Trang chủThừa Thiên - HuếDu lịchGiải bài toán tăng thời gian lưu trú khách du lịch

Giải bài toán tăng thời gian lưu trú khách du lịch


Nỗi lo “giữ” khách

Số liệu công bố của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế cho thấy, trong tháng 6/2023 du lịch Thừa Thiên Huế đón 290.853 khách du lịch, trong đó 56.723 khách quốc tế. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ là 144.522 lượt, trong đó khách quốc tế là 30.459 lượt. Số liệu trên cho thấy, bình quân cứ hơn 2 khách đến Huế thì có 1 khách có lưu trú. Đối với khách quốc tế, cứ gần 1,9 khách đến Huế thì có 1 khách lưu trú tại Huế.

Trong tháng 7/2023, lượng khách đến Huế ước đạt cao hơn với 299.861 lượt, trong đó khách quốc tế là 51.952 lượt. Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ có tăng, khoảng 165.861 lượt; trong đó, khách quốc tế là 31.952 lượt. Khách tăng, nhưng nỗi lo “giữ chân” khách chưa giảm bởi nếu so sánh với cách tính trên thì tỷ lệ khách lưu trú ở Huế chưa thể tăng lên cao.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch trăn trở: “Nếu như khoảng 10 năm trước, bình quân thời gian lưu trú của khách khoảng 2 ngày thì hiện nay, con số này chỉ đạt gần 1,8 ngày”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Theo ông Phúc, hiện nay rất nhiều tỉnh, thành đều đầu tư, phát triển du lịch để hút khách nên lượng khách bị chia sẻ. Mặt khác, chính sách visa lâu nay vẫn là “nút thắt” khiến khách quốc tế, đặc biệt là khách châu Âu không thể ở lại dài ngày.

Khó khăn trên là câu chuyện chung của du lịch cả nước. TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, câu chuyện visa những năm qua là một yếu tố rất quan trọng, đã tồn tại trong thời gian rất dài. Chính sách như trước đây là chỉ miễn visa cho hai mươi mấy nước và chỉ có 15 ngày, ảnh hưởng thời gian lưu trú của khách.

Ngoài các nguyên nhân trên, sản phẩm du lịch để trải nghiệm, sự đặc thù, khác biệt với các quốc gia khác, yếu tố về môi trường du lịch, văn hóa; tiện ích ở điểm đến bao gồm thủ tục di chuyển, chi phí về thời gian… cũng là yếu tố tác động lựa chọn điểm lưu trú của khách.

Một thực tế là du lịch Huế vẫn thiếu dịch vụ lưu trú cao cấp. Xu hướng du lịch là người dân ngày càng lựa chọn dịch vụ lưu trú cao cấp, nhưng Huế lại đang thiếu nghiêm trọng. Đây là khó khăn đã tồn tại trong thời gian dài. Tính đến cuối tháng 12/2022, trên địa bàn tỉnh có 853 cơ sở lưu trú, với 13.176 phòng và 21.240 giường, trong đó có 205 khách sạn với 8.259 phòng và 13.819 giường. Số khách sạn từ 3 – 5 sao có 27 cơ sở với 3.404 phòng, 5.618 giường trên tổng số 46 khách sạn có sao với 3.963 phòng và 6.580 giường, chiếm 30,07% trên tổng số phòng. Nhiều năm qua, số khách sạn từ 3 – 5 sao tại Huế dường như không thay đổi. Quỹ phòng trong hệ thống các cơ sở lưu trú không quá lớn, gây khó về tính cạnh tranh với các địa phương về mặt giá và cũng thường xuyên thiếu phòng dịp lễ, giai đoạn cao điểm.

Khảo sát với nhiều vị khách, nhiều người chia sẻ thêm nguyên nhân ít ở lại dài ngày tại Huế. Chị Trần Thị An Nhiên, một du khách Hà Nội chia sẻ: “Đến Huế có quá nhiều điểm tham quan, đồ ăn ngon và rẻ. Nhưng dịch vụ vui chơi, giải trí đúng nghĩa còn quá ít. Chẳng hạn như về Phú Lộc, tắm biển và tham quan rất hay, nhưng ở lại đêm thì buồn”.

Chủ động thay đổi

Dịch vụ lưu trú là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của du lịch, cùng với lữ hành và vận chuyển. Chỉ khi thu hút và “giữ chân” được du khách, mới tạo được nguồn thu lớn từ du lịch. Điều này đồng nghĩa, ngành du lịch nói chung, các đơn vị liên quan nói riêng cần phải có giải pháp cấp thiết hơn.

Tin vui cho ngành du lịch là Quốc hội vừa đồng ý kéo dài thời hạn thị thực (visa) điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày. Đồng thời, nâng thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023. Chính sách này sẽ mở ra nhiều cơ hội để ngành du lịch thu hút khách quốc tế, tăng khả năng lưu trú và chi tiêu của du khách.

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho rằng, từ thuận lợi trên, ngành du lịch tỉnh cùng các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan cần chủ động thay đổi, tìm các giải pháp để đón đầu. Trong đó, cần có thêm các sản phẩm du lịch đặc sắc, bổ sung các sản phẩm du lịch thành chuỗi dịch vụ du lịch của tỉnh nhà và liên kết các địa phương để tạo ra các sản phẩm lưu trú trải nghiệm dài ngày.

Muốn giữ khách ở lại lâu, cần sự hợp lực của nhiều đơn vị. Các đơn vị, doanh nghiệp, điểm du lịch cộng đồng cần chú trọng tạo thêm các dịch vụ về đêm. Đơn vị lữ hành cần có thêm các sản phẩm, đưa vào chương trình tour. Các đơn vị lữ hành, cơ sở lưu trú cũng cần sử dụng thông tin quảng bá của Sở Du lịch để tăng thêm các trải nghiệm cho khách.

