Trang chủNewsThời sựGiải bài toán sáp nhập cơ sở giáo dục

Giải bài toán sáp nhập cơ sở giáo dục


Trước thực trạng tuyển sinh èo uột, thu không đủ chi, hàng loạt trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) đã và đang lên kế hoạch sáp nhập. Đây cũng là mục tiêu nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, việc sáp nhập phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, giảm lượng – tăng chất.

Nhộn nhịp sáp nhập

Cuối tháng 5-2024, UBND tỉnh Tây Ninh có buổi làm việc với đoàn công tác của Trường ĐH Sư phạm TPHCM đến khảo sát và đề xuất thành lập phân hiệu Trường ĐH Sư phạm TPHCM tại tỉnh này.

Tại buổi làm việc, đại diện Trường ĐH Sư phạm TPHCM đề xuất thành lập phân hiệu trên cơ sở sáp nhập Trường CĐ Sư phạm tỉnh Tây Ninh, thực hiện chức năng tuyển sinh, đào tạo đại học, sau đại học, bồi dưỡng ngắn hạn, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc chức năng của Trường ĐH Sư phạm TPHCM.

Đại diện UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng việc thành lập phân hiệu nhằm đổi mới giáo dục, đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu nguồn lực tại tỉnh, đảm bảo theo định hướng quy hoạch phát triển của tỉnh Tây Ninh. Trước đó, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng thành lập phân hiệu tại tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Long An. Năm 2024, trường chính thức tuyển sinh tại phân hiệu này.

O4c.jpg
Sinh viên ĐH Kinh tế TPHCM tại phân hiệu tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: THANH HÙNG

Tương tự, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cũng có nhiều buổi làm việc với lãnh đạo ĐH Đà Nẵng và đưa ra đề xuất Trường ĐH Quảng Nam trở thành thành viên của ĐH này. Qua đó nâng tầm, tạo vị thế mới cho Trường ĐH Quảng Nam cũng như giải quyết vấn đề tuyển sinh của trường vì liên tiếp những năm gần đây, tỷ lệ tuyển sinh của trường đạt khá thấp so với chỉ tiêu.

Nhiều trường ĐH tại TPHCM cũng đã sáp nhập các trường CĐ, ĐH thành phân hiệu hoặc trường thành viên. Cụ thể, năm 2021, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM và UBND tỉnh Ninh Thuận đã thống nhất việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tại Ninh Thuận. Năm 2019, Bộ GD-ĐT có quyết định thành lập phân hiệu Trường ĐH Kinh tế TPHCM (nay là ĐH Kinh tế TPHCM) tại tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở sáp nhập Trường CĐ Kinh tế tài chính Vĩnh Long. Trường CĐ Tài chính Hải Quan sáp nhập với Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM vào năm 2017. Năm 2019, chủ quản của Trường ĐH An Giang chuyển từ UBND tỉnh An Giang sang Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM, và trường này trở thành trường thành viên thứ 8 của ĐHQG TPHCM.

Trong khi đó, mảng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cũng đang nhộn nhịp việc sáp nhập các cơ sở. Cụ thể, đến năm 2025, cơ sở GDNN công lập sẽ giảm khoảng 20% so với năm 2020. Đây là mục tiêu đặt ra trong quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10-3-2023. Theo đó, trường trung cấp công lập sẽ giảm khoảng 40%; các cơ sở GDNN tư thục, cơ sở GDNN có vốn đầu tư nước ngoài tăng khoảng 45%; hoàn thành việc sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên – GDNN, dạy nghề thành một cơ sở GDNN trên địa bàn cấp huyện…

Phải đảm bảo chất lượng

Theo PGS-TS Võ Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, sau khi sáp nhập trở thành trường thành viên của ĐHQG TPHCM, nhà trường thoát khỏi tình trạng khó khăn về nhiều mặt. Từ năm 2019 đến nay, trường tuyển sinh luôn đạt kết quả tốt và được nhận nhiều dự án, nhiều chương trình hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như được tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, thu hút cán bộ giỏi về công tác tại trường.

