Trang chủDestinationsGia LaiGia đình có 5 đời theo nghiệp cải lương | Báo Gia...

Gia đình có 5 đời theo nghiệp cải lương | Báo Gia Lai điện tử



Một gia đình nghệ nhân ưu tú ở Vĩnh Long có truyền thống “phụ truyền tử kế”, 5 đời đam mê các loại hình đờn ca tài tử Nam bộ, hát bội, cải lương.

“Phụ truyền tử kế” 5 đời

Chia sẻ về thời vàng son của đờn ca tài tử Nam bộ, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tốt (nghệ danh Vũ Linh Tâm, 65 tuổi, ngụ xã Long Phước, H.Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết gia đình ông theo nghiệp đờn ca tài tử, cải lương đã 5 đời theo kiểu cha truyền con nối, kể từ đời ông nội. Đến đời ông Tốt thì được học hành bài bản hơn, vì thời điểm đó là thời vàng son của cải lương Nam bộ.

Gia đình có 5 đời theo nghiệp cải lương ảnh 1

Hai ông cháu Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm diễn trích đoạn Câu Thơ yên ngựa. Ảnh: NVCC

Ông Tốt cho biết cải lương chính là “con đẻ” của đờn ca tài tử Nam bộ, được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài tổ cho 4 điệu hơi, gồm: 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly). Nhạc cụ được sử dụng đa dạng gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam, song loan… Sau này có thêm đàn phím lõm, violon, guitar điện, đàn organ, trống điện…

Theo thống kê của Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh có 899 CLB, đội, nhóm đờn ca tài tử với 8.085 thành viên, trong đó tiêu biểu nhất là H.Vũng Liêm có 189 CLB, đội, nhóm với 1.227 thành viên; kế đến là H.Long Hồ (133 CLB, đội, nhóm), tăng gần 4,6 lần so với đợt kiểm kê năm 2013 (197 CLB).

“Từ những năm 80 của thế kỷ trước, đoàn cải lương Bông Hồng Vàng được thành lập và là 1 trong 3 đoàn cải lương của Vĩnh Long. Thời điểm đó được xem như thời vàng son của cải lương, bởi ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các đoàn cải lương đã phát huy vai trò của mình trên mặt trận văn hóa, tuyên truyền việc tốt, phê phán cái xấu và rất được người dân đón nhận. Sân khấu dàn dựng không quá cầu kỳ, chỗ ngồi ít, vé bán lúc nào cũng hết sạch. Hiện có người con giữa và 2 cháu nội đam mê theo nghề nên tôi rất vui vì có người kế thừa truyền thống của gia đình”, ông Tốt vui vẻ kể.

Theo ông Tốt, đến khoảng năm 2000, khi có nhiều loại hình văn hóa của nước ngoài du nhập, internet phát triển, khán giả của loại hình này thưa dần, chi phí không đủ để hoạt động nên đoàn cải lương Bông Hồng Vàng chính thức giải thể. Tuy nhiên, để tiếp lửa đam mê cho các nghệ sĩ, ông Tốt đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) sân khấu Vĩnh Long để làm nơi “hội tụ” các tài năng và giao lưu, biểu diễn phục vụ khán giả. “Năm 2008, tôi vinh dự được cùng đoàn của VN đi biểu diễn ở Mỹ nhằm quảng bá các loại hình văn hóa dân gian của nước nhà. Tôi cảm thấy rất vui vì được đưa loại hình nghệ thuật đặc sắc này đến công chúng nước ngoài”, ông Tốt kể.

Gia đình có 5 đời theo nghiệp cải lương ảnh 2

Diễm Hằng trang điểm trước buổi diễn. Ảnh: NVCC

Quyết tâm nối nghiệp ông nội

Nguyễn Phạm Diễm Hằng (20 tuổi, cháu nội ông Tốt) kể rằng từ lúc 4, 5 tuổi, em đã theo cha và ông nội xem biểu diễn cải lương, hát bội, đờn ca tài tử. Những lúc ông và cha tập bài trước buổi biểu diễn, Diễm Hằng cũng đứng múa theo. Nhận thấy em có niềm đam mê nên ông nội đã tập cho em từ nhỏ. Buổi biểu diễn đầu tiên được đứng trên sân khấu với ông nội là năm em 12 tuổi, diễn trích đoạn Trảm Trịnh Ân.

Tháng 6.2022, UBND tỉnh Vĩnh Long có quyết định phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2 (2022 – 2025), với mục tiêu tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, tạo điều kiện để thực hành, sáng tạo và truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trong gia đình, nhà trường, CLB, cộng đồng dân cư và lồng ghép vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật…

“Em nhớ như in năm đó là 2015, tại hội trường UBND tỉnh Vĩnh Long, đó cũng là ngày ông nội nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú do Chủ tịch nước tặng. Lần đầu trên sân khấu, lại là sân khấu lớn đối với em, nên em được tập dợt rất nhuần nhuyễn. Buổi biểu diễn thành công, em rất vui khi niềm ao ước bấy lâu là được song diễn cùng ông nội đã thành hiện thực”, Diễm Hằng vui vẻ nhớ lại.

