Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốGiải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng và mật...

Giải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng và mật mã quốc gia để bảo vệ “vùng lãnh thổ đặc biệt”


Ngày 15/6, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “An ninh mạng và mật mã trong nền an ninh quốc gia”.

Hội thảo nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về an ninh mạng, vấn đề quản trị an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia Việt Nam và thế giới, nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng.

Đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo: GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25. (Nguồn: BTC)
Đoàn chủ tịch điều hành Hội thảo: GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương; TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25. (Nguồn: BTC)

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội thảo gồm: GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25. Hội thảo có sự tham gia của hơn 300 đại biểu đến từ gần 30 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và trên 50 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.

Đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành hiện diện tại Hội thảo gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Thông tin – Truyền thông và một số cơ quan thuộc Bộ; đại diện lãnh đạo và các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư lệnh 86-Bộ Quốc Phòng, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục An ninh nội địa-Bộ Công an, Cục An ninh mạng quốc gia, Trung tâm Công nghệ thông tin-Văn phòng Chính phủ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các trường Đại học, Học viện khác.

Hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu là lãnh đạo Ban Cơ Yếu Chính phủ và Cục Cơ yếu các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Ban; Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa chuyên môn, các nhà khoa học, chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã; các Hiệp hội, công ty hoạt động trong lĩnh vực An toàn thông tin, An ninh mạng.

Hội thảo có sự tham dự của trên 300 đại biểu đến từ gần 30 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và trên 50 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương. (Nguồn: BTC)
Hội thảo có sự tham dự của trên 300 đại biểu đến từ gần 30 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và trên 50 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương. (Nguồn: BTC)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ khẳng định: Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh quốc gia dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng, giúp phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động…Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, việc bảo đảm an ninh quốc gia là yêu cầu tối thiết để bảo đảm hòa bình, phát triển đất nước.

Với việc xem không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt”, thì bảo mật, an ninh mạng và an toàn thông tin sử dụng kỹ thuật mật mã ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội của các quốc gia.

TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu khai mạc Hội thảo. (Nguồn: BTC)
TS. Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu khai mạc Hội thảo. (Nguồn: BTC)

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25 cho biết, Hội thảo là nhiệm vụ quốc gia, thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia”, mã số KX.04.32/21-25, thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025 của Hội đồng lý luận Trung ương, do Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ quan chủ trì.

PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang nhấn mạnh: Thời gian qua, tình hình an toàn, an ninh mạng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Năm 2022, Bộ Công an đã ghi nhận, phân tích gần 8 triệu cảnh báo, dấu hiệu hoạt động tấn công mạng. Hoạt động gián điệp mạng, phá hoại của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về chủ quyền, an ninh, chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội. Hoạt động tấn công mạng vào hệ thống thông tin trọng yếu của an ninh quốc gia nhằm phá hoại cơ sở dữ liệu, gây gián đoạn hoặc chiếm quyền điều khiển diễn ra thường xuyên hơn. Vấn đề ANM đang đòi hỏi phải tiếp tục được nhận diện, luận giải, phân tích những điểm mới về mặt lý luận và thực tiễn, tìm kiếm những phương châm, kế sách, giải pháp từ góc độ mật mã, góc độ quản trị để phòng ngừa, ứng phó, giải quyết có hiệu quả các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia phù hợp với bối cảnh mới, điều kiện mới.

Thay mặt Ban Chủ nhiệm đề tài, PGS. TS. Nguyễn Thị Trường Giang bày tỏ mong muốn, Hội thảo sẽ nhận được nhiều ý kiến thảo luận, chia sẻ, trao đổi của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, để Ban Chủ nhiệm đề tài có thêm những luận cứ, dữ liệu quý báu, chắt lọc được những nội dung tinh túy nhất về vấn đề an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng trong nền an ninh quốc gia, làm tư liệu chuẩn bị cho Văn kiện Đại hội XIV của Đảng sắp tới.

PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25 phát biểu đề dẫn Hội thảo. (Nguồn: BTC)
PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm Đề tài KX04-32/21-25 phát biểu đề dẫn Hội thảo. (Nguồn: BTC)

Hội thảo nhận được hơn 30 tham luận, báo cáo khoa học của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo.

