Trang chủChính trịNgoại giaoGiá dầu đang trở lại đỉnh cao, các đại gia dầu mỏ...

Giá dầu đang trở lại đỉnh cao, các đại gia dầu mỏ có lý do “ngoảnh mặt làm ngơ” với cam kết khí hậu


Khủng hoảng năng lượng và hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá dầu mỏ và khí đốt bùng nổ. Chỉ riêng năm 2022, 5 tập đoàn dầu mỏ tư nhân lớn nhất thế giới đã kiếm được 153 tỷ USD lợi nhuận. Con số này cho thấy đường hướng phát triển của các nhà sản xuất dầu mỏ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào giá mỗi thùng dầu sẽ như thế nào.

Châu Âu: Giá dầu phất lên, lời hứa bay mất, những 'đại gia' dầu mỏ đồng loạt làm ngơ với cam kết khí hậu? (Nguồn: InfluenceMap)
Châu Âu: Giá dầu phất lên, lời hứa bay mất, những ‘đại gia’ dầu mỏ đồng loạt ngoảnh mặt làm ngơ với cam kết khí hậu? (Nguồn: InfluenceMap)

Khi thế giới rơi vào khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng do đại dịch Covid-19, giá dầu thô đã sụt giảm mạnh. Rất nhanh chóng, các tập đoàn dầu mỏ lớn của châu Âu đã đưa ra những cam kết chuyển hướng sang trung hòa carbon. Nhưng 3 năm đã trôi qua, họ còn giữ lại những gì cho các cam kết của mình?

Giá dầu có thể vọt lên 100 USD/thùng?

Giá dầu thế giới chạm mức cao mới của ba tháng trong phiên 31/7, đồng thời ghi nhận mức tăng hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 1/2022 nhờ các dấu hiệu cho thấy nguồn cung thắt chặt và nhu cầu sẽ tăng trong nửa cuối năm nay.

Trong phiên cuối cùng của tháng 7, cả dầu Brent và dầu WTI đều đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng Tư trong phiên thứ ba liên tiếp, sau khi đã kép dài chuỗi tăng giá sang tuần thứ năm liên tiếp.

Ông Edward Moya, nhà phân tích của công ty môi giới tài chính OANDA, đánh giá thị trường dầu thô kết thúc tháng Bảy với vị thế khá vững chắc. Triển vọng nhu cầu vẫn cao và niềm tin rằng Toorc chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) sẽ đảm bảo thắt chặt nguồn cung trên thị trường.

Phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 10/2023 tăng 1,02 USD (tương đương 1,2%) lên 85,43 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 9/2023 cũng tăng 0,7% lên 85,56 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 1,22 USD (1,5%) lên 81,80 USD/thùng.

Trong khi nhu cầu năng lượng đã nhanh chóng khôi phục về mức trước đại dịch, nguồn cung lại đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp bắt kịp đà hồi phục khiến giá dầu thế giới sẽ tăng trong nửa cuối năm.

Theo nhận định của Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng quốc tế (IEF) Joseph McMonigle, giá dầu thế giới sẽ tăng trong nửa cuối năm do nguồn cung khó có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Ông còn lưu ý thêm rằng, yếu tố duy nhất có thể điều chỉnh giá hiện nay là nỗi lo sợ về một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Khi được hỏi liệu giá dầu có thể một lần nữa tăng vọt lên ngưỡng 100 USD/thùng hay không, Tổng thư ký IEF lưu ý rằng, giá đã ở mức 80 USD/thùng và có khả năng tăng cao hơn từ đây. Ông không quên chỉ ra rằng, số dầu dự trữ trong các kho trên toàn cầu đã giảm mạnh hơn dự kiến. Đây là tín hiệu cho thị trường biết rằng, nhu cầu chắc chắn đang tăng lên.

Khi các đại gia “ngoảnh mặt làm ngơ”

Báo Le Monde đưa ra nhận định, sau khi đưa ra các cam kết ủng hộ quá trình chuyển đổi sinh thái, các tập đoàn dầu khí châu Âu như BP, Shell và TotalEnergies đang từ bỏ lời hứa để lao vào tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn trong lĩnh vực này.

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 khiến thế giới rơi vào khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng, giá dầu thô đã sụt giảm mạnh. Rất nhanh chóng, các tập đoàn dầu mỏ lớn của châu Âu đã đưa ra những cam kết chuyển hướng sang trung hòa carbon.

“Ngân sách carbon của thế giới đang cạn kiệt trông thấy, vì vậy chúng ta cần một sự chuyển đổi nhanh chóng hướng tới trung hòa carbon”, ông Bernard Looney, người khi đó mới được bổ nhiệm làm chủ tịch tập đoàn BP cảnh báo. Ông cũng đưa ra một kế hoạch “hiếm thấy” và được một phần của phong trào khí hậu ở Anh nhiệt liệt hoan nghênh.

