Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGia tăng đột biến các ca mắc ho gà có biến chứng

Gia tăng đột biến các ca mắc ho gà có biến chứng


Trẻ nhập viện vì ho gà gia tăng

Hiện nay, tại khu vực miền Bắc đang trong giai đoạn thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng, lúc lạnh điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát triển, lây lan và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, sốt phát ban nghi sởi và thủy đậu cũng ghi nhận rải rác ở nhiều nơi.

Ghi nhận của PV tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện có nhiều bệnh nhi mắc ho gà có biến chứng đang được các bác sĩ chăm sóc và điều trị tích cực.

Ngồi chăm con gái hơn 2 tháng tuổi, chị D.Q.C (Nghệ An) cho biết, trước khi vào viện, bé ho nhiều, ho khò khè, sau đó sốt cao, có đờm và quấy khóc. Do đang có bệnh nền (rối loạn chuyển hóa bẩm sinh), gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thăm khám, các các sĩ chẩn đoán, bé mắc ho gà.

Gia tăng các ca mắc ho gà biến chứng viêm phổi, bố mẹ cần làm ngay việc này để bảo vệ con- Ảnh 2.

Theo các bác sĩ, trẻ mắc ho gà chủ yếu là trẻ dưới 3 tháng tuổi, những trường hợp chưa được tiêm hoặc mới tiêm một mũi vaccine ho gà. Ảnh: N.Mai

Một trường hợp khác cũng đang được điều trị ho gà là bé M.Q (Cầu Giấy, Hà Nội). Mẹ bé cho biết, con trai mới được hơn 1 tháng tuổi, chưa được tiêm phòng vaccine phòng bệnh ho gà. Trẻ vào viện trong tình trạng khò khè, thở rít, bỏ bú và mệt mỏi.

Ngoài 2 trường hợp trẻ sơ sinh, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới còn đang điều trị cho một số trẻ lớn hơn, trong đó có một bé gái 11 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội). Theo người nhà, trẻ ho kéo dài 5 ngày, dù đã mua thuốc giảm ho cho trẻ uống nhưng không khỏi. Sau khi vào viện, được chẩn đoán mắc ho gà và được các bác sĩ điều trị, tình trạng ho của trẻ đã giảm, sức khỏe dần ổn định.

TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận khoảng 40 ca mắc ho gà. Hầu hết các bệnh nhân đều có biến chứng viêm phổi. Hiện tại, còn 7 bệnh nhân có biến chứng vẫn đang được theo dõi và điều trị tại đây.

Trong các ca ho gà vào trong năm nay hầu hết là trẻ dưới 3 tháng tuổi và đều là những trường hợp chưa được tiêm hoặc mới tiêm một mũi. Cũng có một vài ca đã tiêm 3 mũi cơ bản nhưng chưa tiêm nhắc lại. Một vài ca chưa tiêm vì lý do lúc đến lịch tiêm thì trẻ ốm“, TS Lâm nói.

Theo TS Nguyễn Văn Lâm, năm 2019 được đánh giá là ổ dịch ho gà với khoảng hơn 400 ca nhập viện điều trị. Các năm sau đó, số lượng ho gà giảm rõ rệt, chỉ vài ca đến vài chục ca một năm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến giờ, số lượng ca mắc ho gà tăng vọt lên 40 ca. Trong đó, Hà Nội có 24 ca. Vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm, năm nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc ho gà tăng mạnh và có thể tương đương với năm 2019.

Thận trọng trẻ gặp biến chứng nặng do ho gà

TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ho gà là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, tỷ lệ mắc cao nhất là nhóm trẻ chưa được tiêm phòng, chưa đến tuổi tiêm phòng như trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Tuy nhiên, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới cũng ghi nhận khoảng 5-10% trẻ nhập viện là trẻ lớn đặc biệt là các trẻ ở lứa tuổi học đường. Bởi nhóm tuổi này chủ yếu chưa được tiêm phòng nhắc lại bệnh ho gà, khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.

