Trang chủKinh tếNông nghiệpGập ghềnh nông dân đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị

Gập ghềnh nông dân đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị


Mở đầu buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh về ý nghĩa và vai trò của chương trình OCOP trong việc phát triển kinh tế nông thôn. Ông Lợi khẳng định, chương trình OCOP không chỉ giúp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh mà còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Đồng thời, OCOP cũng là một giải pháp quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Gập ghềnh nông dân đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị: Cần bắt đầu từ đâu?- Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu khai mạc tọa đàm.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh, chương trình OCOP ra đời với ba mục tiêu lớn: phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân; thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tại Hà Nội, sau gần 5 năm triển khai chương trình, đã có hơn 2.769 sản phẩm được đánh giá và phân hạng, trong đó có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Những con số này không chỉ thể hiện sức sống mạnh mẽ của chương trình mà còn phản ánh sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm OCOP.

Sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

Việc đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị được coi là bước đi chiến lược nhằm mở rộng kênh tiêu thụ, giúp sản phẩm tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, doanh nghiệp và chủ thể OCOP, việc này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tại tọa đàm, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến sản phẩm OCOP vẫn khó vào siêu thị là do quy mô sản xuất của các chủ thể OCOP còn nhỏ lẻ, sản phẩm chế biến chưa đa dạng, dẫn đến sức cạnh tranh thấp.

Gập ghềnh nông dân đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị: Cần bắt đầu từ đâu?- Ảnh 2.

Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phát biểu tại toạ đàm.

Ngoài ra, khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa thực sự hiệu quả. Không ít doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ thể sản xuất kinh doanh cho biết, họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị. Đặc biệt, những cơ sở có quy mô nhỏ lẻ thường không đủ nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, số lượng và tiêu chuẩn của hệ thống bán lẻ hiện đại.

Còn theo ông Hà Tiến Nghi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, các sản phẩm OCOP phần lớn là sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu, do đó giá trị gia tăng chưa cao và sức cạnh tranh còn hạn chế. Hơn nữa, quy mô sản xuất nhỏ lẻ của nhiều chủ thể OCOP khiến việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ hệ thống siêu thị trở nên khó khăn.

Để làm rõ vai trò của hệ thống siêu thị trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Hà Đông, chia sẻ, chương trình OCOP đã trở thành một điểm sáng trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Các sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của chương trình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt.

Gập ghềnh nông dân đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị: Cần bắt đầu từ đâu?- Ảnh 3.

Việc đưa các sản phẩm OCOP vào siêu thị giúp tăng cơ hội, mở rộng thị trường. Ảnh: TL

Hệ thống bán lẻ Saigon Co.op hiện đang có hơn 130 mặt hàng OCOP, bao gồm trái cây, trứng gia cầm, mật ong, yến sào và nhiều sản phẩm khác từ các hợp tác xã của nhiều tỉnh thành. Việc đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị không chỉ giúp tiêu thụ tốt hơn mà còn góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm địa phương, từ đó khích lệ tinh thần “Người Việt dùng hàng Việt”.

Giải pháp nào giúp sản phẩm OCOP dễ dàng vào siêu thị?

Để thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, các chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp, trong đó việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình OCOP là vô cùng quan trọng. Người tiêu dùng cần hiểu rõ hơn về giá trị của các sản phẩm này cũng như những nỗ lực của người nông dân, doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ông Hà Tiến Nghi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, nhấn mạnh cần thực hiện tốt các giải pháp kết nối, phát triển mở rộng thị trường. Cụ thể, Thành phố Hà Nội đã khai trương 105 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, tổ chức các sự kiện, hội chợ nhằm thúc đẩy giao thương và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải tiến quy trình sản xuất, thiết kế bao bì sản phẩm theo hướng hiện đại, bắt mắt để thu hút người tiêu dùng.

Một giải pháp quan trọng khác là tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các chủ thể OCOP để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ về thủ tục hành chính và điều kiện cần thiết để đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị. Chỉ khi có sự hợp tác chặt chẽ và đồng lòng giữa các bên liên quan, sản phẩm OCOP mới thực sự chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tại tọa đàm, các chuyên gia và đại diện các cơ quan, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm OCOP qua hệ thống siêu thị. Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, nhấn mạnh vai trò của công tác xúc tiến thương mại trong việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm OCOP. 

Theo ông Hiệp, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động như tổ chức hội chợ, tuần hàng Việt, và chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”. Những hoạt động này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm OCOP mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối với các nhà phân phối lớn.

Ông Hiệp cũng cho biết thêm, Hà Nội hiện có hạ tầng thương mại phát triển mạnh mẽ với hơn 29 trung tâm thương mại, 130 siêu thị, 455 chợ truyền thống và trên 2.000 cửa hàng tiện ích. Các điểm bán hàng OCOP đã được mở rộng đến 107 địa điểm trên toàn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm OCOP.

Gập ghềnh nông dân đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị: Cần bắt đầu từ đâu?- Ảnh 4.

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương, chia sẻ về kinh nghiệm và những khó khăn mà hợp tác xã gặp phải khi đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị.

Cũng có mặt tại tọa đàm, bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Tiên Dương, chia sẻ về kinh nghiệm và những khó khăn mà hợp tác xã gặp phải khi đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị. Hợp tác xã Tiên Dương hiện có 4 sản phẩm được công nhận OCOP, bao gồm các sản phẩm rau má và trà hoa vàng. Mặc dù các sản phẩm này được đánh giá cao về chất lượng, việc đáp ứng các tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác, và quy trình kiểm soát chất lượng của siêu thị vẫn là một thách thức.

Bà Lý cho biết, để vượt qua những khó khăn này, hợp tác xã đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất theo hướng bền vững. “Chúng tôi cũng chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm thông qua các kênh truyền thông, hội chợ và sự kiện xúc tiến thương mại,” bà Lý chia sẻ.

Ngoài ra, ông Đàm Văn Đua – Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (huyện Mê Linh) cũng chia sẻ về mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ mà hợp tác xã đang áp dụng. Theo ông Đua, việc xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà bán lẻ lớn và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại là một trong những chiến lược quan trọng để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. “Chúng tôi đã ký kết các hợp đồng hợp tác với nhiều siêu thị lớn, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của hệ thống bán lẻ,” ông Đua cho biết.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP: Cần sự đồng lòng của các bên

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội nhấn mạnh sự cần thiết của sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP. 

Ông Tuấn cho biết, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hiện đang bước sang một giai đoạn mới, với nhiều thách thức từ cả trong nước và quốc tế. Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ý nghĩa và giá trị của sản phẩm OCOP là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công của chương trình.

Ông Hà Tiến Nghi đề xuất tăng cường hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ về vốn, đào tạo kỹ thuật, và xây dựng thương hiệu để giúp các sản phẩm OCOP có thể cạnh tranh trên thị trường.

Gập ghềnh nông dân đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị: Cần bắt đầu từ đâu?- Ảnh 5.

Ông Hà Tiến Nghi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn đề xuất tăng cường hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất. Ảnh: TL

Tọa đàm “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị” đã tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp. Để sản phẩm OCOP thực sự vươn xa, không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn cần sự đồng lòng, hợp tác từ các bên liên quan. Thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững và tăng cường công tác xúc tiến thương mại, sản phẩm OCOP sẽ ngày càng chiếm được lòng tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Khi các sản phẩm OCOP được bày bán tại các siêu thị, chúng không chỉ là những mặt hàng tiêu dùng đơn thuần mà còn mang theo thông điệp về tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc. Người tiêu dùng không chỉ mua một sản phẩm, mà còn ủng hộ một lối sống, một giá trị văn hóa đậm đà bản sắc Việt.





Nguồn: https://danviet.vn/gap-ghenh-nong-dan-dua-san-pham-ocop-vao-sieu-thi-20240826125550116.htm

Cùng chủ đề

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Để sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế cần sự phối hợp, sáng tạo và đổi mới của các cấp, ngành và các chủ thể, hợp tác xã OCOP... Cơ hội và thách thức Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2024 giữa Việt Nam và các đối tác trên thế giới đạt 578,5 tỷ USD tăng 16,3%...

HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến là HTX tiêu biểu năm 2024 của Thanh Hóa

Ông Trần Bình Quân, Ủy viên BCH Trung ương HND Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch HND tỉnh Thanh Hóa, cho biết Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa vừa cùng các sở ngành tổ chức bình chọn HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp...

Sản phẩm OCOP chưa “trưởng thành” khó vào siêu thị

Thời gian qua, nhiều sản phẩm OCOP đã và đang khẳng định được chất lượng, ghi dấu trên bản đồ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, nhưng thực tế cho thấy, sản phẩm OCOP chưa hấp dẫn người tiêu dùng. Không ít doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất - kinh doanh chia sẻ rằng, việc tiếp cận và đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị hiện nay vẫn...

Thành phố Hà Nội đã có 2.756 sản phẩm OCOP

Baoquocte.vn. Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ diễn ra từ ngày 21-25/8, tại Hà Nội.

Đồng Nai, Sóc Trăng, Trà Vinh kết nối kênh phân phối sản phẩm OCOP

Ngày 6/8, tại Đồng Nai, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, nhà cung cấp từ các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh với các doanh nghiệp, hệ thống phân phối của Đồng Nai. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diễn biến về vị trí và cường độ của hai cơn bão trên biển Đông

Tin bão mới nhất: Dự báo vào ngày 12/11, bão số 7 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp khi đi vào khu vực đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Đồng thời, bão số 8 tiến vào biển Đông, dù đã giảm cấp nhưng vẫn gây ra biển động...

Rau cần nước trồng thành công ở Bạc Liêu, thơm dễ thèm cơm, lãi gấp 7 lần so với trồng lúa

Huyện Phước Long (tỉnh Cà Mau) hiện có 44ha đất trồng rau cần nước, trong đó, tập trung chủ yếu ở 2 xã: Vĩnh Thanh và Vĩnh Phú Đông. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, huyện Phước Long đã xây dựng vùng sản xuất rau cần nước và xây dựng...

Nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở Bình Phước, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền

Hội viên Hội Nông dân, ông Nguyễn Văn Lĩnh (phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã nghiên cứu, chế tạo ra, sáng chế máy nông nghiệp, thiết bị máy móc với giá cả cạnh tranh. Đó là máy phun thuốc bảo vệ thực vật “5 trong 1”;...

Vừa thả cá ở hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á

Đợt thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) được thực hiện trong hai ngày 8 và 9.11, dự kiến sẽ có khoảng 237.735 con cá giống các loại, gồm: cá chép, mè hoa, trắm cỏ, cá tra, cá sặc rằn và tôm càng xanh được thả xuống hồ Tiếng ...

Bước chuyển mình lớn của huyện Chương Mỹ

Những năm gần đây, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã thay đổi đáng kể về diện mạo và chất lượng cuộc sống nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việt Nam (VIPA), người dân cần cân nhắc và sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học nhằm vừa phòng trừ được sinh vật gây...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật chơi" hoàn chỉnh với các tiêu chí và quy định cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Cùng chuyên mục

Diễn biến về vị trí và cường độ của hai cơn bão trên biển Đông

Tin bão mới nhất: Dự báo vào ngày 12/11, bão số 7 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp khi đi vào khu vực đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Đồng thời, bão số 8 tiến vào biển Đông, dù đã giảm cấp nhưng vẫn gây ra biển động...

Rau cần nước trồng thành công ở Bạc Liêu, thơm dễ thèm cơm, lãi gấp 7 lần so với trồng lúa

Huyện Phước Long (tỉnh Cà Mau) hiện có 44ha đất trồng rau cần nước, trong đó, tập trung chủ yếu ở 2 xã: Vĩnh Thanh và Vĩnh Phú Đông. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, huyện Phước Long đã xây dựng vùng sản xuất rau cần nước và xây dựng...

Nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở Bình Phước, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền

Hội viên Hội Nông dân, ông Nguyễn Văn Lĩnh (phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã nghiên cứu, chế tạo ra, sáng chế máy nông nghiệp, thiết bị máy móc với giá cả cạnh tranh. Đó là máy phun thuốc bảo vệ thực vật “5 trong 1”;...

Vừa thả cá ở hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh, hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á

Đợt thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) được thực hiện trong hai ngày 8 và 9.11, dự kiến sẽ có khoảng 237.735 con cá giống các loại, gồm: cá chép, mè hoa, trắm cỏ, cá tra, cá sặc rằn và tôm càng xanh được thả xuống hồ Tiếng ...

Bước chuyển mình lớn của huyện Chương Mỹ

Những năm gần đây, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã thay đổi đáng kể về diện mạo và chất lượng cuộc sống nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. ...

Mới nhất

VietinBank thông báo chào hàng

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có kế hoạch tổ chức Gói mua sắm “Quà tặng cho chương trình khuyến mãi đơn vị chi lương mới” sử dụng nguồn vốn chi phí của VietinBank. VietinBank kính mời các nhà cung cấp có đủ năng lực, kinh nghiệm và quan tâm đối với việc cung cấp dịch...

Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh

Sau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa mới giải phóng mặt bằng được 10ha/435ha. Hơn 3 năm, Khu công nghiệp Tam Anh - An An Hòa chỉ giải phóng được 10 ha mặt bằngSau hơn 3 năm được Thủ tướng Chính...

Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử dụng đất

Bảng giá đất mới điều chỉnh của TP.HCM chưa ảnh hưởng ngay đến các dự án, nhưng trong thời gian tới sẽ tác động đến thị trường, vì làm tăng chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí đóng tiền sử dụng đất… của doanh nghiệp. TP.HCM: Doanh nghiệp lo tăng chi phí tạo lập quỹ đất, đóng tiền sử...

Suy tim, suy thận vì lạm dụng thuốc giảm đau

Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Cụ ông 86 tuổi thường xuyên tiêm thuốc giảm đau trị di chứng zona thần kinh, sau một thời gian phát hiện suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. ...

Medvedev thua Fritz ở trận mở màn ATP Finals 2024

(Dân trí) - Taylor Fritz đã đánh bại Daniil Medvedev với tỷ số 6-4, 6-3 ở trận đấu mở màn ATP Finals 2024, tay vợt người Mỹ tạm thời vươn lên đứng đầu Bảng Ilie Nastase. Vào tối 10/11, Taylor Fritz đã có màn trình diễn ấn tượng để khởi động chiến dịch của mình tại ATP Finals 2024. Tay...

Mới nhất