Cà phê là mặt hàng xuất khẩu sang EU với số lượng lớn và ổn định, hiện chiếm khoảng 42% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam mỗi năm. Để ổn định và không biến động thị phần tại EU, ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua và đã có hiệu lực từ ngày 16/5 vừa qua.
Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm trở lại trên cả hai sàn London và New York, khi các đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất cao hơn. Sự gia tăng giá trị của USD cũng khiến các tiền tệ mới nổi mất giá, đã kích thích các quỹ và đầu cơ cà phê thanh lý, chốt lời sau khi đã mua mạnh trước đó.
Như vậy, nhịp tăng giá phiên hôm qua đã không ngắt được xu hướng giảm của cà phê. Tuy nhiên, thông tin về các nguồn cung chính với khả năng lượng cung giảm mạnh có thể sẽ tác động tới giá cà phê trong thời gian tới, đẩy giá tăng cao.
Dữ liệu của chính phủ Indonesia cho thấy, xuất khẩu cà phê, chủ yếu là robusta, ngay trong tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại (từ 4/2023 đến 3/2024) đã giảm tới 46,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi dự kiến tổng sản lượng năm nay sẽ khoảng 10,3 triệu bao, góp phần khiến nguồn cung robusta toàn cầu vẫn còn căng thẳng trong những tháng tới.
Tồn kho đạt chuẩn sàn ICE NewYork ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng, ở mức 574.443 bao tính đến ngày 1/6. Thông tin trên góp phần hỗ trợ cà phê arabica tăng giá.
Giá cà phê trong nước hôm nay 3/6 giảm 500 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/6 trên sàn quốc tế, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London tiếp tục giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 7/2023 giảm 30 USD, giao dịch tại 2.575 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 9 giảm 25 USD, giao dịch tại 2.542 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York giảm. Kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 2,75 Cent, giao dịch tại 180,30 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2023 giảm 2,55 Cent, còn 177,70 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê trong nước tại thị trường Tây nguyên giảm 500 đồng, xuống dao động trong khung 60.700 – 61.300 đồng/kg.
Giá cà phê trong nước hôm nay 3/6 giảm 500 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Sau khi dữ liệu sản xuất của Mỹ cùng những lời bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã củng cố kỳ vọng Fed có thể sẽ bỏ qua một đợt tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới. Các quan chức Fed đã chỉ ra sự cần thiết của việc tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 13 và 14/6, để dành thời gian cho Ngân hàng trung ương đánh giá tác động của chu kỳ thắt chặt chính sách cho đến nay, trong bối cảnh lạm phát vẫn cao.
Chỉ số USDX tăng mạnh trở lại đã thu hút dòng vốn đầu cơ chuyển về các sàn chứng khoán, dầu thô và nhiều hàng hóa khác, khiến mặt hàng cà phê và vàng phải chịu hy sinh.
Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu động lượng giảm vẫn còn. Dự kiến trong ngắn hạn giá giá cà phê robusta giằng co tích lũy trong biên độ 2570 – 2630 để kiếm lực tăng do lại vùng kháng cự 2630 – 2650. Ngược lại, nếu để mất vùng giá hỗ trợ 2565 – 2570, giá robusta có thể thiết lập xu hướng giảm.
Trên thị trường arabica, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu trung tính, xu hướng giá chưa rõ nét. Dự kiến trong ngắn hạn giá arabica giằng co tích lũy trong biên độ 180 – 185. Cà phê cà phê arabica cần vượt qua mức 185 và đóng cửa trên mức này thì mới có cơ hội tăng phục hồi trở lại. Ngược lại, nếu để mất mức 180 thì xu hướng giảm có thể được thiết lập.
Thông tin thêm về Quy định mới của EU về chống phá rừng, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết, quy định mới này bắt buộc các công ty phải đảm bảo các sản phẩm được bán ở EU không dẫn đến nạn phá rừng và làm suy thoái rừng.
Các sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy định mới, bao gồm cà phê, dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cao su (kể cả các sản phẩm phái sinh có chứa, được nuôi bằng hoặc đã được tạo ra từ những sản phẩm được sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng) kể từ sau ngày 31/12/2020 từ các quốc gia vào EU. Các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa nêu trên nếu liên quan tới hành động phá rừng đều sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU.
Quy định mới sẽ đưa ra các yêu cầu bắt buộc mới vào cuối năm 2024. Thời gian chính thức thực hiện dự luật cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng của các quốc gia châu Âu không còn nhiều, do đó Việt Nam phải đẩy mạnh việc phổ biến và thực thi quy định trên.