Trang chủChính trịNgoại giaoGiá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm...

Giá cà phê hôm nay 2/1/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh ngày đầu năm, 2025

Brazil được dự báo chỉ sản xuất 34,4 triệu bao cà phê arabica trong vụ sắp tới, điều này khiến sản lượng cà phê toàn cầu có nguy cơ không đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến mức thiếu hụt 8,5 triệu bao trong niên vụ 2025-2026. Nếu kịch bản này xảy ra, đây là năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng thâm hụt – điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, theo Volcafe Ltd.

Giá cà phê hôm nay 2/1/2025

Giá cà phê thế giới đồng loạt “đỏ sàn” ngay những phiên giao dịch đầu năm mới 2025, mất các mốc quan trọng.

Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm mạnh ngay ngày đầu năm, rời xa dần ngưỡng 120.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 118.700 – 119.500 đồng/kg. Trước đó, trong ngày 31/12, giá cà phê đã giảm 700 – 800 đồng/kg, xuống còn 119.700 – 120.500 đồng/kg. Giá cà phê trong nước ghi nhận vào 1/1/2024 trong khoảng 67.400 – 68.200 đồng/kg, như vậy, sau 1 năm tăng thêm gần 50.000 đồng/kg.

Lý do hai sàn cà phê tiếp tục giảm kép dài từ những ngày cuối cùng của năm 2024, sang đầu năm 2025, theo các chuyên gia là do yếu tố tiền tệ và tồn kho đạt chuẩn tăng đã ảnh hưởng đến các sàn giao dịch quốc tế. Đồng USD tăng cao, đạt mức cao nhất trong 2 năm, khi triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất cao hơn các đồng tiền khác.

Bên cạnh đó, có tin lượng mưa nhiều hơn tại các vùng trồng cà phê ở Brazil. Đầu cơ trên sàn chốt lời cuối năm, tồn kho đạt chuẩn trên sàn tăng là những nhân tố đẩy cà phê 2 sàn giảm cuối năm. Hiệu suất kinh doanh lớn của cà phê trong năm 2024 khiến giới đầu cơ thanh lý hợp đồng để chốt lời dịp cuối năm.

Với kỳ nghỉ lễ tại nhiều quốc gia trong tuần này, thị trường tiêu dùng đang trầm lắng trong khi hầu hết các quốc gia sản xuất cà phê tiến gần đến thời điểm thu hoạch cao điểm.

Theo các chuyên gia, về mặt kỹ thuật, giá thị trường London được dự báo còn tiếp tục giảm thêm trong tuần tới với mức giá hỗ trợ cấp 1 đang nằm ở khoảng 4.898 USD/tấn và có khả năng sẽ thấp hơn nữa, nhưng sẽ khó sụt qua khỏi mốc 4.785 USD/tấn. Chênh lệch giá giữa thị trường London và New York tính trên cơ sở tháng 3/2025 đã giãn rộng ra. Điều này cho thấy áp lực đối với thị trường robusta đã giảm xuống nhiều và dần trở về đúng với giá trị của nó.

Giá cà phê hôm nay 21/6:  (Nguồn: Cadillaccoffee)
Giá cà phê trong nước chốt phiên giao dịch đầu năm (1/1/2025) giảm tiếp 900 – 1.000 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Cadillaccoffee)

Ghi nhận của Thế giới & Việt Nam, chốt phiên giao dịch đầu năm (1/1/2025), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 tiếp tục giảm 46 USD, giao dịch tại 4.875 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 giảm 50 USD giao dịch tại 4.805 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 giảm 1,25 Cent, giao dịch tại 319,75 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2025 giảm 2,1 Cent, giao dịch tại 314,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê trong nước chốt phiên giao dịch đầu năm (1/1/2025) giảm tiếp 900 – 1.000 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. Đơn vị tính: VNĐ/kg

Giá trung bình

Trung bình

Tỷ giá USD/VND

25.221

0

ĐẮK LẮK

119.400

– 900

LÂM ĐỒNG

118.700

– 1.000

GIA LAI

119.400

– 900

ĐẮK NÔNG

119.500

– 1.000

(Nguồn: giacaphe.com)

Theo các nhà phân tích, nhiều yếu tố sẽ tác động mạnh lên thị trường cà phê, đặt ra nhiều dự đoán thú vị cho năm 2025, như gián đoạn nguồn cung, biến đổi khí hậu và căng thẳng địa chính trị… đều có thể là nguyên nhân chính đẩy giá lên cao hơn.