Tại phiên trực tiếp, Hội thảo đã nghe các tham luận tiêu biểu, gồm: “Bảo đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng hiện nay” của PGS. TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng khoá XIII, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; “Mật mã trong nền an ninh Quốc gia” của TS. Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã – Ban Cơ yếu Chính phủ; “Hợp tác quốc tế và khu vực trong phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm là an ninh mạng” của Thượng tướng, PGS. TS. Nguyễn Văn Thành, Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; “Một số vấn đề đặt ra trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng” của Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Tùng Hưng, Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh 86 – Bộ Quốc Phòng; “Xu hướng tấn công mạng và giải pháp” của PGS, TS. Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông; “Đảm bảo an ninh mạng cho các trung tâm dữ liệu” của ông Trương Đức Lượng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC); “Dự báo tình hình, yếu tố tác động đến việc phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ về an ninh mạng trong thời gian tới” của ông Khổng Huy Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS); “Quan điểm và tư duy quản trị an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới” của ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tham luận tại Hội thảo, PGS. TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng đã mang lại những lợi ích to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại những thành tựu vượt bậc cho nhân loại. Tuy nhiên, với tính toàn cầu, khả năng kết nối vô hạn và tính chất phức tạp của không gian mạng đã đặt ra những thách thức rất lớn đối với an ninh của các quốc gia trên thế giới như: chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, khủng bố mạng, tội phạm mạng, bảo đảm an ninh tư tưởng trên không gian mạng… Vấn đề phát triển và làm chủ không gian mạng đã trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, được thể hiện rõ trong các quan điểm, chiến lược và hành động cụ thể của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

PGS,TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Đảm đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng hiện nay”. (Nguồn: BTC)
PGS.TS. Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Đảm đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng hiện nay”. (Nguồn: BTC)

Với tham luận “Mật mã trong nền an ninh quốc gia”, TS. Hoàng Văn Thức, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã đã khẳng định, mật mã đóng vai trò quan trọng trong nền an ninh quốc gia. Chính sách quản lý mật mã của quốc gia trên thế giới đều xác định mật mã là công cụ, phương tiện, vũ khí đặc biệt để bảo vệ thông tin cơ mật, trọng yếu. Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Ban Cơ yếu Chính phủ và Ngành Cơ yếu Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển mật mã thông qua hàng loại chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật đã được ban hành.

Trong tham luận của mình, Thượng tướng, PGS. TS. Nguyễn Văn Thành, Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an đã nêu một số định hướng giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó, xử lý các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trọng tâm an ninh mạng như: Nâng cao nhận thức về an ninh thông tin, an ninh mạng và bảo đảm an ninh thông tin, an ninh mạng; Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; Chú trọng tuyên truyền, phổ biến cho học sinh, sinh viên về các nguy cơ, các yếu tố gây mất an ninh, đe dọa gây mất an ninh thông tin; Nghiên cứu xác lập chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên không gian thông tin quốc tế; Bảo vệ và khai thác có hiệu quả tài nguyên thông tin quốc gia.

Tham luận tại Hội thảo, Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Tùng Hưng, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng như: Tăng cường tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý, bảo vệ không gian mạng quốc gia; Xây dựng phát triển không gian mạng quốc gia hiện đại, an toàn, lành mạnh, rộng khắp nhằm tạo động lực cho công cuộc chuyển đổi số, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng trong mọi tình huống…

Về “Xu hướng tấn công mạng và giải pháp”, PGS. TS. Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhấn mạnh đến sức mạnh của AI. Theo ông, AI có thế mạnh phân tích lỗ hổng bảo mật; tự động sinh mã độc, tấn công tự động, liên tục, dai dẳng; tự thích nghi để tránh bị phát hiện; tự động sản xuất nội dung… Cũng trong tham luận, PGS. TS. Trần Quang Anh đã đưa ra giải pháp về chính sách đào tạo bồi dưỡng; chính sách phát triển nên tảng, công nghệ lõi; chính sách make in Vietnam, trong đó, cần chú trọng trong đào tạo đội ngũ kỹ thuật chất lượng cao và nâng cao nhận thức cho người dùng cuối.

Trong tham luận “Đảm bảo an ninh cho Trung tâm dữ liệu”, ông Trương Đức Lượng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam (VSEC) nêu bật thực trạng rủi ro an ninh mạng và biện pháp đảm bảo an ninh mạng. Theo ông Lượng, rủi ro lớn nhất của Trung tâm dữ liệu trong đảm bảo an ninh mạng là dữ liệu của khách hàng bị can thiệp trái phép; hệ thống Trung tâm dữ liệu bị can thiệp trái phép; nội dung dữ liệu vi phạm quy định pháp luật.

Ông Khổng Huy Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) đã cung cấp những số liệu về an toàn thông tin khu vực, an toàn thông tin Việt Nam, đồng thời, chỉ ra những thách thức và đe dọa đến an ninh mạng trong phát biểu tham luận “Dữ báo tình hình, yếu tố tác động đến việc phòng ngừa, ứng phó các nguy cơ về an ninh mạng trong thời gian tới”.

