Theo các chuyên gia bảo mật, lượt báo cáo về lừa đảo trong Quý II cao hơn Quý I (Quý I ghi nhận 29.251 lượt báo cáo) có thể đến từ các dịp nghỉ lễ dài, các đối tượng xấu lợi dụng lỗ hổng trước khi quy định cập nhật sinh trắc học có hiệu lực.
Cụ thể, tháng 4 ghi nhận 10.235 lượt báo cáo còn tháng 5 là 9.523 lượt – có giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Đến tháng 6, số lượt báo cáo lên tới 11.452
Đến tháng 6, số báo cáo về lừa đảo/tấn công mạng cao nhất quý với 11.452 lượt, phản ánh sự leo thang rõ rệt về tình hình an minh mạng và lừa đảo.
Theo đại diện Chống lừa đảo,, nguyên nhân khiến lừa đảo qua mạng gia tăng trong tháng 6 có thể do các đối tượng lợi dụng điểm yếu bảo mật của thanh toán trực tuyến và ngân hàng, ngay trước khi Quyết định 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực vào ngày 1/7 nhằm tăng cường bảo mật cho giao dịch thanh toán trực tuyến.
Một trong những thủ đoạn được sử dụng là dùng mã độc chiếm quyền kiểm soát thiết bị. Sau đó, chúng thu thập dữ liệu nhạy cảm gồm hình ảnh, video và thông tin eKYC.
Với những thông tin thu thập được, đối tượng lừa đảo có thể truy cập tài khoản ngân hàng, ví điện tử của nạn nhân và chiếm đoạt tiền bằng cách dụ dỗ cài ứng dụng giả mạo VNeID, VssID hoặc mạo danh nhân viên ngân hàng.
Một số giải pháp phòng tránh lừa đảo được khuyến nghị gồm thường xuyên cập nhật kiến thức an toàn thông tin, theo dõi từ các nguồn như tinnhiemmang.vn, khonggianmang.vn và dauhieuluadao.com để chủ động bảo vệ bản thân trên không gian mạng.
Các tổ chức cần nâng cao các biện pháp bảo mật, đào tạo nhân viên về kỹ năng phòng chống lừa đảo, thiết lập quy trình ứng phó khi có sự cố. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức và người dùng để đưa ra chính sách, quy định bảo vệ người dân và nền kinh tế số.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ghi-nhan-hon-30-000-bao-cao-lua-dao-qua-mang.html