Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếGia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma

Gia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma


Bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma tăng cao nhất

Theo thống kê của Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), năm 2022 ghi nhận gia tăng các ca mắc cúm trái mùa (tháng 5 – 6.2022), Adenovirus (tháng 9 – 10.2022) và trong năm nay các số liệu về bệnh lý Mycoplasma, tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng được cập nhật.

Về tình hình bệnh truyền nhiễm 7 tháng vừa qua, trong số các bệnh được giám sát, số ca mắc cúm A ghi nhận ở mức cao với 6.347 trường hợp; tiếp đến là các ca nhiễm RSV (6.790); tay chân miệng (2.552 ca); Adenovirus (762 ca); cao nhất là các ca nhiễm vi khuẩn Mycoplasma với 7.939 trường hợp được ghi nhận.

Gia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma - Ảnh 1.

Bệnh nhi 8 tuổi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma

Theo PGS-TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm hô hấp, BV Nhi T.Ư, viêm phổi có nhiều căn nguyên, trong đó vi khuẩn Mycoplasma là tác nhân quan trọng gây viêm phổi ở cộng đồng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp ở nhóm trẻ lớn. Theo một nghiên cứu của Mỹ, trẻ từ 5 – 10 tuổi, tỷ lệ mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma là 16%; trong khi nhóm trẻ 10 – 17 tuổi, tỷ lệ này lên đến 23%.

Tại BV Nhi T.Ư, trong số nhập viện gần đây có bệnh nhi (BN) 8 tuổi, ở Lào Cai. Khởi đầu, trẻ xuất hiện sốt cao liên tục, húng hắng ho, gia đình cho trẻ đi khám tại BV gần nhà, được chẩn đoán sốt vi rút. Trẻ được theo dõi tại nhà thêm 3 ngày nhưng không hết sốt. BN được đưa đến điều trị tại BV Nhi T.Ư khi diễn biến bệnh sang ngày thứ 5, với biểu hiện sốt cao liên tục từng cơn, ho khan, phát ban toàn thân, chụp X-quang phổi có hình ảnh viêm phổi. Kết quả xét nghiệm chuyên sâu đưa ra chính xác vi khuẩn gây viêm phổi là Mycoplasma.

Tương tự, BN 10 tuổi, ở Thái Bình, được đưa đến BV trong tình trạng ho nhiều kèm sốt cao liên tục, đau ngực, khó thở, phát ban toàn thân, sau khi đã được điều trị tại BV tuyến dưới 9 ngày không đỡ. Tại BV Nhi T.Ư, các kết quả cho thấy trẻ bị viêm phổi thùy, tràn dịch màng phổi trái do Mycoplasma.

Theo Trung tâm hô hấp – BV Nhi T.Ư, khi cao điểm, mỗi ngày trung tâm tiếp nhận từ 150 – 160 BN điều trị nội trú, trong đó các ca nhiễm vi khuẩn Mycoplasma chiếm khoảng 30% (khoảng 30 – 40 BN).

Gia tăng các ca viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma - Ảnh 2.

Vi khuẩn Mycoplasma

Triệu chứng viêm phổi và ngoài phổi

Khi vi khuẩn Mycoplasma xâm nhập cơ thể, thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 3 tuần. Sau thời gian này, bệnh sẽ khởi phát với những biểu hiện viêm long đường hô hấp: hắt hơi, sổ mũi, sốt.

Trẻ em bị viêm phổi có thể bị sốt cao, sốt liên tục từ 39 – 40 độ C. Ngoài ra, trẻ còn ho nhiều, ho rũ rượi từng cơn, ho đi kèm khó thở, thở nhanh gấp gáp. Những trẻ lớn có thể có cảm giác đau ngực, đau đầu, đau cơ, cứng cơ…

Đặc biệt, trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma có thể có biểu hiện những biến chứng ngoài phổi khác như viêm kết mạc, nổi mề đay trên da, biến chứng tim mạch, biến chứng đường tiêu hóa, tiết niệu…

Những triệu chứng viêm phổi do Mycoplasma ở trẻ rất dễ nhầm với những tác nhân viêm phổi khác như viêm phổi do vi rút, viêm phổi do vi khuẩn khác vì cùng có những biểu hiện như: sốt, ho, khó thở hoặc chụp phim X-quang phổi có những tổn thương trên phim.

Viêm phổi do vi khuẩn hay vi rút nói chung và viêm phổi do Mycoplasma nói riêng đều có con đường lây truyền tiếp xúc qua đường giọt bắn. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như viêm long đường hô hấp, sốt cao, ho khó thở và đặc biệt xảy ra ở những trẻ lớn từ 4 – 10 tuổi, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và làm xét nghiệm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, vì có thể BN có những biến chứng mà cha mẹ không thể phát hiện ra như sốt cao có biểu hiện ngoài phổi, hoặc viêm phổi nặng và suy hô hấp.

Để chẩn đoán xác định tác nhân viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma, cần phải làm xét nghiệm đặc hiệu, theo Trung tâm hô hấp – BV Nhi T.Ư. 



Source link

Cùng chủ đề

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng liên tục

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã nhận định như vậy khi cập nhật số liệu mới nhất về số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM. Trong tuần 44, TP.HCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước. ...

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 74 ca mắc; Cầu Giấy, Thanh Oai đều ghi nhận 43 ca; Nam Từ Liêm (41); Đống Đa (36); Ba Đình (33); Thanh Xuân (27); Thường Tín, Hai Bà Trưng (26); Hoàng Mai, Đan Phượng (22); Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Trì (20). Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân: Quan Hoa (Cầu Giấy)...

Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, diễn ra ngày 1/11.Theo bác sĩ Cấp, sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất...

H’Hen Niê hóa nữ chiến binh quyến rũ, thu hút của Hà Thanh Việt

Trong những thiết kế mang đậm chất nghệ thuật với hình ảnh chủ đạo là những đôi cánh...

Bài đọc nhiều

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh về việc thiếu vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộngBộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ...

Phát hiện kiểu ngủ tối ưu nhất để người lớn tuổi sống thọ hơn

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu BMC Public Health đã khám phá tác động của các kiểu ngủ khác nhau đến 'quá trình lão hóa thành công' ở người lớn tuổi. ...

Cùng chuyên mục

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộnPhương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăngTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7...

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Mới nhất