Trang chủDestinationsĐắk Lắk“Gập ghềnh” con đường phát triển du lịch bền vững (Kỳ 2)

“Gập ghềnh” con đường phát triển du lịch bền vững (Kỳ 2)


06:39, 10/05/2023

Ở bất kỳ đâu, muốn phát triển du lịch, nhất là du lịch bền vững thì phải dựa vào vốn tài nguyên (lịch sử, văn hóa, nhân văn) của các cộng đồng người tại chỗ và cảnh quan thiên nhiên vốn có ở mỗi vùng đất.

Kỳ 2:  Bền vững dựa trên vốn tài nguyên

Điều quan trọng nhất là trong quá trình khai thác tài nguyên để làm du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn, đầu tư tôn tạo, không rơi vào tình trạng đánh đổi hoặc “ăn xổi ở thì” đã từng xảy ra tại một số địa phương trong thời gian qua.

Xác định bước đi

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đắk Lắk đã triển khai thực hiện Chương trình số 15- CTr/TU ngày 13/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI), trong đó xác định rõ: Phấn đấu đến năm 2030, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển với tỷ trọng, tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao; có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ và hiện đại. Đặc biệt tập trung và chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng gắn với hoạt động làng nghề nông nghiệp – nông thôn. Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch này theo hướng chất lượng cao, đa dạng và bền vững; có thương hiệu và có sức cạnh tranh cao trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên cũng như cả nước.





Buôn Liêng (huyện Lắk) gắn với cảnh quan sinh thái hồ Lắk là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách. Ảnh: Hữu Hùng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Đắk Lắk H’Yim Kđoh cho rằng: Một khi đã xác định bước đi như thế, thì nhất thiết phải gìn giữ và bảo tồn bằng mọi giá vốn tài nguyên quý báu ấy. Bởi đó là những trụ cột quan trọng để chúng ta quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch trên, đặc biệt là du lịch văn hóa, sinh thái và cộng đồng là để giải quyết việc làm cho người dân. Trong đó chú trọng đầu tư, phát triển dịch vụ nông nghiệp, thương mại gắn kết với du lịch trong các buôn làng; khôi phục làng nghề thủ công truyền thống gắn với việc hình thành các tour/điểm du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng ở những nơi có điều kiện. Xúc tiến liên kết, hợp tác giữa các vùng du lịch trọng điểm trong và ngoài tỉnh để thiết lập không gian kinh tế du lịch đồng bộ, thống nhất và đa dạng về sản phẩm để đến năm 2025, “ngành công nghiệp không khói” này có vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Rõ ràng từng bước đi của ngành du lịch Đắk Lắk đã được xác định phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế. Vấn đề còn lại là chính quyền, người dân và cộng đồng làm du lịch ở đây cần có đồng thuận trong nhận thức, hành động để hiện thực hóa mục tiêu đặt ra trong tương lai.

Gỡ bỏ những “lực cản”

Nói như Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Hồng Hà, vấn đề được cho là đáng quan ngại nhất đó là tài nguyên du lịch ở đây đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ việc ưu tiên phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác. Từ đó trực tiếp làm thay đổi cảnh quan, môi trường theo hướng tiêu cực; kéo theo vốn di tích lịch sử, văn hóa truyền thống không ngừng bị mất mát, xuống cấp và biến dạng… Tất cả những hệ lụy ấy được xem là “lực cản” lớn nhất buộc chính quyền địa phương cùng cộng đồng làm du lịch ở đây phải đối mặt và tìm cách giải quyết.      





Đưa du khách tham quan hồ Lắk bằng thuyền độc mộc là một nguồn sinh kế của người dân huyện Lắk. Ảnh: Ánh Ngọc




 

Vấn đề quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên nước trên các hệ thống sông, suối, hồ, thác (nhất là đối với những danh thắng được xếp hạng) đã được tăng cường kiểm soát và điều phối lợi ích giữa các ngành kinh tế, trong đó ưu tiên cho ngành du lịch theo hướng hài hòa, bền vững hơn chứ không còn tư duy đánh đổi” bằng mọi giá như trước đây”.

 


Phó Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Đắk Lắk H’Yim Kđoh

Vậy ngành du lịch Đắk Lắk phải giải “bài toán” này như thế nào trong việc chia sẻ lợi ích kinh tế, xã hội với một số ngành nghề liên quan? Trước những khó khăn hiển hiện như: tác động bất lợi từ các ngành nghề khác; kêu gọi đầu tư hạn chế và khó khăn; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao; thủ tục đầu tư và chính sách ưu đãi về đất đai, thuế chưa hấp dẫn và đặc biệt là cảnh quan, môi trường thiên nhiên ngày càng bị xâm hại, phá vỡ nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn lên đời sống, bản sắc văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc tại chỗ…, thời gian qua chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng đang từng bước gỡ bỏ, thông qua nhiều quyết sách phù hợp, kịp thời. 

