Trang chủChính trịNgoại giaoGia nhập BRICS - tia hy vọng mới của kinh tế Ethiopia?

Gia nhập BRICS – tia hy vọng mới của kinh tế Ethiopia?


Bị bao vây bởi những khó khăn kinh tế, những ngày đầu tiên của Ethiopia với tư cách là thành viên mới của BRICS không mấy dễ dàng.

(Nguồn: DW)
Nền kinh tế thế giới suy yếu, hậu quả của Covid-19 đại dịch, biến đổi khí hậu, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và xung đột ở Trung Đông đang ảnh hưởng tới Ethiopia. (Nguồn: DW)

Ngay trước thềm Năm mới 2024, tin không vui đã đến với Ethiopia khi chính phủ ở Addis Ababakhi không thể thanh toán khoản lãi 33 triệu USD cho trái phiếu chính phủ quốc tế.

Cuối năm 2023, Bộ Tài chính Ethiopia nói rằng, họ đã nỗ lực đàm phán lại các điều khoản trái phiếu trước thời hạn thanh toán lãi. Tuy nhiên, các bên không đạt được thỏa thuận về việc gia hạn trả lãi suất và chia nhỏ các đợt thanh toán cho khoản nợ trái phiếu 1 tỷ USD của nước này. Khoản nợ dự kiến đáo hạn vào tháng 12/2024.

Hiện tại, quốc gia châu Phi đang trong quá trình đàm phán về một gói viện trợ với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để thúc đẩy tình trạng suy thoái của đất nước.

Nền kinh tế sẽ trở lại đúng hướng?

Tháng 8/2023, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) thông báo đã kết nạp thêm 5 thành viên mới là Ai Cập, Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ethiopia vào ngày 1/1/2024.

Thời điểm đó, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed vui mừng chia sẻ rằng: “Đây là một thời điểm quan trọng với Ethiopia, các nhà lãnh đạo BRICS đã chấp thuận để chúng tôi gia nhập khối. Ethiopia sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên vì một trật tự thế giới thịnh vượng và toàn diện”.

Việc tham gia BRICS mang đến một tia hy vọng ở Ethiopia. Bộ trưởng Tài chính Ethiopia Ahmed Shide nói với đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN rằng, động thái này là một lợi ích ngoại giao quan trọng đối với đất nước.

Ông khẳng định: “Ethiopia sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác truyền thống. Nhưng đất nước cũng sẽ cải thiện đáng kể quan hệ với các đối tác mới – chẳng hạn như các nước trong BRICS – nơi có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng”.

“Quyết định kết nạp Ethiopia là thành viên mới của BRICS đến thật bất ngờ!” – DW viết.

Trong các dự đoán về những ứng viên tiềm năng gia nhập nhóm, Ethiopia hiếm khi được nhắc tới. Thay vào đó là những cái tên “máu mặt” như Saudi Arabia, UAE, Iran, Argentina, Algeria…

Susanne Stollreiter, người đứng đầu Quỹ Friedrich Ebert (FES) ở thủ đô Addis Ababa cho biết, đất nước có những yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc gia nhập BRICS. Ethiopia rất quan trọng từ quan điểm địa chính trị. Quốc gia này có dân số đông thứ hai châu Phi, vì vậy, nền kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Truyền thông quốc tế cũng đánh giá, kể từ đầu những năm 2000, Ethiopia đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ấn tượng (trung bình trên 10%), đưa nước này trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Nhờ tốc độ tăng trưởng “chưa từng có” và tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng trong khu vực, Ethiopia đã trở thành “gã khổng lồ” mới nổi ở Đông Phi. Nước này đã phát triển mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong khi đó, các công ty Ấn Độ đang tích cực mua đất ở Ethiopia.

Tuy nhiên, trước tiên, theo bà Susanne Stollreiter, đất nước phải giải quyết các vấn đề kinh tế của mình. Ethiopia đang trên bờ vực vỡ nợ, thiếu ngoại tệ và lạm phát tràn lan. Điều này đang gây tổn hại cho người dân.

Nền kinh tế thế giới suy yếu, hậu quả của Covid-19 đại dịch, biến đổi khí hậu, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và xung đột ở Trung Đông đang ảnh hưởng tới Ethiopia.

Nhà phân tích Stollreiter kỳ vọng, nỗ lực kết nối với thế giới của Ethiopia sẽ đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng bằng cách mở rộng thương mại, thúc đẩy quan hệ với các đối tác thương mại và đầu tư.