Một giải pháp nữa là cần cố gắng có thêm các sản phẩm đặc trưng khác gắn với thế mạnh của tỉnh nhà. Trong đó, cần tận dụng lợi thế bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng để đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh – du lịch chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, trước áp lực cạnh tranh, vấn đề thu hút đầu tư vào lĩnh vực lưu trú vẫn là giải pháp ưu tiên hàng đầu bằng các cơ chế, chính sách, giải quyết thủ tục nhanh cho nhà đầu tư.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

 Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương duyệt đội danh dự tại Lễ kỷ niệm. ...

ChatGPT, Facebook, Instagram sập ‘chớp nhoáng’ trên toàn cầu

Sự cố không truy cập được ChatGPT xảy ra vào khoảng 7h ngày 12-12 (giờ Việt Nam), gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Ngày 12-12, OpenAI cho biết công ty đang khắc phục sự cố khi công cụ trí...

Trụ sở Adidas bị khám xét 2 ngày liên tiếp trong cuộc điều tra trốn thuế 1 tỉ euro

Adidas cho biết cuộc điều tra có thể sẽ không gây “bất kỳ ảnh hưởng tài chính đáng kể nào” đến công ty. Theo tờ Financial Times, ngày 11-12 là ngày thứ hai liên tiếp các công tố viên hình sự và điều tra...

Những phụ nữ “chạy đua” cho khoa học

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học nữ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Họ mang đến những góc nhìn đa dạng, nhạy bén trong giảng dạy cũng như nghiên...

Bức tranh kinh tế năm 2024: Ngành Dầu khí tiếp tục là trụ cột, đóng góp lớn cho nền kinh tế

Bức tranh kinh tế năm 2024: Ngành Dầu khí tiếp tục là trụ cột, đóng góp lớn cho nền kinh tế | 12/12/2024 Lượt xem: ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Du lịch nông nghiệp, nông thôn

Hệ thống khe suối phong phú, đa dạng và vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn, nơi đây còn lưu giữ bản sắc văn hóa độc đáo là tiềm năng lớn để khai thác phát triển du lịch nông thôn.   Chưa đầu tư thỏa đáng Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu vui chơi, giải trí và trải nghiệm của người dân càng lớn. Các điểm giải trí của du khách, người dân không chỉ là...

Du lịch âm nhạc ở Huế

Ở Việt Nam, du lịch và thưởng thức âm nhạc đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Từ sau đại dịch COVID-19, các xu hướng du lịch dần thay đổi, nhu cầu xem biểu diễn âm nhạc cũng vậy. Các đơn vị tổ chức biểu diễn thường chọn địa điểm tổ chức âm nhạc là những nơi có phong cảnh đẹp với những bài hát, tiết mục nghệ thuật mang tính chất chữa lành. Với loại...

Cùng chuyên mục

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Khuyến cáo du khách tìm hiểu kỹ các gói du lịch dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Văn bản nêu rõ: Dự báo, lượng khách du lịch sẽ tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Do đó, các đơn vị liên quan cần khuyến cáo khách du lịch nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp khi sử dụng các dịch vụ du lịch. Cụ thể, du khách cần tìm hiểu kỹ các thông tin về các gói du lịch, đặc biệt là những chương trình du lịch, phòng khách sạn có mức giá rẻ...

Chuẩn bị đón luồng khách quốc tế khi thực hiện chính sách thị thực mới

Đại diện các doanh nghiệp du lịch đón khách quốc tế đều khẳng định đây là chính sách được chờ đợi từ lâu bởi sẽ tạo hướng đột phá cho du lịch với những luồng khách lưu trú dài ngày. Cục thể, theo chính sách visa mới, thời hạn thị thực điện tử (e-visa) sẽ được kéo dài từ 30 ngày lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần; thời hạn tạm trú tại cửa khẩu cho...

Đổi mới cho nông thôn từ các mô hình du lịch

Từ Quảng Bình Tham quan mô hình tại Chày Lập Farmstay (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi khá bất ngờ với những thông tin được người quản lý nơi đây giới thiệu. 41 phòng, bao gồm 14 phòng Farm là những căn nhà nổi với thiết kế độc đáo, 11 phòng Garden có vườn cây bao quanh tạo bên không gian thoáng mát và 16 phòng Mountain nhìn ra hướng núi tuyệt đẹp đa phần luôn có...

Mới nhất

Thông tươi nhập khẩu ồ ạt tràn về Việt Nam, giá lên đến cả trăm triệu đồng

200 triệu đồng một cây thông nhậpGiáng sinh đến gần cũng là lúc thị trường cây thông trang trí nở rộ với nhiều loại khác nhau, từ cây giả bằng giấy, nhựa đến cành hoặc cả cây thông tươi nguyên gốc…Trong đó, “sang xịn” nhất phải kể đến những cây thông tươi nhập khẩu có giá “trên trời”,...

Cao thủ tung hư chiêu cực đỉnh, đối thủ chưa kịp nhìn đã bị hạ gục

Sergio Pettis đánh bại Horiguchi bằng "hư chiêu" ngoạn mục.Sergio Pettis là em trai của Anthony Pettis - võ sĩ sinh năm 1987 đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng các võ sĩ đánh đứng xuất sắc nhất của MMA theo Tapology. Sergio Pettis từng thi đấu tại UFC trước khi chuyển sang hệ thống Bellator MMA. Anh từng...

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt...

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển kinh doanh, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ. Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng...

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần...

Mới nhất