Yếu tố đầu tiên tác động đến giá cà phê phải kể đến là thời tiết và biến đổi khí hậu. Hiện tượng thời tiết El Niño, dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2025, có thể ảnh hưởng đáng kể đến các vùng sản xuất cà phê lớn như Brazil, Colombia và Việt Nam. Các đợt khô hạn kéo dài hoặc lượng mưa quá lớn có thể làm giảm năng suất, hạn chế nguồn cung và đẩy giá lên cao hơn.

Biến đổi khí hậu dài hạn đang ngày càng tác động đến các vùng trồng cà phê, dẫn đến diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Trong đó thời tiết ở Brazil là nhân tố quyết định tới giá cà phê. Đất nước này cung cấp 40% sản lượng thế giới. Tương tự như vậy, Việt Nam – quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên toàn cầu, đã phải vật lộn trong 3 năm với tình trạng hạn hán liên tục ảnh hưởng tiêu cực đến vụ mùa cà phê.

Tác nhân thứ 2 ảnh hưởng đến giá cà phê là biến động từ nguồn cung. Sản lượng từ Brazil – quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, chu kỳ thu hoạch hai năm một lần của Brazil sẽ đóng vai trò quan trọng vào năm 2025. Sau vụ thu hoạch mạnh mẽ vào năm 2024, một năm mất mùa tiềm năng vào năm 2025 có thể hạn chế nguồn cung toàn cầu.

Sản lượng robusta của Việt Nam – quốc gia sản xuất cà phê robusta hàng đầu, có thể phải đối mặt với những thách thức về hậu cần và lao động, tác động đến khối lượng xuất khẩu. Hiệp hội Cà phê – Cao cao (Vicofa) dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024 – 2025 có thể giảm 5% xuống còn khoảng 1,6 triệu tấn. Nếu điều này xảy ra thì đây là niên vụ thứ hai liên tiếp Việt Nam ghi nhận sản lượng cà phê giảm sút. Nguyên nhân là một phần diện tích cà phê bị thu hẹp. Ngoài ra, trong mùa khô vừa rồi hạn hán khá nghiêm trọng.

Yếu tố thứ 3 là lượng hàng tồn kho toàn cầu. Mức tồn kho thấp vào năm 2024 có thể kéo dài sang năm 2025, tạo thêm áp lực tăng giá. Dự báo lượng cà phê tồn kho của Brazil là 1,2 triệu bao vào cuối mùa vụ 2024/25 vào tháng 6, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Tồn kho cạn kiệt và sản lượng arabica thấp hơn ở Brazil sẽ tiếp tục để lại khoảng cách đáng kể trong nguồn cung cà phê toàn cầu.

Những biến động tiền tệ và thương mại cũng sẽ quyết định giá cà phê năm sau. Giá cà phê, được tính bằng USD, rất nhạy cảm với biến động tiền tệ. USD yếu hơn vào năm 2025 có thể hỗ trợ giá.

Cuối cùng, căng thẳng địa chính trị đang diễn ra và các hạn chế thương mại có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia xuất khẩu. Vào năm 2024, chuỗi cung ứng cà phê trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí hậu cần tăng cao, giá nhiên liệu biến động và căng thẳng địa chính trị. Chi phí nhiên liệu, chiếm khoảng 30-40% chi phí vận chuyển, đã tăng đột biến do các vấn đề đang diễn ra như chiến tranh ở Ukraine và căng thẳng ở Trung Đông đã đẩy giá cước vận chuyển lên cao. Việc chuyển hướng các tuyến đường vận chuyển để tránh các khu vực xung đột không chỉ làm tăng thêm thời gian vận chuyển mà còn làm tăng tổng chi phí vận chuyển cà phê.





