Trang chủPolitical ActivitiesGiải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy tận dụng...

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy tận dụng hiệu quả các FTA


Cán cân thương mại duy trì xuất siêu liên tục

Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao, cán cân thương mại tích cực, duy trì xuất siêu liên tục và tăng dần trong nhiều năm, góp phần ổn định cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ thực hiện chính sách tỷ giá, ngoại hối; tạo việc làm; nâng cao năng lực sản xuất, trình độ quản lý của doanh nghiệp. 

Cụ thể, trong bối cảnh đặc biệt khó khăn của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giảm 4,6% so với năm 2022 nhưng đã dần phục hồi rõ nét trong nửa cuối năm. Cả năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 28 tỷ USD.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 239 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 124 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu đạt 115 tỷ USD, tăng 15,1%.

Xuất khẩu phục hồi ở cả khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Trong đó, nhóm doanh nghiệp trong nước có tốc độ tăng trưởng cao hơn (tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 12,4% của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Xuất khẩu nhóm nông, thủy sản đạt mức tăng trưởng cao (tăng 25,7% so với cùng kỳ). Trong đó thủy sản đạt 2,7 tỷ USD, tăng 5,8%; rau quả đạt 1,9 tỷ USD, tăng 38,1%, cà phê đạt 2,5 tỷ USD, tăng 53,4%, gạo tăng 33,6%.

Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp phục hồi tốt: Gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 4,9 tỷ USD tăng 25%; hàng dệt may đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,7%; giày dép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 7,2%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 21,5 tỷ USD, tăng 33,9%; điện thoại và linh kiện đạt 18,1 tỷ USD, tăng 5%.

Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường phục hồi tốt, trong đó: xuất khẩu sang ASEAN tăng 10,5%; sang Nhật Bản tăng 3,3%, Hàn Quốc tăng 8,6%, EU tăng 15,1%, Australia tăng 22,6%. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 17 tỷ USD, tăng 12,8%; sang Hoa Kỳ đạt 34,7 tỷ USD tăng 21,2%. Thị trường xuất khẩu được đa dạng hóa, tăng trưởng tại nhiều thị trường mới như châu Phi, Bắc Âu, Tây Á trong năm 2023.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tiếp tục duy trì xuất siêu ở mức 8,4  tỷ USD. Xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các Hiệp định FTA đều có sự phục hồi tốt.

Đóng góp quan trọng vào kết quả xuất khẩu thời gian qua là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tối đa các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết. Đến nay, Việt Nam đã ký kết và cơ bản kết thúc đàm phán 17 Hiệp định FTA với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ; đang đàm phán, chuẩn bị khởi động đàm phán 03 Hiệp định và 01 khung khổ kinh tế (Khung khổ kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF)).  Tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác tham gia các Hiệp định FTA chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2023 đạt trên 86 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2022, chưa kể kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác tham gia các FTA đã xóa bỏ thuế quan về 0%.

Mặc dù vậy, hoạt động xuất khẩu và khai thác ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa tận dụng tối đa các cơ hội có được, tính chuyên nghiệp và bền vững của một bộ phận doanh nghiệp chưa cao.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả khai thác ưu đãi từ các Hiệp định FTA như sau:

– Một là, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu:

+ Duy trì và phát triển các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, khai thác hiệu quả các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam (CPTPP, EVFTA, UKVFTA,…); tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng (Nga, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi,…);

+ Đàm phán, ký kết, thực hiện các Hiệp định thương mại, liên kết kinh tế với các đối tác có tiềm năng, các nền kinh tế có tính bổ trợ với nền kinh tế Việt Nam để mở ra cơ hội xuất khẩu mới;

– Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh, xuất khẩu các ngành hàng: Triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Trong đó, tập trung vào các ngành hàng chủ yếu sau

+ Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: đẩy mạnh hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao. Ưu tiên các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, các hoạt động phát triển thương hiệu nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu cho những mặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình

+ Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, nâng cao năng lực đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn tai các thị trường xuất khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, lâm, thủy sản chế biến sâu; Chú trọng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

– Ba là, cung cấp thông tin thị trường, nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu:

+ Tăng cường cập nhật, cung cấp thông tin về cơ hội xuất khẩu và biến động chính sách tại các thị trường xuất khẩu cho các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để doanh nghiệp kịp thời khai thác.