Đơn cử trường hợp bé gái 11 tuổi trên, theo BS Nga, 2 năm đầu đời gia đình cho biết đã tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Tuy nhiên sau đó chưa tiêm nhắc. Đây có thể là yếu tố khiến trẻ mắc bệnh.

Gia tăng các ca mắc ho gà biến chứng viêm phổi, bố mẹ cần làm ngay việc này để bảo vệ con- Ảnh 3.

TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, năm nay tỷ lệ bệnh nhân mắc ho gà tăng mạnh, có thể tương đương năm 2019. Ảnh: N.Mai

Với bệnh nhân mắc ho gà, theo TS Nguyễn Văn Lâm, trẻ thường khởi phát bởi những cơn ho, sau đó ho nặng dần, ho rũ rượi, có thể có tím, ngừng thở trong cơn. Sau cơn ho, trẻ xuất hiện thở rít, thở rít vào. Một số trường hợp trẻ ho kèm nôn ra thức ăn và đờm trắng dính khiến trẻ rất mệt, khó chịu. Cơn ho cứ tiếp diễn như vậy, kéo dài 1, 2 tháng thậm chí 3 tháng làm cho trẻ kém ăn, bỏ bú và có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Lâm, ho gà là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, có thể kéo dài hơn 20 ngày nếu không được điều trị. Trường hợp bệnh nhân được điều trị, tỷ lệ lây từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác chỉ khoảng 5 ngày. Thông thường một liệu trình điều trị bệnh nhân ho gà kéo dài từ 7-10 ngày. Sau đó, sẽ điều trị theo đơn của bác sĩ. Các trường hợp có biến chứng nặng, thời gian điều trị sẽ kéo dài lâu hơn.

Theo đó, các biến chứng của ho gà bao gồm viêm phổi, có thể do ho gà cũng có thể do bội nhiễm, nhất là khi trẻ hít phải bã thức ăn, hoặc hít ngược đờm rãi vào trong phổi. Bên cạnh đó, trẻ có thể gặp tình trạng tăng áp phổi hoặc biến chứng viêm não, viêm màng não do ho gà. Trong đó, trẻ dưới 3 tháng tuổi là nhóm đối tượng gặp biến chứng cao nhất.

Làm gì để phòng ngừa ho gà cho trẻ?

Theo các bác sĩ, ho gà là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng có thể dự phòng được bằng vaccine. Bố mẹ cần cho trẻ tiêm vaccine ho gà khi trẻ được 2 tháng tuổi và tiêm 2 mũi tiếp theo (lúc trẻ 3 và 4 tháng tuổi), mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Khi trẻ 18 tháng, tiêm nhắc lại cho trẻ một mũi. Sau đó 3-5 tuổi nhắc lại mũi nữa.

Gia tăng các ca mắc ho gà biến chứng viêm phổi, bố mẹ cần làm ngay việc này để bảo vệ con- Ảnh 4.

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: N.Mai

Đến tuổi vị thành niên hoặc trước khi sinh đẻ cũng nên tiêm phòng ho gà. Việc này không chỉ giúp bảo vệ người mẹ mà còn có khả năng bảo vệ em bé khi chào đời, giảm nguy cơ mắc ho gà.

Theo nhận định của TS Nguyễn Văn Lâm, ho gà và một số bệnh có vaccine dự phòng, chu kỳ 3-5 năm sẽ xuất hiện trở lại với nhiều nguyên nhân. Trong đó, chủ quan nhất là do tiêm chủng không đầy đủ hoặc do ý thức của bố mẹ chủ quan “không tiêm cũng được”.

Điều quan trọng nhất để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm đã có vaccine là chúng ta phải tiêm vaccine đầy đủ những mũi cơ bản, sau đó tiêm nhắc lại theo đúng lịch trình của Tổ chức Y tế thế giớiBộ Y tế đã khuyến cáo“, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo.