Diễm Hằng cho biết thêm, em vừa tham gia trợ diễn cho nghệ sĩ Nguyễn Thế Tâm với tác phẩm Tình yêu và đại nghĩa do ông nội biên soạn và giành được giải nhì tại cuộc thi Bông lúa vàng 2022. “Lần đầu tiên được đứng trên sân khấu lớn, em rất vui mừng, mong muốn lần tới người diễn chính sẽ là em. Sắp tới, em dự định sẽ theo học một ngành về nghệ thuật để có thêm kiến thức nhằm gìn giữ loại hình nghệ thuật cổ truyền và phát huy truyền thống của gia đình”, Diễm Hằng chia sẻ.

Gia đình có 5 đời theo nghiệp cải lương ảnh 3

Đoàn biểu diễn của Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm phục vụ du khách nước ngoài một trích đoạn hát bội. Ảnh: NVCC

Chung tay gìn giữ

Theo ông Tốt, loại hình đờn ca tài tử, cải lương, hát bội tuy đã qua thời vàng son nhưng trong các đám tiệc, đặc biệt là các lễ hội ở Nam bộ, loại hình này lúc nào cũng góp mặt. Hiện tại, CLB của ông đang phối hợp với chính quyền tổ chức biểu diễn cho người nước ngoài xem và họ rất thích thú.

“Với chính sách mở cửa du lịch, đón khách quốc tế hiện nay, tôi tin tưởng loại hình nghệ thuật đặc sắc này sẽ có thêm đất dụng võ. Tuy nhiên, điều tôi luôn trăn trở là đội ngũ kế thừa hiện nay quá ít, trong khi những người đi trước cứ lần lượt qua đời, số còn lại cũng đã già yếu. Do đó, tôi hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều cuộc thi như Bông lúa vàng để tìm kiếm, đào tạo nguồn kế thừa cho loại hình nghệ thuật này”, ông Tốt nói.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/gia-dinh-co-5-doi-theo-nghiep-cai-luong-185230514003205195.htm



Source link

Cùng chủ đề

Tọa đàm phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ tại TPHCM

Sáng 18-9, tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Sở VH-TT TPHCM phối hợp Hội Sân khấu TPHCM tổ chức tọa đàm Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TPHCM hiện nay. Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu lý luận phê bình lĩnh vực sân khấu và đông đảo các nghệ sĩ, tác giả, đạo...

Hát Bội: Tiếng Vọng Của Quá Khứ Và Hành Trình Tìm Lại Ánh Hào Quang

Khi nhắc đến Hát Bội, một loại hình nghệ thuật sân khấu đã in sâu vào tâm hồn của người dân Việt Nam, người ta không thể không nghĩ đến những buổi diễn rực rỡ sắc màu, những âm thanh trống chiêng vang vọng, và những nhân vật lịch sử oai hùng được tái hiện sống động trên sân khấu. Từ Bắc vào Nam, Hát Bội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa,...

Cải lương Hồ Quảng – nghệ thuật kết tinh từ nghệ thuật

Sức hấp dẫn nằm ở âm nhạc, trang phục và vũ đạo, các bài bản cải lương Hồ Quảng rất rộn ràng, phấn khích, trang phục thì rực rỡ, vũ đạo uyển chuyển, rất đẹp. Cải lương Hồ Quảng tiếp thu từ hát bội những trình thức vũ đạo rất hay, rất đẹp và phát triển thêm lên, người xem mê mẩn. Mỗi lần nghệ sĩ đi gối, đi xuyến là khán giả vỗ tay. Một sân khấu rộn...

Bạc Liêu có những địa điểm check-in tuyệt vời này

Hãy cùng khám phá những địa điểm tuyệt vời không thể bỏ qua khi đến với Bạc Liêu....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Vụ nổ súng ở Khánh Hòa: Nghi phạm là con rể ‘hờ’ | Báo Gia Lai điện tử

Nghi phạm vụ nổ súng bắn người ở Khánh Hòa đang chung sống như vợ chồng với con gái của nạn nhân.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Lan tỏa một thương hiệu

Chỉ cần vào trang facebook của nhiều cựu học sinh Trường Phan mỗi khi đến dịp 20/11, khi Tết đến Xuân về, mỗi dịp hội trường thì hình ảnh của những người thầy tận tụy, tận tâm, tận...

Triển khai đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa

Theo Nghị quyết, triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28 tháng 6 năm 2024 bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật,...

Ninja Van lên tiếng, chuyển tiền cho công ty con ở Việt Nam trước thông tin chậm lương

Ngoài ra, phía công ty ghi nhận tất cả những thắc mắc, quan ngại của từng nhân viên và đã chuyển đến ban lãnh đạo Tập đoàn Ninja Van.Với vai trò là chủ sở hữu của ECRM Nobita, Ninja Van cam kết...

Mới nhất