Hỗ trợ tài chính từ BRICS

Một trong những ý tưởng sáng lập của BRICS là chống lại sự thống trị của phương Tây trong chính sách tài chính quốc tế. Gần 10 năm trước, họ bắt đầu thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) như một giải pháp thay thế cho các tổ chức quốc tế bap gồm Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF. Khi NDB phát triển, Ethiopia có thể được hưởng lợi từ các hình thức tài trợ mới.

Chuyên gia Lukas Kupfernagel, người đứng đầu văn phòng Ethiopia của Quỹ Konrad Adenauer (KAS) nhận thấy, điều này có thể giúp đất nước châu Phi thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện do phương Tây áp đặt để nhận được tín dụng từ IMF và thay đổi hoàn toàn tình hình.

Trong khi đó, ông Seife Tadelle Kidane từ Đại học Nam Phi cũng tin rằng, NDB có khả năng thúc đẩy BRICS tiến lên. Với sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng này, các nước có thể xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định.

Nhưng cũng ông cảnh báo: “Không có sự hào phóng như vậy trong chính trị và kinh tế quốc tế. Mọi quốc gia đều đang lo cho chính mình. Ethiopia nên linh hoạt”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Ngoại giao Nga tin vào hệ thống thanh toán riêng của BRICS

(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga và Trưởng đoàn BRICS, ông Sergey Ryabkov, khẳng định rằng việc xây dựng một hệ thống thanh toán và giao dịch riêng cho BRICS là hoàn toàn khả thi. ...

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và BRICS sẽ đưa thế giới đến đâu?

(CLO) Tổng thống mới đắc cử Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 100% đối với các nước BRICS nếu khối tìm cách “thay thế đồng đô la”. Cuộc chiến thuế quan này đang gây ra mối lo ngại tác động tiêu cực đối với thị...

Lời đe dọa áp thuế của ông Trump có hiệu quả không?

(CLO) Ông Donald Trump mới đây đã đe dọa áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các nước BRICS nếu họ phát triển một loại tiền tệ mới nhằm cạnh tranh với đồng USD. ...

Donald Trump dọa áp thuế 100% đối với các nước BRICS

(CLO) Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ yêu cầu nhóm BRICS không tạo ra một đồng tiền chung mới, nếu không sẽ áp mức thuế lên đến 100% đối với hàng hóa của các quốc gia thuộc nhóm này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Tổng thống Ukraine thừa nhận điều cay đắng, Quốc vương Campuchia đến Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Sức mạnh mềm tăng cường gắn kết Việt Nam với thế giới

Với sự đan xen cùng đối ngoại nhân dân để tạo sự gắn kết sâu rộng trong quan hệ giữa các nước, đối ngoại văn hóa được đánh giá sẽ phát huy hiệu quả sâu rộng khi được đầu tư phù hợp. Sức mạnh mềm thời hội nhập Đó là nhận xét của một cựu đại sứ VN tại một nước châu Âu khi trả lời Thanh Niên về ngoại giao văn hóa trong chiến lược ngoại giao quốc gia, xây...

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Cùng chuyên mục

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Một công ty Mỹ bị Nga đưa vào danh sách các tổ chức “không mong muốn”

Ngày 18/12, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết đã đưa công ty an ninh mạng tư nhân của Mỹ Recorded Future (RF) vào danh sách các tổ chức "không mong muốn".

Lo “bão” thuế quan từ ông Trump, Italy kêu gọi EU cởi mở, ngăn chặn các tranh chấp thương mại

Liên minh châu Âu (EU) cần có cách tiếp cận thực tế với chính quyền sắp tới của ông Donald Trump để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Mỹ.

Mới nhất

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. ...

Người trúng đấu giá biển số VIP 30L-999.99 đã nộp đủ hơn 12 tỷ đồng

Biển số Hà Nội 30L-999.99 được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến vào trưa 4/12. Sau nhiều vòng đấu, một khách hàng đã trúng đấu giá với số tiền hơn 12,1 tỷ. ...

Tổng kiểm kê tài sản công là nền tảng minh bạch hóa và tối ưu nguồn lực quốc gia

(ĐCSVN) - Cục trưởng Cục Quản lý công sản Nguyễn Tân Thịnh cho biết, công tác tổng kiểm kê lần này không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản công mà còn là bước đi quan trọng để hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 18/12,...

Đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách hạn chế xuất khẩu công nghệ cao

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ ủng hộ việc tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư bền vững giữa hai nước; sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt...

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Sau buổi lễ, các tình nguyện viên sẽ cùng giảng dạy với các giáo viên tiếng Anh Việt Nam tại các trường trung học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Mới nhất