+ Triển khai thường xuyên, liên tục các hình thức XTXK nhằm thúc đẩy giao thương, kết nối với các đối tác xuất khẩu như các hoạt động giao thương, hội chợ triển lãm tại các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng; tổ chức mời các đoành doanh nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam giao dịch mua hàng…

– Bốn là, tổ chức phổ biến, hướng dẫn về nội dung các cam kết và cách thức tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương bằng nhiều hình thức trực tiếp, trực tuyến, tiện tra cứu, khai thác.

– Năm là, hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ lợi ích hợp pháp tại nước ngoài: Chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các vụ việc phòng vệ thương mại tại nước ngoài, bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.

– Sáu là, đơn giản hóa thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ, đẩy mạnh chuyển đổi số cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Từ ngày 01/01/2024, Việt Nam đã thực hiện việc cấp C/O điện tử cho doanh nghiệp bao gồm các mẫu C/O: AANZ, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VJ, VC, VN-CU và S. Đối với C/O mẫu D (sang các nước ASEAN) và C/O mẫu AK, VK (sang Hàn Quốc), Việt Nam đã thực hiện việc truyền dữ liệu C/O điện tử.

Định hướng triển khai hoạt động thời gian tới

(i) Nắm bắt khó khăn, vướng mắc về sản xuất, xuất khẩu hàng hoá thông qua mối liên hệ chặt chẽ với các Hiệp hội ngành hàng để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền. Bám sát tình hình thực tế, chỉ đạo kịp thời, điều hành linh hoạt công tác xuất khẩu gạo và các nông sản khác; định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo của Chính phủ các nước nhằm khai thác tối đa cơ hội thuận lợi trên thị trường thế giới, đồng thời, đảm bảo tuyệt đối an ninh năng lượng quốc gia.

(ii) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Ngoại giao đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, đặc biệt cho các mặt hàng trái cây và sản phẩm trồng trọt; Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan triển khai chỉ đạo của Chính phủ liên quan đối Thuế tối thiểu toàn cầu nhằm duy trì sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam, qua đó củng cố năng lực xuất khẩu bền vững.

(iii) Nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước; Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn đa quốc gia, với các doanh nghiệp FDI để nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước;

(iv) Tập trung triển khai hiệu quả công tác xúc tiến xuất khẩu;

(v) Theo dõi sát biến động chính sách của các đối tác thương mại, đặc biệt các đối tác thương mại lớn để tham mưu, đề xuất với Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp, kịp thời để thúc đẩy xuất khẩu; Chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên liên tục cập nhật các thông tin về quy định, chính sách của thị trường sở tại, kịp thời thông tin, khuyến nghị đối với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu.

(vi) Phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến chi phí vận chuyển hàng hoá khi tình hình căng thẳng xảy ra tại Biển Đỏ; kịp thời có khuyến cáo các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh diễn biến bất ổn tại Israel.

(vii) Tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, Hiệp hội về thông tin, nhu cầu, quy định mới của thị trường.

(viii) Điều tiết tốt tốc độ thông quan tại các cửa khẩu biên giới, khuyến cáo doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển sang thương mại chính ngạch.

(ix) Triển khai vận hành tốt hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ qua Internet và cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ; rà soát, đơn giản hóa quy trình cấp C/O; áp dụng khai báo C/O điện tử; Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu khi làm thủ tục đề nghị cấp C/O; Kịp thời giải đáp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất xứ.





Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/giai-phap-day-manh-hoat-dong-xuat-khau-thuc-day-tan-dung-hieu-qua-cac-fta.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyển hồ sơ vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại An Giang sang cơ quan Công an tiếp tục …

Trước đó, chiều ngày 04/4/2024, tại khu vực Quốc lộ 91C thuộc xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh An Giang phối hợp Tổ Liên ngành 389 tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành khám phương tiện vận tải biển kiểm soát 51C-230.46, người điều khiển phương tiện là ông ông Phạm Th. Đ., địa chỉ thường trú: Số 5376 tổ 01, khóm Hà...

Bộ Công Thương họp với các Bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư về dự án điện khí

Chiều 24/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn năng lượng (EVN, PVN) và các chủ đầu tư về các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên khai thác trong nước và khí tự nhiên hóa lỏng LNG nằm trong danh mục các dự án trọng điểm đầu tư của Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.   Bộ trưởng Bộ Công Thương...