Chia sẻ về những vấn đề gặp phải khi sáp nhập Trường CĐ Tài chính Hải Quan từ năm 2017, ThS Hứa Minh Tuấn, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, cho biết: ngoài chủ trương và các thủ tục pháp lý của cơ quan quản lý, hàng loạt vấn đề phải giải quyết như nhân sự, lộ trình chuẩn hóa, lương bổng, cơ sở vật chất… Vướng mắc lớn nhất là chưa có văn bản nào hướng dẫn nên nếu không quyết tâm, không có sự đồng thuận từ nhiều phía thì sẽ rất khó khăn khi thực hiện. Điều thuận lợi đối với nhà trường là cả hai trường đều thuộc Bộ Tài chính nên những vướng mắc được giải quyết nhanh chóng. Từ khi sáp nhập đến nay, cơ sở vật chất của trường được mở rộng, đội ngũ giảng viên được nâng lên và chất lượng đào tạo ngày càng cải tiến.

Theo TS Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, có thời gian do thành lập quá nhiều trường CĐ, ĐH nên sinh ra khủng hoảng thừa, tuyển sinh khó khăn, ngân sách không đủ choàng gánh. Đây là thời kỳ quá độ để sắp xếp lại và khẳng định giá trị thực của các trường CĐ, ĐH. Việc sáp nhập sẽ đạt kết quả tốt nếu đúng hướng, đúng mục tiêu; còn ngược lại, nếu không đủ chuẩn, không đủ năng lực thì sẽ dẫn đến tự đào thải.

Kế hoạch của Bộ GD-ĐT về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt mục tiêu củng cố, sắp xếp những trường ĐH không đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo các phương án tái cấu trúc và tập trung đầu tư để đạt chuẩn trong lộ trình từ 3-5 năm; sáp nhập để trở thành một đơn vị đào tạo hoặc một phân hiệu của một cơ sở giáo dục đại học có uy tín…

* TS PHẠM VŨ QUỐC BÌNH, Phó Tổng cục trưởng Cục GDNN, Bộ LĐTB-XH: Sắp xếp lại hoặc giải thể những trường nghề yếu kém

Cả nước có trên 1.800 cơ sở GDNN (trong đó 1.205 cơ sở GDNN công lập), hiện đang hình thành mạng lưới trường chất lượng cao và các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, với quy mô tuyển sinh đạt bình quân 2 triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, dù đã phát triển nhưng hệ thống trường nghề còn nhiều bất cập, chưa phân bố hợp lý giữa các vùng miền, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị. Cơ cấu tuyển sinh GDNN còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm hơn 80%); chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều trường còn thấp, chưa gắn với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp còn lỏng lẻo… Những bất cập này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải sắp xếp lại hoặc giải thể những trường nghề yếu kém; đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; hoàn thiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thành lập và tham gia hoạt động GDNN.

* Bà HUỲNH LÊ NHƯ TRANG, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM: Giảm số lượng cơ sở GDNN

Dù số cơ sở GDNN của TPHCM chiếm 9,61% cơ sở trên cả nước, nhưng hiện phân bố không đồng đều. Bên cạnh đó, số cơ sở GDNN trực thuộc nhiều bộ, ngành và một số sở, ngành của thành phố quản lý cũng gây nhiều khó khăn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ chuyên môn đến quản lý. Cùng với đó, việc cơ sở GDNN đáp ứng tiêu chuẩn diện tích đất còn hạn chế: số cơ sở GDNN công lập do thành phố quản lý hiện đang sử dụng 49 địa chỉ nhà đất để làm địa điểm đào tạo, với tổng diện tích gần 900.000m², trong đó có 11 cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích đất và 17 cơ sở chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.

Từ thực tế đó, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố và cả nước, TPHCM đã và đang tiến hành quy hoạch, sáp nhập, giảm số lượng cơ sở GDNN. Sau sáp nhập, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế, ASEAN.

* ThS NGUYỄN QUANG THÀNH, Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế hoạch, Trường CĐ Bình Phước (tỉnh Bình Phước): Một trường có 3 cơ quan quản lý chuyên môn! Trường được thành lập từ năm 2019 trên cơ sở sáp nhập từ 3 trường: Trường CĐ Sư phạm Bình Phước, Trường CĐ Y tế Bình Phước, Trường CĐ Nghề Bình Phước. Việc sáp nhập có được thuận lợi là bộ máy được tinh gọn hơn. Tuy nhiên, hiện trường gặp khó khăn về chương trình đào tạo vì có tới 3 cơ quan quản lý chuyên môn: lĩnh vực y tế do Bộ Y tế quản lý, lĩnh vực sư phạm thuộc Bộ GD-ĐT quản lý, các khoa về nghề thì thuộc Bộ LĐTB-XH quản lý. Việc này đã vô tình kéo theo một số bất cập, như chế độ phụ cấp đứng lớp của cán bộ giảng viên hiện mỗi người một kiểu: giảng viên các ngành y tế được hưởng 25%, các ngành đào tạo nghề là 30%, ngành sư phạm 40%. Cùng một trường nhưng phụ cấp không đồng đều nên không chỉ khiến giảng viên thắc mắc mà công tác quản lý của trường cũng gặp nhiều khó khăn. Trường từng có văn bản gửi Tổng cục GDNN về vấn đề này, nhưng theo quy định hiện hành thì không thay đổi phụ cấp đứng lớp của giảng viên từng ngành học được.