Nguồn: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-212024-gia-ca-phe-trong-nuoc-giam-manh-ngay-dau-nam-2025-nam-thu-5-lien-tiep-xay-ra-tinh-trang-tham-hut-nguon-cung-299411.html

Cùng chủ đề

Quốc Hội Chính Thức Thông Qua Luật Di Sản Văn Hóa (Sửa Đổi): Bước Tiến Mới Trong Bảo Tồn Văn Hóa

Chiều ngày 23 tháng 11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã chính thức được thông qua với sự đồng thuận cao từ các đại biểu. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao cơ chế quản lý và bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Trước khi tiến hành biểu quyết, Chủ nhiệm...

Bắt đối tượng đánh người đàn ông chấn thương sọ não sau va chạm giao thông

Mâu thuẫn sau khi va chạm giao thông, người đàn ông ở Bình Dương bị đối phương quật ngã, đánh chấn thương sọ não. XEM CLIP: Hôm nay (2/1), nguồn tin của PV VietNamNet cho hay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương vừa phối hợp với các đơn vị tiến hành bắt giữ Lê Văn Hiền (36 tuổi, quê An Giang, tạm trú TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Hiện đối tượng đã được di lý về...

Đẩy nhanh quy hoạch di sản văn hóa Mỹ Sơn giai đoạn mới

Trong cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn kiến nghị đẩy nhanh công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2035, để đáp ứng yêu cầu phát triển của di sản. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 -...

“Con đường thần linh” dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn là phát hiện chưa từng được biết đến trong lịch sử

 Việc phát hiện con đường thiêng vào khu đền tháp Mỹ Sơn của người Chăm xưa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng chưa từng biết đến tại Mỹ Sơn sau hơn 100 năm nghiên cứu khu di tích này. Ngày 8/4/2024, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K khu di...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Chiều 31/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Báo cáo tại Đại hội, Chi Hội trưởng chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Lạng Sơn trình bày...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu ngồi vào "ghế nóng' Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có trong tay những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ là hoa hồng.

Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1.

Đàm phán bế tắc, Israel dọa phát động tấn công chưa từng có

Các cuộc thảo luận nhằm đảm bảo một thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Gaza vẫn tiếp tục bế tắc.

Sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine, người giàu tiếp tục kiếm bộn tiền, BRICS thêm quốc gia đối tác

Các công ty công nghệ lớn tiếp tục kiếm bộn tiền, sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine liên quan khí đốt, Mỹ liên tục vượt qua những dự đoán về sự suy giảm, Đức bi quan, BRICS thêm quốc gia đối tác… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Ukraine khóa van khí đốt Nga sang châu Âu, một quốc gia vẫn ‘có đấm’ dùng ‘mánh khóe’, liệu có được ‘ăn xôi’?

Việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine tới châu Âu đã dừng lại sau khi hợp đồng giữa Naftogaz và Gazprom chấm dứt. Điều gì có thể xảy ra đối với những khách hàng mua năng lượng của Moscow?

Bài đọc nhiều

Năm 2024 ăn nên làm ra của các tỷ phú thế giới, hé lộ lĩnh vực làm túi tiền “phình to”

Tổng giá trị tài sản ròng của 500 người giàu nhất thế giới đã vượt 10.000 tỷ USD, đánh dấu một năm 2024 túi tiền của các tỷ phú tiếp tục phình to, bất chấp tình hình kinh tế thế giới không thực sự lạc quan.