Kết thúc phần tham luận Hội thảo, ông Trần Đăng Khoa, Cục Phó Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày về chủ đề: “Thực trạng quản trị an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong quá trình quản trị an ninh mạng”. Ngoài việc nêu bật thực trạng không gian mạng, thực trạng an toàn, an ninh mạng ở Việt Nam, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, quan điểm và tư duy quản trị an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới, ông Khoa còn nhấn mạnh, an toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số. Để Việt Nam tự chủ về an toàn, an ninh mạng, thì cần phải làm chủ công nghệ, giải pháp và phát triển đội ngũ chuyên gia xuất sắc về an toàn, an ninh mạng.

GS,TS. Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu kết luận Hội thảo. (Nguồn: BTC)
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu kết luận Hội thảo. (Nguồn: BTC)

Cuối cùng, trong phần tổng kết Hội thảo, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương thay mặt Ban Tổ chức gửi lời cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các học viện, doanh nghiệp… đã đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm qua những báo cáo, phát biểu tại Hội thảo.

GS.TS. Tạ Ngọc Tấn khẳng định Hội thảo thành công tốt đẹp. Hội thảo đã đưa ra giải pháp tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như: nhận thức, tư tưởng; chính sách, thể chế, hành lang pháp lý; nguồn lực con người, nguồn lực công nghệ; hợp tác quốc tế; biện pháp trong lãnh đạo, quản lý, quản trị an ninh mạng bảo đảm tính hệ thống… Ban Tổ chức Hội thảo sẽ chắt lọc những ý kiến, báo cáo của các đại biểu để phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị đang đặt ra hiện nay.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: BTC)
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Nguồn: BTC)





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Bài đọc nhiều

Cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger cực đơn giản

Bạn đang tìm cách để tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger để tránh các rắc rối do tính năng này gây ra trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ hưỡng dẫn chi tiết đến bạn cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger điện thoại iPhone và Android.

Hướng dẫn cách chèn file PDF vào Google Sheets đơn giản và hiệu quả

Biết cách chèn file PDF vào Google Sheets giúp bạn quản lý dữ liệu và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách chèn file PDF vào Google Sheets đơn giản và hiệu quả nhất.

Cách scan tài liệu bằng điện thoại Samsung không thể dễ hơn

Bạn muốn scan tài liệu trên điện thoại Samsung nhưng không biết cách nào? Đừng lo bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách scan tài liệu chỉ với một vài bước cực đơn giản.

Sắp có mạng truyền dẫn quang đạt tốc độ lên tới 1,2Tb/s tại Việt Nam

Ngày 6/11, Nokia đã công bố Tập đoàn Viettel sẽ sử dụng giải pháp truyền tải quang của Nokia để đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao về kết nối 5G, kết nối các trung tâm dữ liệu và kết nối quốc tế. Dự án được thực hiện sau khi Viettel thử nghiệm thành công giải pháp truyền dẫn với chipset thế hệ mới PSE-6 của Nokia, với tốc độ truyền dẫn quang lên tới 1,2Tb/s trên...

Hàn Quốc phạt Meta 15,6 triệu USD vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa quyết định phạt Meta Platforms Inc., công ty mẹ của Facebook 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) do thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo.

Cùng chuyên mục

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Việt Nam được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Theo thông tin từ Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam, Việt Nam có 9 đơn vị, tổ chức và cá nhân được vinh danh tại Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024. Giải thưởng ASOCIO DX Award là giải thưởng uy tín, thường niên được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong các lĩnh...

Đề xuất điều chỉnh phương án thu phí và lệ phí tên miền

Theo quy định hiện hành về mức thu nội, quản lý và sử dụng phí duy trì sử dụng tài nguyên Internet, lệ phí phân bổ, cấp tài nguyên Internet, để sử dụng tên miền quốc gia, các doanh nghiệp sẽ phải nộp lệ phí đăng ký sử dụng tên miền ".vn" (thu khi đăng ký lần đầu) và phí duy trì sử dụng tên miền cho từng năm tiếp theo. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải trả...

iPhone 17 Air sẽ có đối thủ

Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Các nguồn tin cho rằng chiếc smartphone siêu mỏng này của Samsung sẽ là câu trả lời cho iPhone 17 Air. Sản phẩm cũng được kỳ vọng...

Bổ nhiệm Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia

Sáng 7/11, Bộ TT-TT tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tại hội nghị đã công bố quyết định số 1906/QĐ-BTTTT ngày 6/11/2024 về điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Lê Văn Tuấn - Cục trưởng Cục An toàn thông tin giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Cùng với đó, Bộ TT-TT trao quyết định số 1908/QĐ-BTTTT ngày 6/11/2024 về việc...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Bão số 7 duy trì cấp 14 trên Biển Đông, hướng về vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi

Video: Dự báo thời tiết ngày 9/11.Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, lúc 4h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía Đông Bắc.Sức gió mạnh nhất vùng...

Mới nhất