Trang chủNewsThế giớiGiải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel – Giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được công bố hàng năm kể từ 1901 để vinh danh các cá nhân và tổ chức đạt được những thành tựu lớn lao trong lĩnh vực: y học, vật lý, hóa học, kinh tế, văn học và hòa bình – theo ý nguyện của nhà phát minh lừng danh Alfred Nobel.

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài
Hình Alfred Bernhard Nobel được in nổi trên huy chương trao cho những cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel. ( Nguồn: Getty Images)

Một trong những giá trị cốt lõi của Giải Nobel là tôn vinh những nỗ lực cải thiện cuộc sống và mang lại lợi ích to lớn cho nhân loại. Tuần lễ Nobel năm nay được bắt đầu với giải Nobel Y học/Sinh học được công bố ngày 7/10 và tiếp sau đó là các Giải Nobel Vật lý (8/10), Giải Nobel Hóa học (9/10), Giải Nobel Văn học (10/10), Giải Nobel Hòa bình (11/10) và cuối cùng là Giải Nobel Kinh tế (14/10).

Nhà phát minh cô đơn

Alfred Bernhard Nobel sinh ngày 21/10/1833 tại Stockholm, Thụy Điển trong một gia đình có cha là kỹ sư kiêm nhà sáng chế nổi tiếng và mẹ xuất thân từ một gia đình trí thức, giầu có. Alfred Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.

Ông là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Từ năm 1863, khi 30 tuổi, Alfred Nobel bắt đầu phát triển chất nổ nitroglycerine. Trong quá trình thí nghiệm, một vài tai nạn đã xảy ra, trong đó có vụ nổ năm 1864 làm em trai của ông là Emil Nobel và một vài người khác trong nhóm thiệt mạng. Vụ việc khiến quan chức thành phố Stockholm cho rằng chế tạo chất nổ này là quá nguy hiểm và ra lệnh cấm tất cả các thí nghiệm về nitroglycerine. Lệnh cấm của chính quyền Stockholm đã khiến Alfred phải đưa phòng thí nghiệm xuống “làm chui” trên một chiếc xuồng ở hồ Malaren để tiếp tục thử nghiệm.

Năm 1866, Nobel chế tạo thành công chất nổ. Sau khi công bố phát minh và đăng ký bản quyền cho vật liệu nổ này dưới tên dynamite, Nobel được cấp bằng sáng chế tại Anh ngày 7/5/1867 và tại Thụy Điển ngày 19/10/1867. Đến năm 1868, Nobel đã cải tiến thuốc nổ dynamite, làm cho nó ổn định, an toàn hơn và để có thể kích hoạt từ xa, ông đã tạo ra ngòi nổ cho chúng.

Thị trường dynamite và ngòi nổ tăng rất nhanh những năm sau đó do nhu cầu sử dụng trong xây dựng và khai thác hầm mỏ. Nắm bắt được nhu cầu, “doanh nhân” Alfred Nobel mở hàng loạt phòng thí nghiệm và nhà máy ở 20 nước và xuất khẩu thuốc nổ tới châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nobel đồng thời tiếp tục nghiên cứu phát triển các chất nổ mới, bao gồm cả loại thuốc nổ không khói và phát minh ra nhiều vật liệu hoá học khác, trong đó có cao su, da tổng hợp, tơ nhân tạo…

Công việc triền miên khiến Alfred Nobel hầu như không còn thời gian cho cuộc sống riêng. Ở tuổi 43 ông mới đăng quảng cáo tìm bạn đời trên một tờ báo với nội dung: “Một người đàn ông trung niên, giàu có, học vấn cao, tìm một phụ nữ trưởng thành, giỏi ngôn ngữ, làm thư ký và quản gia”. Lọt vào mắt xanh Nobel là một phụ nữ người Áo – cô Countess Bertha Kinsky.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, hai người chia tay và Bertha Kinsky quay về Áo và lấy chồng nhưng hai người vẫn liên lạc với nhau. Bà Bertha vốn căm ghét chiến tranh và đã viết cuốn sách nổi tiếng Lay Down Your Arms (Đả đảo vũ khí) và là người nổi tiếng trong các phong trào vì hoà bình thời đó. Chính điều này đã ảnh hưởng đến Alfred Nobel khi ông viết di chúc dành hẳn một giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức có công thúc đẩy hoà bình. Năm 1905, Quốc hội Na Uy đã tặng giải Nobel Hoà bình cho bà Bertha.

Nhiều năm sau khi ông qua đời, người ta vẫn còn tranh cãi về công dụng của thuốc nổ cũng như sức tàn phá của nó trong chiến tranh. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng thuốc nổ do Nobel phát minh đã giải phóng sức lao động cho con người, tạo ra bước tiến vượt bậc trong xây dựng đường xá, khai thác hầm mỏ và nhiều ứng dụng khác.

