Giá cà phê robusta cả nội địa và thế giới từ đầu năm đến nay liên tục thiết lập những kỷ lục mới nhờ nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung đang dần cạn kiệt.
Giá cà phê thế giới trở về xu hướng trái chiều trên sàn phái sinh London và New York. Giá cà phê robusta tăng, arbica giảm nhẹ. Áp lực từ đồng USD tăng giá khiến giá cả hàng hóa, trong đó có cà phê bị kiềm chế.
Trong khi đó, thông tin từ nguồn cung, theo Sở Nông nghiệp nước ngoài (FAS) của USDA dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 của Việt Nam sẽ tăng 5% lên 31,3 triệu bao. Thông tin trên gây áp lực giảm lên giá cà phê robusta.
Giá cà phê arabica được hỗ trợ tăng do nguồn cung thắt chặt hơn. Theo báo cáo khảo sát vụ mùa lần II của Conab, quốc gia sản xuất nông nghiệp khổng lồ ở Nam Mỹ đã tăng thêm 1,9% diện tích trồng cà phê, đưa tổng sản lượng năm nay tăng tới 14,7%, lên ở mức 54,74 triệu bao cà phê các loại trong cùng chu kỳ “hai năm một” cho sản lượng cao. Thông tin góp phần gây áp lực lên giá cà phê arabica.
Giá cà phê trong nước hôm nay 27/5 tăng 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube) |
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 26/5) trên sàn quốc tế, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London quay đầu tăng. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 7/2023 tăng 21 USD, giao dịch tại 2.574 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 9 tăng 20 USD, giao dịch tại 2.528 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 1,1 Cent, giao dịch tại 181,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2023 giảm 1,1 Cent, còn 179,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Giá cà phê trong nước hôm nay 27/5 tăng 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Thông tin kinh tế Mỹ mới công bố khả quan hơn tiếp tục hỗ trợ đồng bạc xanh tăng giá. Đồng USD đã tăng phiên thứ tư liên tiếp và chạm mức cao nhất trong hai tháng, do dữ liệu mới công bố tại Mỹ đã chỉ ra một nền kinh tế có khả năng phục hồi ngay cả sau những chu kỳ tăng lãi suất của Fed.
Cụ thể, GDP quý đầu tiên của Mỹ đạt kết quả tốt hơn dự kiến, tăng 1,3% so với kỳ vọng tăng 1,1%. Ngoài ra, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường.
Trong thời gian này, những lo lắng về khả năng vỡ nợ của Mỹ cũng đã hỗ trợ đồng USD, khi các cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra ở Washington để tăng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD.
Theo phân tích kỹ thuật cho thị trường robusta, các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu động lượng giảm giá vẫn còn. Thị trường đã ra khỏi vùng quá mua ở mức 60,56%. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê robusta giằng co tích lũy trong biên độ 2530 – 2575. Vùng giá 2495 – 2500 đang là vùng hỗ trợ gần của giá robusta, nếu để mất vùng giá này robusta có thể thiết lập xu hướng giảm.
Trong khi đó, chỉ số kỹ thuật đối với cà phê arabica, nhịp điều chỉnh giảm mạnh phiên hôm trước đã đưa giá arabica xuống dưới các đường MA và đang gần với đường MA100 ở mức 182. Các chỉ số kỹ thuật đang thấy động lượng giảm vẫn còn. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê arabica giằng co tích lũy trong biên độ 180 – 185. Cà phê arabica cần chạm lại và duy trì trên mức 185 thì mới có cơ hội tăng phục hồi trở lại. Ngược lại, nếu để mất gốc 180 có thể sẽ kích hoạt lực bán mạnh.
Giá cà phê đang tăng kỷ lục, nhưng trên thực tế không phải tất cả thành phần tham gia thị trường cà phê đều đang được hưởng lợi từ đà tăng giá này.
Niên vụ 2022 – 2023 (bắt đầu từ 1/10/2022 đến 31/9/2023), nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước không thể mua hàng vì “đói vốn” khi ngân hàng siết chặt tín dụng và lãi suất quá cao. Do đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nội địa đành đứng ngoài, dành sân chơi cho các ông lớn có thể mạnh về vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, lượng hàng xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp FDI trong liên tục tăng trưởng qua các tháng trong niên vụ 2022 – 2023, đặt biệt tập trung vào tháng 2 và 3.