Tăng cường xúc tiến tiêu thụ vải thiều, giới thiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Thời điểm này, vải thiều Bắc Giang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Để vải thiều bảo đảm chất lượng đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, tỉnh Bắc Giang duy trì 178 mã số vùng trồng vải thiều đủ điều kiện sản xuất phục vụ xuất khẩu, với diện tích 16.694,9 ha. Song song với đó, tỉnh cũng đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp thêm 45 mã số vùng trồng, với diện tích...

Ngành dừa của Philippines và cơ hội hợp tác với Việt Nam

Hình ảnh vườn ươm dừa giống tại tỉnh Batangas, PhilippinesThực tế, trong nhiều thập kỷ qua, Philippines là quốc gia quan trọng cung ứng các sản phẩm dừa và từ dừa cho thị trường toàn cầu, đặc biệt là các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Dừa và các sản phẩm từ dừa đã trở thành nhóm các mặt hàng có giá trị cao trên thị trường quốc tế và mang lại nguồn thu...

Hợp tác giám sát thị trường Việt Nam – Lào

Chiều 23/5/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Công Thương Lào do Thứ trưởng Bountheung Douangsavanh làm Trưởng đoàn. Đây là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa các nội dung trong biên bản ghi nhớ hợp tác về lĩnh vực Quản lý thị trường mà Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào đã ký...

Bài đọc nhiều

Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh hỗ trợ thám hiểm khảo sát hang động Vân Tiên ở Quảng Trị

Ngày 30/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho biết vừa kết nối trao đổi với đoàn chuyên gia thám hiểm hang động tại Việt Nam thuộc Hiệp hội Hang động hoàng gia Anh, kết quả Hiệp hội đồng ý hỗ trợ Quảng Trị và sẽ tiến hành thám hiểm, khảo sát, đánh giá tổng thể hang động...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Doanh thu du lịch đạt 7.047 tỷ đồng

Sở Du lịch cho biết, trong tháng 5, tổng lượng khách du lịch đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 1,2 triệu lượt, tăng 15,78% so với cùng kỳ. Trong đó, khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch gần 436 ngàn lượt, tăng 29,25%. Riêng khách quốc tế lưu trú ước 18.681 lượt. Doanh thu du lịch trong tháng 5...

Thanh tra Chính phủ hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước Lào

Phát biểu tại buổi tiếp đón, bày tỏ niềm vinh hạnh, vui mừng chào đón đoàn công tác sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, chuyến thăm và làm việc của đồng chí Khamphan Phommathat và Đoàn đến Việt Nam là dấu mốc quan trọng, là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Thanh tra Chính phủ...

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn...

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ yêu cầu trong Nghị quyết 82/NQ-CP ban hành ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. ...

Linh hoạt triển khai tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương

Tham dự có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo và chuyên viên phụ trách nội dung giáo dục địa phương tại các Sở GDĐT. Đại biểu dự hội nghị Nhận định nội dung giáo dục địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình GDPT 2018, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài cho biết: Nội dung giáo dục...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Lăng kính chứng khoán 4/6: Hướng đến vùng kháng cự 1.280

Nhận định đầu tư Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt chính cho đà tăng của chỉ số, giúp trạng thái giao dịch của toàn thị trường trở nên tích cực hơn. Mặc dù khả năng gặp áp lực rung lắc trở lại...

Soái hạm HMS Queen Elizabeth sắp có nữ thuyền trưởng đầu tiên?

Thiếu tá Claire Thompson sẽ trở thành nữ thuyền trưởng đầu tiên của một tàu sân bay Hải quân Hoàng gia Anh, tờ The Sun đưa tin hôm 1/6. Tờ báo Anh cho biết, Thiếu tá Thompson sẽ tiếp quản soái hạm HMS Queen Elizabeth từ thuyền trưởng Will King vào tháng 1 năm sau. Mốc thời gian...

Quốc hội khóa XV: Quy định việc áp dụng các biện pháp cảnh vệ chặt chẽ

Đại biểu Lê Nhật Thành (Hà Nội) cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ là rất cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng. Chiều 3/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc...

Điền kinh Việt Nam đoạt 5 HCV tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á

Đoàn Việt Nam đã giành 5 huy chương Vàng, 3 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng ngay trong ngày thi đấu đầu tiên tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13. Chiều 3/6, tại sân Điền kinh Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng), Ban tổ chức Đại hội Thể thao học...

Mới nhất