Alfred Nobel mất tại San Remo, Italia, vào ngày 10/12/1896 ở độ tuổi 63. Ông để lại bản di chúc “gây kinh ngạc” cho nghiều người khi chỉ dành một phần nhỏ gia tài cho bạn bè và người thân còn phần lớn tài sản (khoảng 94%) được bán lấy tiền gửi ngân hàng. Số tiền lãi hàng năm được trích ra, chia làm 5 giải thưởng tặng “cho những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại” trên các lĩnh vực: vật lý, hóa học, y học, văn chương và hòa bình. Năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Ngân hàng Thụy Điển và để tưởng nhớ Alfred Nobel, Ngân hàng Thụy Điển đã góp thêm vào quỹ Nobel và đưa thêm vào hệ thống giải một giải thưởng trong lĩnh vực kinh tế. Từ năm 1969, Giải Nobel Kinh tế bắt đầu được trao cùng với các giải Nobel khác.

Trong hệ thống giải thưởng Nobel, các giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định. Giải Y/Sinh học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska, Thụy Điển quyết định và Giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học 2024 xuất hiện trên màn hình trong lễ công bố. Ảnh: Gettyimages
Hai nhà khoa học người Mỹ đoạt giải Nobel Y học 2024 xuất hiện trên màn hình trong lễ công bố tại Stockholm, ngày 7/10. (Nguồn: Getty Images)

Lựa chọn khắt khe

Quy trình bầu chọn các giải Nobel trải qua rất nhiều vòng. Bắt đầu vào tháng 9 của năm trước năm trao giải, Ủy ban Nobel bí mật gửi mẫu đề cử cho 3.000 chuyên gia là những người từng được nhận giải Nobel, thành viên của đơn vị trao thưởng, các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học hoặc y học, các giáo sư đầu ngành của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu.

Tháng 2 của năm trao giải là thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ. Ủy ban Nobel sẽ sàng lọc và lựa ra các ứng cử viên. Sau đó, hội đồng chọn ra khoảng từ 250-350 người lọt vào vòng tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 5, các chuyên gia đánh giá công trình của các ứng cử viên, sau đó Ủy ban Nobel tiến cử người đạt giải để Viện Hàn lâm chọn trên cơ sở đa số phiếu bầu.

Từ tháng 6 đến tháng 8, Ủy ban Nobel tập hợp các báo cáo có kèm theo danh sách tiến cử và chữ ký của các thành viên hội đồng gửi cho Viện Hàn lâm. Từ tháng 9 đến đầu tháng 10, Ủy ban Nobel đệ trình ý kiến lựa chọn của họ lên Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển và các tổ chức trao thưởng khác.

Vào đầu tháng 10, Viện hàn lâm chọn ra người đạt giải dựa trên đa số phiếu bầu, sau đó chính thức công bố người đoạt giải. Việc bỏ phiếu để chọn ra người đoạt giải Nobel được giữ bí mật đến giờ chót. Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng Giải được giữ kín trong 50 năm.

Riêng giải Nobel Hòa bình, theo di chúc của Nobel, giải thưởng này được trao cho người trong năm trước đó “đã làm nhiều nhất hoặc tốt nhất cho tình anh em giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc giảm quân đội thường trực và cho việc duy trì và thúc đẩy hội nghị hòa bình”. Di chúc của Alfred Nobel cũng nêu rõ rằng một ủy ban gồm 5 người do Quốc hội Na Uy lựa chọn sẽ là bên trao giải thưởng này. Cho đến nay, lý do tại sao ông chọn Na Uy là nơi chọn và trao giải Nobel Hòa Bình vẫn chưa rõ ràng.

Giá trị truyền cảm hứng

Một giải Nobel thường được trao cho tối đa 3 người và nếu giải thưởng đó bị từ chối hoặc không được chấp nhận, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ. Sau khi công bố, lễ trao giải Nobel Y học (hoặc Sinh học), Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế được trao vào tháng 12 cùng năm tại Stockholm còn lễ trao giải Nobel Hòa bình diễn ra tại Oslo, Na Uy. Chủ nhân Giải Nobel được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng số tiền mặt phụ thuộc vào thu nhập của Ủy ban Nobel và có thể thay đổi theo từng năm.