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch Đắk Lắk H’Yim Kđoh: Ngoài việc quy hoạch, đầu tư tôn tạo không gian (lịch sử, văn hóa truyền thống) cho một số buôn làng trên địa bàn tỉnh để xây dựng nên những điểm đến du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng giàu bản sắc như các buôn ở TP. Buôn Ma Thuột: buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi), buôn Đắk Tour (xã Hòa Khánh), buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu), buôn Tơng Jú (xã Ea Kao)…, hay buôn Tring B (phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ), buôn Ya (xã Hòa Sơn, huyện Krông Năng), buôn Yang Lành (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) và buôn Liêng (thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk)… thì Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành chủ trương, chính sách kịp thời và nhất quán về công tác rà soát, đánh giá việc chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên (đất, rừng) theo hướng ưu tiên cho mục tiêu phát triển du lịch hiệu quả và bền vững; đồng thời chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực thi nhiều giải pháp về bảo tồn, gìn giữ vốn văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc tại chỗ. Từ đó dần thiết kế, xây dựng nên các tour/tuyến du lịch văn hóa, sinh thái cộng đồng với nhiều sản phẩm du lịch đặc thù và có lợi thế. Đến nay, loại hình du lịch này đã thật sự thu hút, hấp dẫn du khách khi đến Đắk Lắk và cùng với sản phẩm du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, hội thao, tổ chức sự kiện và trình diễn văn hóa, nghệ thuật) đẩy mạnh sự tăng trưởng của “ngành công nghiệp không khói” ở Đắk Lắk.

(Còn nữa)

Kỳ cuối: Hướng đến sản phẩm đặc thù và có chiều sâu


Đình Đối





Source link

Cùng chủ đề

4 điều chỉnh lối sống giúp nam giới giảm ngủ ngáy

Ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. ...

Đa dạng thị trường hoa, quà tặng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

TPO - Trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thị trường hoa tươi và quà tặng tại Hà Nội nhộn nhịp với nhiều mẫu mã, từ hoa tươi, hoa sáp đến giỏ trái cây... tất cả đều được trang trí bắt mắt với mức giá từ 100.000 đến vài triệu đồng. 18/11/2024 | 19:20 ...

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Phú Thọ

Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng...

Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60

Tuyến đường từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 hiện hữu có chiều dài khoảng 14 km, dự kiến đầu tư theo quy mô 2 làn xe, đường cấp III đồng bằng. Đề xuất hỗ trợ 1.870 tỷ đồng xây tuyến kết nối cầu Đại Ngãi với Quốc lộ 60Tuyến đường từ cầu Đại Ngãi kết nối với Quốc lộ 60 hiện hữu có chiều dài khoảng 14 km, dự kiến đầu tư theo quy mô 2...

Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?

Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại Đông Bắc Hà Nội nhanh chóng tạo ra hấp lực mới, xoay hướng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc. Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản Đông Bắc Hà Nội?Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại Đông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

22:05, 12/06/2023 Chiều 12/6, Sở GD-ĐT tạo tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tại hội nghị, 170 đại biểu là cán bộ, giáo viên, cộng tác viên thanh tra trực tiếp tham gia công tác thi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã được hướng dẫn thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT; kỹ năng sử dụng tài liệu...

Nam Lào ký sự (bài 1)

08:39, 11/06/2023 LTS: Đắk Lắk mặc dù không có chung đường biên giới với nước bạn Lào nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, sâu sắc và đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển với các địa phương thuộc khu vực Nam Lào gồm các tỉnh Sekong, Champasak, Attapư, Salavan. Đặc biệt, cộng đồng người Lào ở huyện Buôn Đôn không chỉ góp phần đóng góp vào sự phát triển của địa phương mà còn...

Khởi tranh mùa giải Ngoại hạng Anh 2023 – 2024: “Cả làng” sẽ ngáng đường Man City

06:17, 12/08/2023 Premier League 2023 - 2024 đã khởi tranh và người hâm mộ đang chờ đợi một mùa giải hay nhất trong lịch sử Ngoại hạng Anh. Liệu Man City có viết cho mình một chương mới trong lịch sử 134 năm giải đấu: Câu lạc bộ (CLB) đầu tiên giành chức vô địch 4 mùa bóng liên tiếp? 1. HLV Guardiola đã hoàn thành sứ mệnh cuối cùng của mình là chinh phục châu Âu cùng Man City,...

Bán kết Giải bóng đá nhi đồng toàn quốc, Cúp Neslé Milo: Ngược dòng kịch tính, Hưng Yên đoạt vé vào chung kết, Sông Lam...

17:12, 03/08/2023 Trong khuôn khổ Giải bóng đá nhi đồng toàn quốc, Cúp Nesté Milo, chiều 3/8 đã diễn ra trận bán kết đầu tiên giữa Gia Bảo Hải Dương và Hưng Yên. Đội quân của Huấn luyện viên Trần Bảo Hùng sau khi đánh bại đối thủ khó chịu T&T Bắc Giang 2-1 ở tứ kết đã đối đầu với Hưng Yên, đội bóng cũng không hề dễ chơi khi đã vượt qua Hà Nội đến 4-1 cũng ở...

Khai giảng khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT – IPM) trên cây lúa

11:01, 26/07/2023 Sáng 26/7, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT – IPM) trên cây lúa cho 20 cán bộ đang công tác tại trung tâm khuyến nông các huyện, thị xã, thành phố. Các đại biểu và học viên tham gia lễ khai giảng khóa học. Khóa đào tạo được triển khai trong 14 tuần, trải dài suốt vụ lúa hè thu năm 2023, tương ứng...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Cán bộ Mặt trận là những người tâm huyết, gần dân, hiểu dân

Kinhtedothi - Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công tới toàn thể đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp trong tỉnh - những cán bộ luôn tâm huyết, gần dân, hiểu dân. Ngày 18/11, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất...

Nỗ lực chinh phục kỷ lục mới trong xuất khẩu gạo

(ĐCSVN) - Trong bối cảnh thị trường gạo toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang cho thấy sức mạnh vượt trội với các con số ấn tượng. Chỉ trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 4,86 tỷ USD. Những con số trên dự báo về một năm...

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. ...

Hạnh phúc khi thấy học sinh tiến bộ

'Dạy các em học sinh khuyết tật trí tuệ không hề nhẹ nhàng nhưng với lòng nhiệt huyết, sự tận tâm, các cô...

Mới nhất