Ông Patrick Pouyanné, CEO của Total, nay đã được đổi tên thành TotalEnergies, khi đó cũng đã khẳng định với giới truyền thông rằng tính bền vững của các công ty dầu mỏ là vấn đề đã được đặt ra.

Tập đoàn Shell liên doanh giữa Anh và Hà Lan hoặc ENI của Italy đều cam kết hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050 và sẽ đầu tư ồ ạt cho các dự án năng lượng tái tạo.

Trong khi đó, các đối thủ Mỹ là Exxon và Chevron lại có những động thái ngược lại là dành phần lớn đầu tư cho dầu mỏ và khí đốt.

Nhưng ba năm trôi qua, các tập đoàn châu Âu còn giữ lại những gì cho các cam kết của mình?

Giữa tháng Sáu vừa qua, Wael Sawan – ông chủ mới của Shell tuyên bố rằng, tập đoàn này không có ý định tập trung cho các mục tiêu khí hậu.

Shell đã thay đổi 180 độ bằng những kế hoạch cạnh tranh với “gã khổng lồ” Exxon của Mỹ. Quyết định của Shell thực ra là hành động theo chân BP khi công ty này, vào tháng 2/2023, đã tiết lộ việc từ bỏ mục tiêu giảm lượng khí thải carbon trên quy mô lớn vào năm 2050.

Về phần mình, ông chủ của TotalEnergies cũng nói rằng, tập đoàn này, cũng như hai đối thủ cạnh tranh nêu trên, ít nhất sẽ tiếp tục đầu tư vào các giếng dầu mới cho đến năm 2030. Về phía ENI, tập đoàn này vừa mua lại nhà sản xuất Neptune Energy với giá 4,5 tỷ Euro (4,94 tỷ USD) để tăng cường năng lực sản xuất dầu khí và đây một trong những thương vụ mua lại lớn nhất trong lĩnh vực này ở châu Âu.

Sự đảo chiều đã gây thất vọng cho dư luận châu Âu vốn rất hy vọng vào những nỗ lực nghiêm túc về chống biến đổi khí hậu của giới công nghiệp.

Tuy nhiên, sự đồng thuận về khoa học đã rất rõ ràng. Các báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC/GIEC) đều khẳng định rằng, bất kỳ dự án năng lượng hóa thạch mới nào cũng cản trở khả năng duy trì các điều kiện sống trên hành tinh.

Năm 2021, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), một tổ chức có lịch sử gần gũi với giới dầu mỏ, cũng đã khẳng định rằng để tuân theo quỹ đạo của Hiệp định Paris, thế giới “không nên có bất cứ dự án dầu khí mới nào”.

Mặc dù đã thừa nhận tính xác thực của những cảnh báo khoa học này, nhưng các “đại gia” dầu mỏ đến nay vẫn lại ngoảnh mặt làm ngơ.

Thậm chí CEO của TotalEnergies – ông Patrick Pouyanné phát biểu với báo chí Pháp ngày 18/6 rằng, thay vì đưa ra các khuyến nghị cho giới công nghiệp năng lượng, IEA nên làm tốt hơn để thuyết phục các thành viên (các nước tiêu thụ dầu) giảm bớt nhu cầu.

Lập luận của các nhà công nghiệp sản xuất dầu mỏ luôn giống nhau: “chúng tôi đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường”.

Thực tế, đúng là thế giới đang hướng tới mức tiêu thụ dầu kỷ lục vào năm 2023, với mức tiêu thụ trung bình hơn 102 triệu thùng mỗi ngày. Sau khi đã tài trợ trong nhiều năm cho các ấn phẩm phủ nhận khoa học khí hậu, những “gã khổng lồ” dầu mỏ hiện đang sử dụng điệp khúc lịch sử của các công ty thuốc lá đa quốc gia. Họ không có bất cứ trách nhiệm nào, và câu chuyện chỉ nằm trong tay các chính quyền nhà nước.

Khủng hoảng năng lượng và hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá dầu mỏ và khí đốt bùng nổ. Chỉ riêng năm 2022, 5 tập đoàn dầu mỏ tư nhân lớn nhất thế giới đã kiếm được 153 tỷ USD lợi nhuận. Con số này cho thấy mô hình của các nhà sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào giá mỗi thùng dầu như thế nào.

Do vậy, câu hỏi lặp đi lặp lại trong giới công nghiệp dầu mỏ là tại sao phải thay đổi mô hình khi nó mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn?

Tại TotalEnergies, hơn 70% khoản đầu tư được dành riêng cho dầu khí và một phần lớn trong số đó được dành cho các dự án mới.

