Trang chủKinh tếNông nghiệpGạo Việt Nam tận dụng thời cơ làm chủ thị trường

Gạo Việt Nam tận dụng thời cơ làm chủ thị trường


Sản phẩm gạo của Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới
Sản phẩm gạo của Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới

Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt mức kỷ lục 8 triệu tấn, trị giá hơn 4,5 tỷ USD- mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, hiện có 160 triệu ha trồng lúa trên toàn cầu, trong đó châu Á chiếm 90%. Hơn 3,5 tỷ người- chiếm gần một nửa dân số thế giới sử dụng gạo là lương thực chính. Năng lượng lúa gạo cung cấp chiếm khoảng 20% năng lượng của tổng khẩu phần ăn toàn cầu.

Tại châu Á, tiêu thụ lúa gạo chiếm tới 70% lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sản xuất lúa gạo hiện sử dụng 40% lượng nước tưới toàn cầu. Sự gia tăng dân số cùng với biến đổi khí hậu sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng cao về tính đa dạng cũng như chất lượng gạo thời gian tới.

Theo Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), gạo Việt Nam đang được đón nhận tại thị trường châu Âu- thị trường khó tính bậc nhất thế giới – và trong vài năm trở lại đây không có bất kỳ lô hàng gạo nào của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó khẳng định nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, đáp ứng các quy định quốc tế đối với mặt hàng này.

Nhiều năm qua, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tổng diện tích trồng lúa hiện có khoảng 7,27 triệu ha, sản lượng bình quân 5,87 tấn/ha. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng trung bình là 6,28 tấn/ha (trong khi sản lượng bình quân toàn thế giới là 4,25 tấn/ha).

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trung bình hơn 6 triệu tấn gạo, riêng 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 7,8 triệu tấn gạo với giá trị 4,41 tỷ USD. Gạo Việt Nam đã có mặt tại các thị trường từ châu Á, châu Âu, đến châu Mỹ và châu Phi.

Lúa gạo Việt Nam được đăng ký bảo hộ quốc tế chính
Lúa gạo Việt Nam được đăng ký bảo hộ quốc tế chính

Dự báo về tình hình xuất khẩu gạo năm 2024, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam nhận định, giá gạo xuất khẩu có thể vẫn ở mức cao và không thể giảm xuống dưới 640-650 USD/tấn. Nguyên nhân là do lượng lúa gạo giao dịch trên thế giới đang khan hiếm dần, còn Việt Nam đang nắm giữ cơ hội về xuất khẩu gạo.

Theo tính toán, nhu cầu gạo của các nước trên thế giới vẫn rất lớn, trong đó có các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Ấn Độ- quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới – cũng được dự báo sẽ tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo trong năm 2024.

Tại thời điểm hiện nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 658 USD/tấn, cao hơn Thái Lan 35 USD/tấn và cao hơn Pakistan 60 USD/tấn. Tất cả những yếu tố đó cho thấy Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để vươn lên làm chủ thị trường thế giới cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, nhu cầu về gạo của các thị trường trên thế giới cũng có nhiều thay đổi, theo hướng giảm dần gạo phẩm cấp thấp, thay vào đó là các sản phẩm đặc sản, dinh dưỡng, các sản phẩm chế biến sâu từ gạo…

Hơn nữa, các thị trường chất lượng cao, giá cao cũng nâng mức yêu cầu khi đưa ra các quy định về sản xuất và tăng trưởng xanh, phát thải thấp, đòi hỏi ngành hàng lúa gạo Việt Nam phải sớm đáp ứng để nắm bắt cơ hội tăng trưởng cũng như làm chủ thị trường ở phân khúc sản phẩm tiềm năng này.

Một trong những đòn bẩy lớn để hiện thực hóa cơ hội này là Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Theo đó, sẽ xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long mang tính đột phá trong tổ chức sản xuất ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, đóng góp vào tăng trưởng xanh và góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Để sớm hình thành 1 triệu ha lúa như kỳ vọng thì sáng kiến và giải pháp công nghệ hỗ trợ nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo là yêu cầu cần thiết. TS Nguyễn Văn Hùng – Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) cho rằng: Cần có các giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng và thị hiếu của người tiêu dùng. Phát triển nhanh chóng diện tích canh tác lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và phát thải carbon thấp. Theo đó, mở rộng ứng dụng các kỹ thuật canh tác như: tưới ngập – khô xen kẽ (AWD), gieo sạ chính xác, quản lý rơm rạ và phụ phẩm; hỗ trợ phát triển thị trường tín dụng carbon lúa gạo… Trong đó, riêng kinh tế tuần hoàn từ rơm rạ có thể giảm tới 30% phát thải carbon trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ hiện trạng quản lý rơm rạ ở đồng bằng sông Cửu Long; Thực hiện các nghiên cứu khoa học về thực hành quản lý rơm rạ tốt dựa trên các yếu tố đa dạng sinh học, phát thải carbon, cân bằng dinh dưỡng; Ứng dụng công nghệ phù hợp với quy mô canh tác vào quản lý rơm rạ.

Cơ giới hóa trong sản xuất góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo Việt Nam.
Cơ giới hóa trong sản xuất góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo Việt Nam.

