Để sở hữu kĩ năng đặc biệt này, chim vẹt phải hội tụ rất nhiều yếu tố. Cũng chính sự bắt chước giọng nói giống con người của vẹt đã giúp cho mối quan hệ giữa loài người và giới động vậy ngày càng trở nên phong phú hơn.
Tại sao vẹt có thể bắt chước tiếng người giống đến thế?
Loài vẹt có khả năng đặc biệt là bắt chước những âm thanh mà chúng nghe được, dù đang ở môi trường hoang dã hoặc đã được thuần hóa. Sở dĩ, ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm, còn cần sự kết hợp từ vựng và quy luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra trong óc.
Đối với một con vẹt, âm thanh bắt nguồn từ một cơ quan gọi là syrinx hay minh quản nằm ở đáy khí quản của nó. Thông thường, nhiều loài chim có 2 màng rung bên trong cơ quan này nhưng vẹt chỉ có một. Khi âm thanh thoát ra khỏi đường thở, vẹt dùng lưỡi và mỏ để điều chỉnh chúng. Vẹt làm được điều này là vì chúng có chiếc lưỡi đặc biệt linh hoạt và mạnh mẽ.
Giống như các loài vật khác có khả năng học phát âm, não vẹt chứa các vùng liên kết với nhau, cho phép chúng nghe, ghi nhớ, sửa đổi và tạo ra những âm thanh phức tạp. Trong khi các loài chim biết hót chỉ có một hệ thống trong não của chúng, hầu như các loài vẹt đều có hệ thống bổ sung.
Theo các nhà khoa học, điều này có thể giúp vẹt linh hoạt hơn khi học các tiếng gọi của loài mình và tiếng nói của loài người. Với đặc điểm giải phẫu chuyên biệt này, vẹt có thể sủa, la hét và học thuộc lòng các mẩu thông tin.
Trong giới động vật, chỉ có loài chim, nhất là những loài biết hót thường có thể bắt chước âm thanh của đồng loại và tiếng kêu của các động vật khác. Còn học nói tiếng người chỉ giới hạn ở vài loài biết hót, cụ thể là vẹt, yểng, khướu.
Những sự thật hấp dẫn về loài vẹt
Vẹt là loài chim duy nhất có thể ăn bằng chân. Điều này có nghĩa là chúng có bốn ngón chân trên mỗi bàn chân, hai ngón hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau. Hầu hết các loài vẹt được biết đến là cực kỳ thông minh, đặc biệt là loài vẹt mào Goffin, chúng có thể giải các câu đố cơ học phức tạp.
Vẹt Kakapo là loài vẹt lớn nhất thế giới, cũng là loài chim sống lâu nhất trên hành tinh với tuổi thọ trung bình 95 năm. Một trong những loài chim khó nắm bắt và khó hiểu nhất trên thế giới là vẹt đêm Úc. Bởi lẽ, trong hơn 1 thập kỉ người ta chỉ chỉ thấy chúng 3 lần.
Một con vẹt ở châu Phi được huấn luyện kĩ lưỡng tên là Alex, đã trở thành sinh vật không phải con người đầu tiên đặt ra câu hỏi về sự tồn tại khi hỏi nó có màu gì. Theo quy định ở Ấn Độ, việc giữ vẹt ở nhà là bất hợp pháp. Vẹt có logic của một đứa trẻ bốn tuổi. Nó có thể sử dụng các công cụ và giải quyết vấn đề.
Hầu hết vẹt sống thành đôi với nhau, ngay cả khi không phải là mùa sinh sản. Mỏ của vẹt rất cứng và làm được những điều rất “phi thường”. Một số loài như Hyacinth Macaw, có khả năng bẻ khóa hạt macadamia, hoặc thậm chí là một quả dừa. Trên thế giới chỉ có một loài vẹt sống ở trên núi cao – vẹt kea. Vì có lông dày và thân tròn giúp bảo vệ thân nhiệt. Đặc điểm này giúp kea có thể tồn tại trong môi trường lạnh, nhất là ở các vùng núi cao.
Tuyết Anh(Nguồn: Tổng hợp)
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo