Trang chủChính trịNgoại giaoGazprom "tuyệt tình" với Moldovagaz về khí đốt, Moldova đã lường trước...

Gazprom “tuyệt tình” với Moldovagaz về khí đốt, Moldova đã lường trước sự việc, có nước đi “cao tay”

Sau khi Gazprom thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova, Thủ tướng nước này đã cáo buộc Điện Kremlin có “chiến thuật áp bức” và sẽ cân nhắc các giải pháp pháp lý, có thể bao gồm cả trọng tài quốc tế.

Gazprom 'tuyệt tình' với Moldova, nước này đã lường trước sự việc, có nước đi 'cao tay'
Mỗi năm, Nga cung cấp khoảng 2 tỷ m3 khí đốt tự nhiên cho Moldova. (Nguồn: TASS)

Ngày 28/12, tập đoàn Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Moldova từ ngày 1/1/2025 do tranh chấp nợ.

Theo thông báo của Gazprom, tập đoàn này “sẽ áp đặt hạn chế cung cấp khí đốt tự nhiên cho Moldova xuống 0 m3 mỗi ngày từ ngày 1/1/2025. “Gã khổng lồ” năng lượng Nga cáo buộc Moldova không thanh toán các khoản nợ.

Mỗi năm, Moscow cung cấp khoảng 2 tỷ m3 khí đốt tự nhiên cho Chisinau.

Nhiên liệu được chuyển qua Ukraine đến vùng ly khai Transnistria của Moldova – được Nga hậu thuẫn. Tại đó, nhiên liệu được sử dụng để tạo ra điện giá rẻ, sau đó được bán cho các vùng của đất nước vẫn do chính phủ Moldova kiểm soát.

Moldova phản ứng dữ dội

Trong hàng thập kỷ, Moldova phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Thông qua Moldovagaz, nước này nhập khẩu khí đốt Nga với giá 80 USD/1.000 m3. Giá tăng lên 170 USD/1.000 m3 vào năm 2007. Kể từ đó, tiền nợ khí đốt ngày càng tăng và đến nay đã lên tới 709 triệu USD.

Việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt sẽ khiến Kuciurgan – nhà máy điện lớn nhất của Moldova – ngừng hoạt động.

“Gã khổng lồ” năng lượng Gazprom cho biết, động thái này “liên quan đến việc phía Moldova từ chối điều chỉnh các khoản nợ” và họ sẽ bảo lưu quyền thực hiện các hành động tiếp theo, bao gồm cả việc chấm dứt hợp đồng cung cấp.

Theo tính toán của Nga, khoản nợ là 709 triệu USD nhưng Moldova chỉ đưa ra mức nợ là 8,6 triệu USD.

Sau thông báo của Gazprom, Thủ tướng Moldova Dorin Recean lên án Moscow sử dụng “chiến thuật áp bức” và sau đó cáo buộc Điện Kremlin sử dụng “năng lượng như một vũ khí chính trị”.

Thủ tướng tuyên bố, Moldova sẽ cân nhắc các giải pháp pháp lý, có thể bao gồm cả trọng tài quốc tế.

Chính phủ Moldova đã thành lập một ủy ban để quản lý “những rủi ro sắp xảy ra”.

Khó khăn còn đó, vẫn có lý do để yên tâm

Khó khăn với Moldova chưa dừng lại ở đó. Nước này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine kết thúc vào ngày 1/1/2025.

Động thái của Gazprom là bước đi báo trước cho việc ngừng hoàn toàn hoạt động xuất khẩu khí đốt của xứ bạch dương sang châu Âu thông qua thỏa thuận trung chuyển với Kiev.

Bất chấp việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, khí đốt vẫn tiếp tục chảy từ Moscow tới các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), giúp Kiev kiếm được hàng triệu USD tiền phí quá cảnh. Hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine là hợp đồng thương mại cuối cùng của hai quốc gia đang xung đột.

Tuy nhiên, Kiev hiện đã từ chối gia hạn thỏa thuận với Moscow.

Khí đốt của Nga chảy qua Ukraine đến Slovakia, Áo, Hungary và Italy. Trong khi đó, khí đốt từ xứ bạch dương đến Moldova thông qua các đường ống riêng biệt chạy qua Ukraine.

Khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu, 2,5 triệu dân của Moldova hoàn toàn phụ thuộc vào Moscow về khí đốt tự nhiên.

Chính quyền ly khai Transnistria và chính phủ Moldova hồi năm 2022 nhất trí rằng tất cả khí đốt Nga mà Moldova nhận sẽ được chuyển đến vùng ly khai. Transnistria thường không phải thanh toán tiền nhiên liệu cho Moscow.

Nếu không có khí đốt từ Nga qua trung chuyển Ukraine, nhà máy điện tại Transnistria có thể sẽ phải ngừng hoạt động, khiến vùng ly khai này và Moldova đối mặt với nguy cơ mất điện kéo dài.

Trên thực tế, Moldova đã chuẩn bị cho kịch bản này kể từ khi Ukraine thông báo sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt với Gazprom. Nước này và vùng ly khai Transnistria đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước nguy cơ mất nguồn cung năng lượng từ Nga.

Hôm 27/12, Chisinau thông báo sẽ hạn chế xuất khẩu điện và ban hành các biện pháp nhằm giảm tiêu thụ năng lượng xuống còn ít nhất 1/3 từ ngày 1/1 năm sau.

Không chỉ thế, nước này đã bắt đầu đa dạng nguồn nhập khẩu khí đốt từ Romania, sử dụng năng lực lưu trữ tại Ukraine và Romania.

CEO tạm quyền của Moldovagaz Vadim Ceban đã lên tiếng trấn an người dân và khẳng định, nguồn cung khí đốt từ châu Âu sẽ giúp nước này đủ dùng cho đến tháng 3/2025.





Nguồn: https://baoquocte.vn/gazprom-tuyet-tinh-voi-moldovagaz-ve-khi-dot-moldova-da-luong-truoc-su-viec-co-nuoc-di-cao-tay-299169.html

Cùng chủ đề

Lễ Hội Đền Hùng: Cội Nguồn Văn Hóa Tâm Linh Dân Tộc

Lễ hội Đền Hùng, hay còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một trong những lễ hội mang tính quốc gia của Việt Nam, diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Phú Thọ. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đặt nền móng đầu tiên cho quốc gia Việt Nam, mà còn là sự kiện thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của toàn dân...

Cựu phó vụ trưởng gợi ý doanh nghiệp chi tiền đổi nhà sang biệt thự

Sau khi gợi ý doanh nghiệp, ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã nhận 9 tỷ đồng để mua căn biệt thự ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Theo kết luận điều tra, Công ty CPTM Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bách khoa Việt (Công ty Bách khoa Việt) có vốn điều lệ 468 tỷ đồng, gồm nhiều cổ đông, trong đó bà Trần Thị Loan Phương làm Chủ...

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang trong tình hình hiện nay

Trong mọi giai đoạn của cách mạng, lực lượng vũ trang có vai trò đặc biệt quan trọng, do đó họ luôn là mục tiêu của các thế lực thù địch hướng tới chống phá. Một trong những âm...

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Thương mại hai chiều gia tăng Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Việt Nam và Thụy Điển kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1969-2024). Đây là mối quan hệ đối tác bền vững, được...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Áo

Thương vụ Việt Nam tại Áo đã và đang trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Áo, là 'cánh tay' nối dài của doanh nghiệp xuất khẩu. Chức năng, nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Áo Áo là một trong những nước Tây Âu đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào tháng 12/1972. Hơn 50...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine có hành động bất ngờ ở Syria, Trung Quốc lập kỷ lục thế giới, tấn công khủng bố ở Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Điểm lại những sự kiện, chính sách giáo dục nổi bật năm 2024

Năm 2024 đánh dấu nhiều chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, với hàng loạt chính sách mới và sự kiện nổi bật.

Nhìn lại năm 2024 cùng MoMo xem tổng kết chi tiêu một năm qua

Tính năng Nhìn lại 2024 trên MoMo giúp bạn dễ dàng xem tổng quan về chi tiêu, các hoạt động nổi bật và hành trình của mình một năm qua. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách nhìn lại 2024 để tổng kết một năm trọn vẹn trên MoMo.

Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sáng 30/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo với chủ đề "Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hiệu quả, thực chất vào thị trường quốc tế'.

Cách bình luận ẩn danh trong hội nhóm trên Facebook siêu đơn giản

Tính năng bình luận ẩn danh trên Facebook, giúp người dùng thoải mái bày tỏ ý kiến mà không cần tiết lộ danh tính. Bài biết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách bình luận ẩn danh trong hội nhóm trên Facebook với vài thao tác đơn giản.

Bài đọc nhiều

Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Kazakhstan đang trải qua quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp, tập trung vào chế biến nguyên liệu thô và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Giá vàng biến động theo rủi ro địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông, mốc cao nhất mọi thời đại vẫn được...

Giá vàng hôm nay 29/12/2024, giá vàng giảm, giới phân tích dự đoán giá quý kim bị kẹt trong cuộc giằng co giữa lợi suất trái phiếu tăng và nhu cầu trú ẩn an toàn do bất ổn địa chính trị và kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lạc quan.

Nhiều nguyên nhân kéo giảm giá cà phê, đầu cơ ồ ạt chốt lời, chuyên gia dự báo gì về tuần này?

Năm 2024, cà phê trở thành mặt hàng nông sản thứ ba sau rau quả và gạo, có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD và là sản phẩm nông sản có giá tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề Vẽ Bản đồ Rồng tại Trường ĐH KHXH&NV: Nối dài quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hà Lan

Sáng nay (14/12/2023), tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Trường ĐHKHXH&NV) - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề: “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan”. Phát biểu tại buổi tiếp, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nhấn mạnh, đây là sự kiện...

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Baoquocte.vn. Chiều 26/12, Hội thảo với chủ đề "Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hiệu quả, thực chất vào thị trường quốc tế' đã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sáng 30/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo với chủ đề "Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hiệu quả, thực chất vào thị trường quốc tế'.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương

Tổng Bí thư yêu cầu, khẩn trương xây dựng quy chế làm việc hoặc rà soát, bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của cơ quan, từng đơn vị trực thuộc trong mỗi cơ quan...

Thêm một sự cố máy bay, cổ phiếu Jeju Air chạm mức thấp kỷ lục

Cổ phiếu công ty hàng không Jeju Air giảm gần 25% trong phiên giao dịch sáng 30/12, sau tai nạn khiến 179 thiệt mạng tại sân bay Muan và sự cố khiến một máy bay khác cùng hãng hạ cánh khẩn cấp.

Giá xăng dầu hôm nay 30/12: Giảm nhẹ, đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 30/12, cả dầu Brent và WTI đều bất ngờ giảm nhẹ xấp xỉ 0,5% đầu phiên giao dịch, đảo chiều của phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước.

Nếu dòng khí đốt từ Nga ngừng chảy, không chỉ châu Âu, Ukraine cũng “gặp nạn”, Slovakia đối đầu Tổng thống Zelensky

Bloomberg cho hay, Thủ tướng Slovakia Robert Fico và các công ty năng lượng ở Trung Âu đang gây áp lực lên Ukraine để tiếp tục duy trì luồng khí đốt từ Nga qua hệ thống đường ống dài 38.600km của nước này.

Mới nhất

Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa

Sự hài hòa trong việc sắp xếp bàn làm việc theo phong thủy sẽ giúp tâm trạng, sức khỏe, tiền tài và vận may trong công việc và sự nghiệp của gia chủ. ...

Đồng Nai thống nhất “nắn” tuyến đường dẫn dự án Cầu Cát Lái

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thống nhất với phương án điều chỉnh hướng tuyến qua khu vực bảo vệ di tích địa điểm vụ thảm sát Giồng Sắn. ...

Nhiều hoạt động thiết thực, nhân văn tại vùng biên giới Nghệ An

Những ngày gần đây, tại nhiều xã biên giới ở tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động thiết thực, nhân văn như: khám, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí, gian hàng 0 đồng… với tổng số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Tại xã Thanh Sơn (huyện Thanh Chương), Đồn...

Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP

Việc đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều khả năng sẽ được thực hiện theo phương thức PPP, thay vì sử dụng ngân sách nhà nước như đề xuất trước đó của Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT). Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương...

Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Kinhtedothi - Trước những kiến nghị của doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, đầu tư xây dựng và sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn và không để kéo dài. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam...

Mới nhất