THANH HÙNG – QUANG HUY





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/giai-bai-toan-sap-nhap-co-so-giao-duc-post749338.html

Cùng chủ đề

Làm tốt công tác tư tưởng khi hợp nhất Bộ Lao động

(NLĐO)- Bộ Nội vụ cho biết cần làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ sau khi hợp nhất yên tâm công tác ...

Trường đại học ‘đua’ đạt chuẩn tiến sĩ

Đưa ra chính sách thu hút tiến sĩ, buộc giảng viên làm nghiên cứu sinh, hỗ trợ giảng viên học lên cao... là các giải pháp mà nhiều trường đại học đưa ra để đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Chú trọng...

Các đơn vị sáp nhập, chia tách vẫn cần tổng kiểm kê tài sản công

Ngày 20/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý. ...

Quảng Nam sẽ giảm 6 sở sau sắp xếp, tinh gọn

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Quảng Nam sẽ giảm 6 sở và 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh. Ngày 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. Về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, Quảng Nam dự kiến duy trì 4...

Top trường đại học có số ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2025 ít nhất

Dù còn hÆ¡n một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhÆ°ng sinh viên các trường đại học trên cả nước đã chuẩn bị xong kế hoạch về sum họp cùng gia đình. Giống với mọi năm, các trường đại học sẽ thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán sớm từ 1 - 2 tháng để sinh viên chủ động sắp xếp thời gian về quê. Tùy vào kế hoạch giảng dạy, mỗi trường sẽ có số ngày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Tư lệnh TPHCM gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 20-12, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 – 22-12-2024). Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã cùng nhau xem phim tài liệu ôn truyền thống 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. 80 năm qua, dưới...

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Dự đoán kết quả AFF Cup 2024 – đội tuyển Việt Nam đấu Myanmar: Sẽ chiến thắng!

Đội tuyển Việt Nam được đặt niềm tin vào chiến thắng trước đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 diễn ra hôm nay. Niềm tin chiến thắng 20 giờ hôm nay trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tiếp đón đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 trong khi ở trận cùng giờ, đội tuyển Indonesia đối đầu Philippines. Nguyễn Xuân Son sẵn sàng "cháy" hết mình cùng đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ẢNH: VFF Cục...

Cùng chuyên mục

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù để nhà thầu Việt “sáng cửa” vào dự án đường sắt tốc độ cao

Trong 7 cơ chế đặc thù đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét trong triển khai dự án ĐSTĐC Bắc - Nam, Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng VN đã đề xuất nhiều cơ chế để nhà thầu trong nước rộng cửa tham gia. ...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. ...

Huy động mọi nguồn lực để phát triển Đà Nẵng

Sáng 21-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị ...

Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới

(NLĐO) - Công nghiệp quốc phòng vươn ra thế giới; Metro số 1 chính thức vận hành thương mại là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 22-12. ...

Đà Nẵng ‘đi trước mở đường’, phát triển bứt phá, tăng trưởng 2 con số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. ...

Mới nhất

Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6%

Sau gần một năm khởi công, dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi (Quảng Ngãi) có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng chỉ mới giải ngân được khoảng 6% vì vướng mặt bằng. Sau gần một năm khởi công, dự án 3.500 tỷ đồng ở Quảng Ngãi chỉ giải ngân khoảng 6%Sau gần một năm khởi công, dự...

Cơ quan chống Doping thế giới tích cực chuẩn bị cho sự ra mắt của Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm tra

Nhóm cố vấn chuyên gia kiểm tra chiến lược của Cơ quan chống Doping thế giới đã tiến hành họp để rà soát các ý kiến đóng góp cho Dự thảo đầu tiên của Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm tra 2027...

Hạn chế hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong phim ảnh, sân khấu

Từ tháng 1.2025, không sử dụng hình ảnh diễn viên hút thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu; trừ trường hợp...

Mới nhất