Trên mục diễn đàn số ra tháng 5/2023, đã có gần 200 nhà khoa học Pháp yêu cầu các cổ đông lên tiếng phản đối chiến lược của tập đoàn này. Nhưng vô ích, bởi ban quản trị của TotalEnergies và các cổ đông vẫn muốn thực hiện một “chiến lược cấp tiến” nhằm tận dụng giá dầu và khí đốt cao hơn là nỗ lực theo con đường chuyển đổi.

Năm 2012, báo New Yorker đã ấn hành một bức tranh biếm họa miêu tả một người đàn ông trong thế giới hoang tàn, giải thích cho những đứa trẻ còn hoài nghi: “Chắc chắn là hành tinh này đã bị hủy diệt. Nhưng trong một thời khắc huy hoàng của lịch sử, chúng ta đã tạo ra rất nhiều giá trị cho các cổ đông của mình”.

Điều này một lần nữa phản ánh đúng thực trạng công nghiệp năng lượng hiện nay. Chắc chắn rằng trong ngắn hạn, chiến lược tập trung đầu tư cho dầu mỏ sẽ mang lại lợi nhuận đặc biệt. Và cũng chắc chắn rằng hậu quả của nó sẽ là thảm họa đối với quỹ đạo khí hậu toàn cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng “tạm biệt” khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.

Meta bị phạt gần 800 triệu euro vì ‘rao vặt’ trên Facebook

(CLO) Meta đã bị EU phạt gần 800 triệu euro với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh bằng cách liên kết dịch vụ 'rao vặt' Marketplace với mạng xã hội Facebook. ...

Hồi phục từ phiên giao dịch đầy biến động

Giá xăng dầu hôm nay 15/11, tiếp tục đóng cửa với mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 14/11.

Giá dầu đảo chiều tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 15/11/2024: Giá dầu đóng cửa tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động khi lượng dự trữ nhiên liệu của Hoa Kỳ giảm mạnh. Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/11/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 15/11/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 68,88 USD/thùng, tăng 0,34% (tương đương giảm 0,23 USD/thùng). ...

Công ty mẹ Facebook bị châu Âu phạt hơn 840 triệu USD

Châu Âu phạt gã khổng lồ Meta, công ty mẹ Facebook, hơn 840 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh để chèn ép các đối thủ. Ngày 14-11, Ủy ban châu Âu tuyên bố phạt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 15/11 cho rằng vẫn tồn tại “hy vọng khiêm tốn” về khả năng nối lại đối thoại Nga-Mỹ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, bởi vì trong thời điểm hiện tại, triển vọng đối thoại song phương đơn giản là không tồn tại.

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ hai ứng dụng Mail và Calendar của Windows 11 sau ngày 31/12. Người dùng sẽ phải chuyển sang ứng dụng Outlook trên web.

Google tiếp tục mang tin vui đến cho người dùng Android

Gã khổng lồ tìm kiếm Google vừa bổ sung hai tính năng bảo mật mới cho Android, nhằm tăng cường bảo vệ người dùng khỏi những cuộc gọi lừa đảo và ứng dụng độc hại.

Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Người dùng iPhone đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" khi Apple cuối cùng cũng chịu khắc phục lỗi giao diện xem video khó chịu trên ứng dụng Ảnh.

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Bài đọc nhiều

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi chiến lược tuyển dụng

Thị trường lao động Nhật Bản đang chứng kiến một cuộc chiến giành nhân tài ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ.

Cùng chuyên mục

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.500 – 138.000 đồng/kg.

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng “tạm biệt” khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.

Hà Nội, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, hữu nghị

Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.  Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ cảm động trước tình cảm mà ngài Thống đốc dành cho Việt Nam và Thủ đô Hà Nội và gửi lời chúc Đoàn có chuyến công tác thành công...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường dự Hội nghị G20 tại Brazil

1h ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Chuyến công tác đến Brazil và Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân theo lời mời của...

‘Trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc’

Theo ông Lại Xuân Môn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Trung ương, trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh. Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản...

Hai thầy cô gen Z của Học viện Ngân hàng là nhà giáo trẻ tiêu biểu

Cùng thuộc thế hệ Z, cả Nhật Minh và Hương Trà đều xem đó là lợi thế giúp mình dễ dàng kết nối, thấu hiểu tâm tư, thu hút học trò vào bài giảng. Cô Lê Thị Hương Trà (SN 1998) và thầy Nguyễn Nhật Minh (SN 1997) đang công tác tại Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học...

Tổng thống đắc cử Trump: Xung đột Nga – Ukraine phải chấm dứt

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết xung đột Nga - Ukraine. Tổng thống đắc cử Donald Trump (Ảnh: Reuters). "Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề Trung Đông và sẽ làm việc cật lực trong vấn đề Nga - Ukraine", Tổng thống đắc...

Bộ Chính trị kỷ luật ông Bùi Văn Cường

(Dân trí) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Bùi Văn Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy. Ngày 15/11, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề...

Mới nhất