Giá tiêu hôm nay 2/1/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 80.000 – 81.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/1/2024, thị trường có thể sắp bước vào chu kỳ tăng mới, giá hồ tiêu trong nước sẽ tăng rất cao. (Nguồn: Ptexim) |
Giá tiêu hôm nay 2/1/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 80.000 – 81.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 80.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (80.000 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (81.500 đồng/kg); Bà Rịa – Vũng Tàu (80.500 đồng/kg) và Bình Phước (81.500 đồng/kg).
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trầm lắng trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu giảm giúp thương lái trong nước hạ giá thu mua để cân đối trước vụ thu hoạch sắp diễn ra.
Tháng cuối cùng của năm 2023, giá tiêu nội địa tăng từ 7.500 đến 9.000 đồng/kg. Có lúc thị trường vượt 85.000 đồng/kg, nhưng bị lực bán tháo tại đỉnh kéo mạnh xuống. Chuyên gia đánh giá, ngoài các yếu tố cung cầu, giá tiêu tháng 12/2023 trong nước chịu tác động lớn từ giới đầu cơ. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn cung dự kiến sụt giảm trong vụ sau.
Tháng 12/2023, thị trường có 2 lần giảm ngay khi vừa chinh phục mốc 85.000 đồng/kg. Lần trước đà giảm đưa thị trường về dưới 80.000 đồng/kg rồi bật tăng trở lại ngay. Chuyên gia nhận định, lần giảm này của thị trường sẽ khó hồi phục hơn.
Tổng kết năm 2023, giá tiêu nội địa tăng trung bình 22.000 đồng/kg. Đầu năm nay trong khoảng 57.500 – 60.000 đồng/kg. Đáng chú ý, năm 2022 giá tiêu nội địa mất trung bình 22.000 đồng/kg. Thị trường đầu năm 2024 đang ở mức xuất phát giống như đầu năm 2022.
Chuyên gia nhận định, đầu niên vụ 2023 – 2024 có thể là thời điểm bắt đầu tăng của chu kỳ mới. Kịch bản có thể lặp lại như 2021, giá tăng mạnh ngay cả khi đang diễn ra vụ thu hoạch và lên đến đỉnh điểm cuối quý III. Quý IV giảm nhẹ nhưng cũng giữ mức tăng trưởng 50% so với đầu năm. Nếu đúng kịch bản trên, giá tiêu nội địa năm 2024 có thể cán mức 120.000 đồng/kg.
Dù tình hình thị trường năm nay và 2021 có nhiều điểm khác nhau, nhưng chuyên gia cho biết tựu chung vẫn là mối lo ngại nguồn cung giảm sút. Khi thu hoạch, người trồng tiêu đang có tâm lý găm hàng; thương lái “ôm” hàng đẩy thị trường tăng mạnh.
Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), cả nước hiện có hơn 140 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hồ tiêu. Trong đó, đơn vị thành viên Hiệp hội chiếm 66,7% tổng khối lượng xuất khẩu sau 11 tháng với 162.686 tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ.
Khối doanh nghiệp ngoài Hiệp hội xuất khẩu 81.165 tấn, tăng 123,9% do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc phục hồi.