Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Việt NamViệt Nam01/11/2023

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng nghề này không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước.
Tác phẩm: Nghề Làm Thúng Chai. Album "Những làng nghề ở Việt Nam" - tác giả Đỗ Tuấn Ngọc
Sản phẩm của nghề truyền thống từ các làng nghề đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo, lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa của dân tộc. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

Tác phẩm: Bóng Diêm Dân. Album "Những làng nghề ở Việt Nam" - tác giả Đỗ Tuấn Ngọc

Tác phẩm: Hong Tơ ở Làng Hồng Lý. Album "Những làng nghề ở Việt Nam" - tác giả Đỗ Tuấn Ngọc

Tác phẩm: Giờ Tan Tầm Trên Đồng Muối. Album "Những làng nghề ở Việt Nam" - tác giả Đỗ Tuấn Ngọc

Tác phẩm: Làng Nghề Bánh Tráng An Thái. Album "Những làng nghề ở Việt Nam" - tác giả Đỗ Tuấn Ngọc

Tác phẩm: Làng làm gốm Phù Lãng. Album "Những làng nghề ở Việt Nam" - tác giả Đỗ Tuấn Ngọc

Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương và trở thành nghề truyền thống.

Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời và nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài.

Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Cục Thông tin Đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trên trang web https://happy.vietnam.vn dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới. Qua đó giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.

Trị giá giải thưởng: 2 giải nhất mỗi giải 100.000.000đ 2 giải nhì mỗi giải 30.000.000đ 2 giải ba mỗi giải 20.000.000đ 10 giải khuyến khích mỗi giải 5.000.000đ 2 giải cho tác phẩm có số lượng bình chọn nhiều nhất mỗi giải 10.000.000đ 2 giải cho tác phẩm có số lượng chia sẻ nhiều nhất mỗi giải 10.000.000đ./.

Vietnam.vn

 
 

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available