Năm 2017, Quỹ Nobel quyết định tăng tiền thưởng cho các hạng mục giải Nobel thêm 1 triệu krona Thụy Điển (khoảng 120.000 USD) lên 9 triệu krona (khoảng 1,1 triệu USD). Năm 2020, Ủy ban Nobel quyết định tăng thêm 1 triệu krona (khoảng 110.000 USD) so với năm trước đó, đưa con số tiền thưởng của giải lên 10 triệu krona. Ngày 15/9/2023, Quỹ Nobel thông báo tiếp tục tăng 1 triệu krona. Như vậy, phần thưởng bằng tiền mặt cho người đoạt giải Nobel hiện nay là khoảng 11 triệu krona (hơn 1 triệu USD).

Đến nay, sau hơn 120 năm kể từ lần trao giải đầu tiên năm 1901, đã có trên 1000 cá nhân và tổ chức được nhận giải thưởng danh giá này. Giải Nobel đã trở thành tấm gương phản chiếu lịch sử tiến bộ của loài người trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, thể hiện lòng cao thượng và nhân đạo của người sáng lập ra nó cũng như sự ghi nhận đối với nỗ lực, cống hiến và truyền cảm hứng của những người đoạt giải cho nhân loại.

Ngày 7/10 tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros và Gary Ruvkun với việc phát hiện ra microRNA và vai trò của nó trong việc điều hòa hoạt động gen.

Ông Victor Ambros (sinh năm 1953) là nhà sinh học, giáo sư Trường Y khoa, Đại học Massachusetts.

Ông Gary Ruvkun (sinh năm 1952) là nhà sinh học phân tử làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và là giáo sư di truyền học tại Trường Y Harvard ở Boston.





Nguồn: https://baoquocte.vn/giai-nobel-di-san-cua-mot-thien-tai-289225.html

Cùng chủ đề

Thần đồng 10 tuổi đỗ đại học, 12 tuổi nhận đề cử Nobel Hòa bình

Gregory Robert Smith sinh ra và lớn lên tại thành phố West Reading, bang Pennsylvania, Mỹ. Anh được biết đến là một trong những thiên tài nhỏ tuổi nhất thế giới.Ước mơ sở hữu 4 bằng tiến sĩKhi mới lên 2 tuổi, Gregory Smith đã thể hiện trí thông minh vượt trội so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Với khả năng nhận biết ngôn ngữ và ghi nhớ nhanh chóng, Gregory dễ dàng thuộc lòng các...

Nobel kinh tế 2024 trao cho nghiên cứu lý giải vì sao có nước giàu, nước nghèo

Chiều 14-10, tuần lễ Nobel khép lại với giải Nobel kinh tế trao cho 3 nhà nghiên cứu kinh tế Mỹ Daron Acemoglu, Simon Johnson, James A. Robinson "cho các nghiên cứu về cách các thể chế được hình thành và ảnh hưởng đến sự thịnh vượng".Ông Daron Acemoglu và ông Simon Johnson làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts, Cambridge, trong...

Những “nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki” làm nên kỳ tích

Chiều 11/10 (giờ Hà Nội), tại thủ đô Stockholm, Hội đồng Nobel của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2024.

Nobel Hòa bình vinh danh tổ chức chống vũ khí hạt nhân

Chiều 11-10 , Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố Giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản) vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ông Jorgen Watne Frydnes, Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, nhấn mạnh, Nihon Hidankyo được trao Giải Nobel Hòa vì những nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Ông Trump thắng bang chiến địa đầu tiên, gay cấn chờ xanh hay đỏ

Các hãng truyền thông Mỹ dự phóng kết quả bang chiến địa đầu tiên, với chiến thắng 16 phiếu đại cử tri tại Bắc Carolina cho ông Donald Trump. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Hơn 3 tháng trước nhậm chức, ông Donald Trump bổ nhiệm nhân sự đầu tiên trong chính quyền mới

Ngày 7/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng cho nhiệm kỳ thứ 2 bắt đầu từ ngày 20/1/2025.

Mỹ điều thêm chiến đấu cơ F-15 đến Trung Đông

Quân đội Mỹ cho biết các máy bay chiến đấu F-15 của nước này đã đến Trung Đông vào ngày 7.11 sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm vũ khí tới khu vực này để cảnh báo Iran. ...

Mới nhất

Thúc đẩy khoa học công nghệ, phát huy thế mạnh tỉnh Quảng Bình

(ĐCSVN) – Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định, cần có các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khơi thông được nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và của vùng trên các lĩnh vực. ...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông...

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của...

Tỷ phú Elon Musk làm gì khi tham gia chính quyền của ông Trump?

Giám đốc điều hành của Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk cho biết nếu trở thành một phần trong chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông sẽ giảm một số cơ quan liên bang để cải thiện hiệu quả hoạt động của chính phủ.Tỷ phú Musk, người ủng hộ nhiệt thành cho ông Trump...

Mới nhất