế kỷ...

Món ram tôm đất xứ Quảng | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Ở Quảng Nam có một món ăn mà ta dễ gặp bất kỳ đám giỗ nào từ quê ra đến phố, đó là món ram tôm đất. Ram tôm đất Quảng Nam là món ăn mà ai dù không khéo tay cũng có thể làm được bởi chỉ cần có...

Siva giáo và Phật giáo ở vùng Quảng Nam thế kỷ 10 | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(ĐS 21/6) - Dấu ấn của Siva giáo và Phật giáo ở vùng Quảng Nam thế kỷ 10 vẫn còn lưu dấu trên những văn khắc ở các khu di tích Chăm. ...

Truy tìm người bị tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Công an tỉnh thông báo truy tìm ông Trần Ngọc Hải (SN 1988, trú tổ 4, Sơn Phô 2, phường Cẩm Châu, TP.Hội An) đã có hành vi lừa đảo chiếm tài sản, sau đó bỏ trốn khỏi địa phương. ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Mới nhất

Trường ĐH Lạc Hồng đưa vào hoạt động phòng thực hành vi mạch bán dẫn

(NLĐO)- Để chuẩn bị cho việc đi vào hoạt động phòng thực hành vi mạch bán dẫn, trường đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác...

Sức mua tăng mạnh từ chương trình kích cầu

Tháng khuyến mại Hà Nội 2024 đã chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại với mức ưu đãi lên đến 100%, tại hệ thống chuỗi các cửa hàng thuộc mọi lĩnh vực kinh tế và 50 "Điểm vàng" khuyến mại là các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Sau chưa đến một tuần...

Những dấu chân khát vọng của Sao Vàng đất Việt – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Thêm 200 thương hiệu Việt tiêu biểu cho khát vọng vươn mình của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được vinh danh trong Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024. Trên hành trình bước vào kỷ nguyên mới của đất nước, dấu chân Sao Vàng đất Việt chưa bao giờ vắng bóng ở những điểm trọng yếu.Khát...

Tỷ lệ chuyến bay đúng giờ của Vietnam Airlines vượt trội so toàn ngành

Trong 11 tháng năm 2024, Vietnam Airlines đạt tỷ lệ cất cánh đúng giờ (OTP) cao gần 82%. Kết quả này cao hơn đáng kể so mức trung bình 73,7% của toàn ngành hàng không Việt Nam. Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024, Vietnam Airlines đã khai thác...

Sương sớm trên suối Tía

Mỗi sáng sớm dưới màn sương mỏng bốc lên từ mặt hồ dã biến suối Tía thành'' cõi thiên thai " mà một khi đã đặt chân đến đây bất kỳ du khách nào cũng muốn lưu lại cho mình những khỏng khắc đặ biệt này Tác giả: Phạm Quốc Thắng Tác phẩm dự thi Cuộc thi ảnh và video Happy...

Mới nhất