Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ – Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ – Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk.Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 – 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững” khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Thôn Sủa Cán Tỷ có 108 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu. 100% là đồng bào dân tộc Mông. Toàn thôn có 81 hộ nghèo, 17 hộ cận nghèo. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.
Lù Mí Thánh sinh năm 1993, có vợ là Giàng Thị Say sinh năm 1998. Thánh và vợ yêu rồi lấy nhau khi tuổi đời còn rất trẻ. 7 năm sau ngày về chung một nhà, hai vợ chồng có 5 cháu nhỏ, trong đó cháu thứ 3 sinh năm 2020 mắc hội chứng bại não.
Thời điếm đó, cả nhà chỉ trông vào mấy khoảnh nương. Một vụ trồng hết 4 cân giống. Trồng xong nương ngô rồi chỉ biết nhìn xem cây ngô mọc mầm, chồi lên khỏi hốc đá. Cây ngô ra một lá, hai lá. Cây ngô có một đốt, rồi hai đốt… Và lại chờ tới khi nào phải làm cỏ, vun gốc mới lại lên nương. Mà ở đây, trên vùng cao nguyên đá này, một hòn đất phải chen với 3 hòn đá. Nhát cuốc bổ xuống cả cẳng tay trối lên. Cũng chịu khó làm ăn nhưng nhà đông con, công việc lại không ổn định nên cứ nghèo mãi.
Sủa Cán Tỷ là một trong hai thôn miền cao của xã, mùa đông đến suốt ngày âm âm, u u màu nước vo gạo khiến người ta không còn phân biệt được đâu là bảng lảng của khói, đâu là bàng bạc của sương. Mùa này, trồng cây, cây không bám rễ, gieo hạt, hạt không nứt chồi. Đất nương đành để cho cây cỏ lún phún mọc dày, chỉ biết đợi qua Giêng Hai sẽ gắng lách đường cày, lưỡi cuốc khai khẩn đất hoang, thả thêm hạt ngô, hạt thóc.
Nhớ lại những mùa đông khi còn sống trong căn nhà lụp sụp, Thánh bảo, muốn nhóm lửa trong bếp gió từ vách gỗ nứt toác thổi vào không nhóm nổi lửa. Đêm nằm thấy lòng như nắm rơm vò, chỉ ước có một ngôi nhà kiên cố!
Đến giữa năm 2023, Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh thông báo trong danh sách các hộ gia đình trên địa bàn xã Cán Tỷ được nhà nước hỗ trợ tiền để xây dựng nhà theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) có tên của Thánh. Đêm nằm Thánh bàn với vợ sẽ bán bớt bò, vay thêm ngân hàng và nhờ anh em họ hàng dựng giúp cho căn nhà mới. Căn nhà trong mơ rộng tới 77 mét vuông của hai vợ chồng Lù Mí Thánh và Giàng Thị Say đã được khởi công từ sự tiếp sức của chủ trương, chính sách như thế!
Việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc kết hợp với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã và đang phục vụ hiệu quả đời sống Nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy kinh tế – xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn của huyện Quản Bạ phát triển bền vững.
Viên Quang ChươngÔng Trưởng Phòng Dân tộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
Hỏi thăm về kinh tế của gia đình ở thời điểm hiện tại, Thánh thật thà: Sau ngày xây nhà, có sự giúp đỡ của gia đình và họ hàng, vợ chồng em vay mượn mua lại 2 con bò, 2 con lợn, với mấy con gà. Vợ em vẫn còn đang ở nhà trông con nhỏ nên có thời gian chăm sóc cho đàn vật nuôi. Bản thân em vẫn nhận việc làm thuê ở các công trình xây dựng quanh xã. Cuộc sống vẫn khó khăn nhưng so với trước đã là đỡ đi nhiều.
Ngưng một lát, bất giác Thánh chia sẻ: Từ “nhiều không” em thành người “nhiều có”… Có nhà, có bò, có lợn, có nương. Cùng năm 2023 nhà nước lại hỗ trợ cho vợ chồng em nông cụ phục vụ sản xuất là máy tách hạt ngô. Mùa thu hoạch vợ em không còn phải ngồi tỉ mẩn lật từng hạt ngô ra khỏi lõi, ai có nhu cầu em cũng nhận tách hạt thuê được. Những cái có ấy chỉ nhỏ thôi nhưng là “vốn” để vợ chồng em nghĩ tới chuyện phát triển kinh tế cho sau này. Từ dạo đó, em thấy mình có động lực, thấy mình như vừa nhặt hết cái khổ vứt đi!
Lúc này, Phó Chủ tịch xã Sùng Mí De mới cất lời: Thực hiện các dự án trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719, từ năm 2023-2024, toàn xã có 160 hộ gia đình đã được hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở. Trong quá trình triển khai thực hiện, xã Cán Tỷ luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát của các cấp, ngành, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng của Nhân dân. Việc làm ý nghĩa này sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào các DTTS yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống; củng cố niềm tin của Nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hôm sau, tôi ngược Quốc lộ 4C, lên huyện Yên Minh công tác, không khí lạnh đầu mùa đã tràn về, có tiếng rối cánh của đàn chim di trú bay ngược trong gió. Ngang qua Sủa Cán Tỷ, thấy Lù Mí Thánh đang cùng vợ chăm chú hong những quẩy tấu ngô vàng ruộm bên hiên nhà mà lòng đầy tin tưởng, mùa đông này và nhiều mùa đông về sau nữa với vợ chồng Thánh sẽ là mùa đông ấm!
Nguồn: https://baodantoc.vn/ghi-o-sua-can-ty-1732264038340.htm