Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng |
Kết phiên giao dịch ngày 01/5, giá cà phê thế giới tiếp tục suy yếu, với giá cà phê Robusta giảm hơn 1%, về mức thấp nhất 2 tuần khi các quỹ đầu cơ tiếp tục thanh lý vị thế mua ròng, gây áp lực đến giá.
Cụ thể, trên sàn ICE Futures Europe, giá cà phê Robusta giao tháng 7/2024 giảm 43 USD/tấn, ở mức 3.978 USD/tấn; giao tháng 9/2024 giảm 32 USD/tấn, ở mức 3.908 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn ICE Futures US, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 giảm 0,65 cent/lb, ở mức 216 cent/lb; giao tháng 9/2024 giảm 0,75 cent/lb, ở mức 214,05 cent/lb.
Đối với loại cà phê Robusta, những nhà kinh doanh cho biết giá sẽ phải tăng hơn nữa để thu hút nông dân ở nước sản xuất hàng đầu Việt Nam bán ra với số lượng thường xuyên. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, nếu những nguồn quỹ duy trì tiến độ thanh lý vị thế mua (tức là phải bán ra để thanh lý các lot đã mua) thì thị trường London tháng 7 có nguy cơ chứng kiến mốc giá khoảng 3.650$/tấn.
Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong nửa đầu tháng 4 đạt 3.791 USD/tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ |
Về mặt kỹ thuật, thị trường Arabica có vẻ ổn định hơn, bởi không ảnh hưởng những đợt tăng nóng như đối với thị trường London vừa qua, nếu như thị trường New York tháng 7 có thể giữ được trong khoảng 211,7 – 212,8 cent.
Giá hai mặt hàng cà phê cũng suy yếu, với giá cà phê Robusta giảm hơn 1%, về mức thấp nhất 2 tuần khi các quỹ đầu cơ tiếp tục thanh lý vị thế mua ròng, gây áp lực đến giá.
Trên thị trường nội địa, giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 4h30 sáng nay ngày 2/5/2024 cũng quay đầu giảm, với mức giảm khoảng 1.000 – 1.200/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 133.100 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 133.200 đồng/kg.
Nguồn cung cà phê trên thị trường ICE phục hồi đã đè nặng lên giá cả sau khi tồn kho cà phê Arabica do ICE giám sát tăng lên mức cao nhất 1 năm vào ngày 1/5 và tồn kho cà phê Robusta đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua.
Sự tăng giá của đồng USD cũng đã góp phần đè nặng lên hầu hết các loại hàng hóa giao dịch trên sàn quốc tế, trong đó có cả cà phê đang trong trạng thái thanh lý vị thế mua. Trong đó, giá cà phê Arabica đã giảm đến 3% trong tuần và chạm mức thấp nhất một tháng vào cuối tuần trước trong bối cảnh các chỉ số hàng hóa tái cân bằng, các nguồn quỹ tiếp tục thanh lý vị thế mua. Đồng thời, dự báo về sản lượng thu hoạch thấp của Brazil do khô hạn, phần nào được “làm tươi mới”, bởi dự báo thời tiết cập nhật nhiều khả năng có mưa vào tuần tới.
Giá cà phê 2 sàn tiếp tục giảm do các quỹ và đầu cơ thanh lý mạnh. Bên cạnh đó, lượng mưa được cải thiện ở Brazil giúp vơi đi mối lo sản lượng bị ảnh hưởng do hạn hán. Một yếu tố khác cũng đang kéo giảm giá cà phê là tồn kho 2 sàn tăng dần.
Theo đánh giá mới nhất của nhiều chuyên gia phân tích, sản lượng cà phê của Brazil trong năm nay sẽ không cao như kỳ vọng; trong khi đó, khu vực Tây Nguyên của Việt Nam đối mặt với nguy cơ mất mùa khi khô hạn có thể kéo dài lâu hơn. Những yếu tố này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá cà phê quay trở lại xu hướng tăng giá trong thời gian tới.
Xuất khẩu cà phê từ Brazil được đẩy mạnh trong tháng 4. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Xuất khẩu cà phê Brazil (CECAFE), tính đến 30/4, quốc gia Nam Mỹ đã xuất đi khoảng 4,6 triệu bao cà phê, với 3,5 triệu bao Arabica dạng hạt, tăng 27% so với cùng kỳ tháng trước. Hiện tại, hoạt động thu hoạch cà phê tại Brazil đã bắt đầu. Dù tiến độ còn chậm nhưng có thể được đẩy nhanh hơn trong thời gian tới, giúp nông dân Brazil có thêm lý do để đẩy mạnh bán hàng.
Giá cà phê Robusta giảm trong bối cảnh tình hình thời tiết khô hạn tại Tây Nguyên Việt Nam vẫn tiếp tục căng thẳng, dù đã xuất hiện mưa ở một vài nơi làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định đây chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời khi sản lượng cà phê vụ 2024/2025 của Việt Nam vẫn đối mặt nhiều rủi ro. Khu vực Tây Nguyên dự kiến sẽ còn chứng kiến các đợt nắng nóng đỉnh điểm nữa, trước khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 6. Ngoài ra, trong tháng 3 vừa qua, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 3.093,4 tấn cà phê, giảm 59% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do thiếu hụt nguồn cung.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 4 năm 2024 đạt gần 81.000 tấn, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch đạt gần 306 triệu USD, tăng mạnh 54,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong nửa đầu tháng 4 đạt 3.791 USD/tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/4, xuất khẩu cà phê đạt 666.500 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỉ USD, tăng 56,4%. Giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 3.351 USD/tấn, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2023.