Giá heo hơi hôm nay 29/1 ghi nhận chững lại trên cả nước sau nhiều ngày đi lên, dao động trong khoảng 52.000 – 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 29/1: Giá heo hơi đi ngang, vẫn chưa tới mốc 60.000 đồng/kg, lo tình trạng nhập lậu. (Nguồn: VOV) |
Giá heo hơi hôm nay 29/1
*́ Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc đồng loạt đi ngang trong hôm nay.
Hiện tại, heo hơi ở các tỉnh Nam Định, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang đang được thu mua với giá thấp nhất khu vực là 57.000 đồng/kg.
Thương lái tại các địa phương còn lại duy trì giao dịch heo hơi với giá 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 57.000 – 58.000 đồng/kg.
* Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên không ghi nhận thay đổi mới về giá.
Theo đó, giá heo hơi tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận là 54.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Trong khi đó, ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có giá heo hơi cao nhất là 56.000 đồng/kg.
Các tỉnh còn lại duy trì giao dịch heo hơi ổn định ở mức 55.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 54.000 – 56.000 đồng/kg.
* Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi cũng chững lại theo xu hướng chung.
Cụ thể, thương lái tại Đồng Nai đang thu mua heo hơi với giá tương ứng là 56.000 – cao nhất khu vực.
Các địa phương còn lại trong khu vực có giá heo hơi ổn định trong khoảng 52.000 – 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 52.000 – 56.000 đồng/kg.
* Lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, do giá thành chăn nuôi heo ở Campuchia thấp hơn Việt Nam, vì vậy, có thể xảy ra tình trạng nhập lậu.
Giá heo hơi Việt Nam hiện ở mức 55.000 – 56.000 đồng/kg, trong khi heo hơi Campuchia bán cho các thương lái nhập lậu vào nước ta chỉ ở mức 42.000 – 45.000 đồng/kg.
“Chi phí chăn nuôi heo hiện nay quá cao, giá loại bột thịt chủ yếu trong thức ăn chăn nuôi của Việt Nam lên tới 6.000 đồng/kg, giá loại bột thịt này ở Campuchia chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, rẻ hơn một nửa.
Bên cạnh đó, lượng thịt heo của Campuchia mấy năm nay tăng mạnh nguồn cung trong khi nhu cầu không nhiều nên họ tìm cách bán sang Việt Nam tiêu thụ”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết.
Thực trạng này làm tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm… cũng như nguy cơ động vật được cho ăn chất cấm để kích thích tăng trưởng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng ngành chăn nuôi và sức khoẻ người dân.