Ngoài tiêm phòng ho gà, theo các bác sĩ, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bố mẹ nên dạy trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở sạch sẽ; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà…

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các địa phương tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh.

Thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp chống dịch phù hợp, kịp thời.

Bên cạnh đó, thúc đẩy triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình TCMR đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi, nhất là trong thời gian bị gián đoạn cung ứng vaccine phòng bệnh.

Đẩy mạnh truyền thông về nguy cơ mắc bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh ho gà, các bệnh dự phòng bằng vaccine để người dân chủ động thực hiện phòng bệnh; vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch và khuyến khích việc tiêm vaccine phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời…

Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh, tập trung vào khu vực có ghi nhận trường hợp mắc bệnh, các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp, chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng để chủ động ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân

Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đếnBạch hầu, sởi, ho gà, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… tràn qua, cuốn một số địa phương vào vòng xoáy dịch bệnh, gây ra hệ lụy lớn đối với sức khỏe và tính mạng người dân. Hàng tỷ liều vắc-xin đã góp phần đẩy...

Không chủ quan với đau nhức cột sống

Triệu chứng sớm nhất và đặc trưng của viêm cột sống dính khớp là đau vùng lưng, thắt lưng, có thể kèm theo cứng cột sống vào buổi sáng. Không chủ quan với đau nhức cột sống Anh K. (28 tuổi) không thể xoay người, đi lại cứng đơ, bác sỹ mổ không thể gây tê cột sống như thông thường mà phải gây mê nội...

Dịch sởi và ho gà tăng 8 – 25 lần

Học sinh các cấp đang quay trở lại trường học, do đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Sở GD-ĐT và trường học trên cả nước chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh, sinh viên...

Bệnh ho gà tăng tại nhiều địa phương

Cùng với nhiều địa phương khác, dịch ho gà đang tăng số ca mắc tại Hà Nam, đòi hỏi người dân cần quan tâm đến công tác tiêm chủng. Có 4 ca mắc tại địa chỉ tại các xã: Thanh Nguyên (huyện Thanh Liêm); Nhân Khang (huyện Lý Nhân), Kim Bình (thành phố Phủ Lý). Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nam đã tiến...

Bảo vệ trẻ khỏi biến chứng ho gà bằng vắc-xin

Bé trai 1 tháng tuổi ở Hà Nội vừa nhập viện vào Khoa Nhi - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương trong khoảng ngày thứ 15 - 20 của bệnh. Theo các bác sỹ, khi vào viện bé đã có những biểu hiện đặc trưng của ho gà. Ho kéo dài từ 6-7 tiếng mỗi cơn, có đờm, mặt đỏ, môi tím tái và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 cung hoàng đạo nam luôn vương vấn mối tình đầu

GĐXH - Mối tình đầu với 5 cung hoàng đạo nam này là chuyện cả đời không bao giờ quên được. ...

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm

GĐXH - Người phụ nữ không tin vào kết quả khám sức khỏe của mình sau 1 năm kiên trì ăn 1 quả trứng luộc vào mỗi buổi sáng. ...

siêu sao mê thời trang tối giản và đưa phong cách này lên tầm cao mới

Nếu yêu thích phong cách thời trang tối giản, chị em có thể tham khảo style của Rosé. ...

Có tiền cũng không mua được

Mới đây, bức ảnh một nhóm bạn tái hiện khoảnh khắc trong chuyến du lịch đầu tiên của họ 50 năm về trước đã thu hút sự chú ý của nhiều người. ...

Vì sao con người không bị đè bẹp bởi áp suất không khí dù bầu khí quyển nặng tới 5,1 tỷ tỷ kg?

Dù không khí nhẹ hơn cơ thể chúng ta, tổng khối lượng bầu khí quyển vẫn vô cùng lớn, lên tới 5,1 tỷ tỷ kg (11,24 tỷ tỷ pound). ...

Bài đọc nhiều

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi theo cách này để ổn định đường huyết, ngừa biến chứng tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi được không?Măng tươi là loại thực phẩm có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon và được nhiều người ưa thích như canh măng, măng hầm chân giò, măng...

Chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất

(ĐCSVN) - Đây là lần đầu tiên Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Cuộc thi Cán bộ Công đoàn giỏi, nhằm tạo diễn đàn để cán bộ công đoàn y tế trên cả nước có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn. Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Cán bộ...

Đưa vào hoạt động hệ thống MRI 3.0 Tesla

Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu đưa vào hoạt động hệ thống MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI. Đây là hệ thống hiện đại lần đầu tiên có mặt tại Bạc Liêu. ...

Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn

Từ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho 24.643 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó sản phẩm trong nước chiếm 84,7%. Bộ trưởng Bộ Y tế: Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khănTừ năm 2022 đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho 24.643 sản phẩm thực phẩm bảo vệ...

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không hay biết'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Cùng chuyên mục

Vì sao vắc xin chống ung thư của Nga mới mở cổng tìm người chịu thử thì đã phải đóng?

Vắc xin chống ung thư mới của Nga có tên Enteromix, là loại vắc xin tiêu khối u, hoạt động theo nguyên lý 'ngựa thành Troy'. Theo phóng viên TTXVN tại Matxcơva ngày 21-12, mới đây Nga thông báo tuyển tình nguyện viên để...

Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội Xuân 2025. Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất TỵBan Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ký quyết định ban hành kế hoạch triển khai...

Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bộ Y tế sẽ đề xuất cơ chế đặc thù nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc hoàn thiện và đưa vào hoạt động hai bệnh viện lớn Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, sau hàng chục năm thi công. Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2Bộ Y tế sẽ đề xuất cơ chế đặc thù nhằm giải quyết các khó khăn,...

Mỗi sáng ăn 1 quả trứng luộc, người phụ nữ nhận kết quả bất ngờ sau 1 năm

GĐXH - Người phụ nữ không tin vào kết quả khám sức khỏe của mình sau 1 năm kiên trì ăn 1 quả trứng luộc vào mỗi buổi sáng. ...

Khởi động chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh”

Chương trình có sự tham gia của lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương; lãnh đạo Trung ương Đoàn; lãnh đạo Bộ Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam... cùng hơn 5.000 thanh niên và người dân Thủ đô. Chương trình Tiếp cận y tế toàn diện do Trung ương Đoàn và Bộ Y tế chỉ đạo, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng các đơn vị đối tác như AstraZeneca Việt Nam triển khai với 3 định hướng và 5...

Mới nhất

Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trong đêm lạnh

(Dân trí) - Một bé trai sơ sinh bị bỏ lại trước cổng nhà dân tại Quảng Trị, kèm mảnh giấy viết tay với nội dung "Nhờ gia đình nuôi giúp. Vì hoàn cảnh quá khó khăn không có khả năng nuôi". Ngày 21/12, ông Lê Văn Khánh, Chủ tịch UBND phường An Đôn, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng...

Hợp tác xây dựng mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu

NDO - Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024, ngày 19/12, Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Advanced Business Events (ABE) - Pháp và 3 Points Aviation - Canada để tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không...

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) tổ chức tại Hà Nội, Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai". ...

Hoa hậu Thảo Nguyên ‘làm nóng’ phiên chợ xuyên biên giới Việt – Lào

Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên - tân hoa hậu Việt Nam thời đại - 'làm nóng' phiên chợ xuyên biên giới Việt - Lào. Tuy...

Xiaomi 15 Ultra sẽ hỗ trợ sạc nhanh 90W

Sau khi tung ra bộ đôi Xiaomi 15 và Xiaomi 15 Pro, Xiaomi tiếp tục phát triển Xiaomi 15 Ultra dự kiến ra mắt đầu năm 2025. Được biết, thông tin về điện thoại kế nhiệm Xiaomi 14 Ultra đã được chia sẻ khá nhiều trong thời gian qua. Hôm nay, Xiaomi 15 Ultra vừa được phát hiện đạt chứng nhận...

Mới nhất