Nga vừa ngừng bơm khí đốt qua Ukraine, châu Âu đã đón tin xấu, Kiev có bước đi khiến ngành công nghiệp “đau đớn”

Ngay đầu tiên của năm 2025, hợp đồng trung chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine chính thức hết hạn. Diễn biến này báo hiệu sự kết thúc của tuyến cung cấp khí đốt lâu đời nhất từ Nga đến châu Âu.

Một quốc gia Đông Nam Á sẽ chính thức là đối tác BRICS từ đầu năm 2025

Ngày 30/12, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nước này sẽ trở thành đối tác chính thức của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1/2025.

Hội nghị tổng kết, kiểm điểm, đánh giá công tác của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024

Vào ngày 28 và 30/12, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết, kiểm điểm và đánh giá đối với tập thể và cá nhân thành viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao năm 2024.

“Ngọn hải đăng” trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa

Vai trò của WTO sẽ dần bị mai một nếu không thay đổi cơ chế vận hành và cải cách mà trong đó, đối thoại chính sách nhằm xây dựng một bộ nguyên tắc có tính thích ứng cao là điều cấp thiết.

Cùng chuyên mục

Lộ diện 9 thành viên đối tác mới của BRICS, có hai nước Đông Nam Á

Brazil chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1.

Sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine, người giàu tiếp tục kiếm bộn tiền, BRICS thêm quốc gia đối tác

Các công ty công nghệ lớn tiếp tục kiếm bộn tiền, sự kiện lịch sử giữa Nga và Ukraine liên quan khí đốt, Mỹ liên tục vượt qua những dự đoán về sự suy giảm, Đức bi quan, BRICS thêm quốc gia đối tác… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Ukraine khóa van khí đốt Nga sang châu Âu, một quốc gia vẫn ‘có đấm’ dùng ‘mánh khóe’, liệu có được ‘ăn xôi’?

Việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine tới châu Âu đã dừng lại sau khi hợp đồng giữa Naftogaz và Gazprom chấm dứt. Điều gì có thể xảy ra đối với những khách hàng mua năng lượng của Moscow?

Giá vàng “chói lóa” ngày đầu năm, thị trường có động lực chính, vẫn “rón rén” chờ ông Trump

Giá vàng hôm nay 2/1/2025 thị trường thế giới bứt phá ngay trong phiên đầu Năm mới, phủ sắc xanh trên sàn giao dịch Kitco. Chuyên gia nhận định, giá vàng sẽ tăng trong nửa đầu năm 2025 nhưng không quá đột biến như năm 2024.

Giá tăng gần 3 lần từ thời điểm chạm đáy, nông dân phấn khởi, nhiều kỳ vọng vào vụ mùa 2025 bội thu

Giá tiêu hôm nay 2/1/2025 tại thị trường trong nước nhích nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 - 147.000 đồng/kg.

Mới nhất

Đi workshop ‘chữa lành’ ngon, bổ, rẻ

9h sáng cuối tuần, chừng 30 bạn trẻ hào hứng tại một workshop trang trí và trồng cây cảnh cỡ nhỏ ở quận 1 (TP.HCM). Trên bàn là những chiếc chậu màu trắng, giá thể, màu vẽ, cây cảnh… bày biện xinh xắn. ...

Trường bị tố ‘ép học sinh mua sách Stem’, Sở Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Liên quan đến phản ánh của phụ huynh về việc trường ép học sinh mua sách Stem, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã có công văn đề nghị cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp không được ép buộc, vận...

Năm mới, nghĩ cách cho 365 ngày sống khỏe

Sống khỏe không phải là một "trào lưu" thoáng qua, mà là một lựa chọn lâu dài, nền móng mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Một nền tảng sức khỏe tốt sẽ giúp bạn thực hiện được những mục tiêu trong...

Giải pháp hữu ích giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn vào mùa đông

Vào mùa đông thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống dưới mức trung bình dễ dẫn đến chứng mất ngủ ở người cao...

Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Quyết định số 4222/QD-BGDĐT ngày 27/12/2024 về việc ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. ...

Mới nhất