Ngoài ra, để phát triển bền vững ngành lúa gạo cũng cần ban hành quy định các nhà máy phải mua lúa có nguồn gốc để có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản, phù hợp với các quy định của Việt Nam và thế giới. Có cơ chế hỗ trợ vốn để trang bị máy móc đồng bộ, tăng năng suất lao động nông nghiệp và giảm giá thành sản xuất lúa. Đối với máy nông nghiệp cần có nguồn vốn tài trợ trong vòng 5 năm cho các máy làm đất, máy phun thuốc, xạ giống, xạ phân, thu hoạch. Đồng thời hỗ trợ xây dựng hệ thống MRV (đo đạc, báo cáo, đánh giá) đạt chuẩn quốc tế để có thể xác nhận việc trồng lúa giảm phát thải, tạo ra chứng chỉ carbon có thể thương mại hóa trên thị trường thế giới.

Tin vui từ xuất khẩu gạo của Việt Nam





Nguồn: https://baodantoc.vn/gao-viet-nam-tan-dung-thoi-co-lam-chu-thi-truong-1719892586704.htm

Cùng chủ đề

Sau đấu thầu gạo giá thấp, Lộc Trời làm cách nào đạt lợi nhuận năm 50 tỷ đồng?

Lỗ đậm trong quý I, Lộc Trời vẫn lên kế hoạch lãi 50 tỷ đồng năm 2024 CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã: LTG) vừa cập nhật tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Năm nay, công ty này đặt mục tiêu...

Philippines quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo, gạo Việt có tác động ra sao?

Philippines cắt giảm thuế, gia tăng cơ hội cho gạo ViệtThương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, đây có thể được coi là động thái mới nhất của Chính phủ Philippines nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, đặc biệt là giá mặt hàng...

Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho xuất khẩu gạo

DNVN - Để bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, trong đó sẽ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107 của Chính phủ về...

Brazil nhập khẩu gạo do lũ lụt

Tổng thống Brazil Lula da Silva cho biết, sẽ ra luật cho phép nước này nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng Bolivia, Paraguay, Uruguay và Argentina, nhằm giảm giá mặt hàng này đang ở mức cao. Chính phủ Brazil quyết định nhập khẩu gạo sau khi giá gạo tăng mạnh trong những ngày qua trong bối cảnh lũ lụt và mưa lớn tại bang miền Nam Rio Grande do...

Quảng Nam hỗ trợ hơn 1.458 tấn gạo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở huyện Đông Giang

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 3/5/2024 phê duyệt Dự án trợ cấp hơn 1.458 tấn gạo bảo vệ và phát triển rừng thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn huyện Đông Giang. Dự án trợ cấp này góp phần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Viết từ Trường Sa

Khắc sâu lời thề giữ đảoTrước khi tỏa đi các phân đội thăm, giao lưu, trò chuyện với cán bộ chiến sĩ, chúng tôi xếp hàng ngay ngắn theo lệnh người chỉ huy trên đường băng để làm lễ chào cờ và lắng nghe 10 lời thề danh dự. Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa lớn, Thượng tá Phạm Xuân Trung chia sẻ, 10 lời thề danh dự của quân nhân mang phẩm chất Bộ đội Cụ...

Thẩm định dự thảo Báo cáo điều chỉnh nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG 1719

Thảo luận tại cuộc họp, một số Vụ, đơn vị và thành viên Hội đồng thẩm định đã phát biểu góp ý về phần phân công nhiệm vụ của UBDT và các cơ quan đối với những nội dung, tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình MTQG 1719: chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện; chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện; chủ trì tổ chức thực hiện tại các Tiểu dự án 4.2:...

Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có hơn 54 nghìn ha rừng luồng, nứa, vầu, phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, diện tích rừng nứa, vầu thuần loài là hơn 27 nghìn ha và hơn 13 nghìn ha rừng nứa, vầu hỗn giao. Các xã có nhiều diện tích rừng nứa, vầu là Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy, Na Mèo...Theo tìm hiểu, các cơ sở...

Quảng Nam: Đề nghị xem xét, thẩm định và trình Thủ tướng đề án phát triển trung tâm công nghiệp dược liệu

Đề án được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng tại Thông báo số 135 của Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, nội dung xây dựng Đề án được UBND tỉnh Quảng Nam đưa vào đăng ký Chương trình công tác năm...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Tại buổi làm việc, Ban Dân tộc tỉnh kiến nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan xem xét, tham mưu tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc cho tỉnh trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, như: xem xét điều chỉnh chỉ tiêu giao cho tỉnh đến năm 2025 có 28 xã và 50% số thôn, xóm thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; cơ chế khoán bảo vệ rừng;...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ NNPTNT “khoanh vùng” khu vực đất lúa có năng suất, chất lượng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thị trường và chưa...

Mất mùa, giá loại trái cây “vàng” của người dân Bắc Giang cao nhất từ trước đến nay

Theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Ngạn, hiện tại, nông dân trong huyện đã cơ bản thu hoạch xong vải thiều chính vụ, chỉ còn một số xã trên đèo như: Hộ Đáp, Sơn Hải, Đèo Gia… với sản lượng không nhiều.Do lượng...

Quảng Ngãi: Ban hành đề án phát triển sản xuất rau an toàn

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung gắn với bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.Mục tiêu chung của Kế hoạch là phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của...

Ở đất Bình Dương có thêm 2 cây cổ thụ là cây Di sản, có một cây kơ nia cho ra loại hạt ăn...

Thân cây tại vị trí ngang ngực có đường kính 9,6m; chiều cao cây ước tính khoảng 27m; chiều rộng tán cây đo bằng thước dây theo 2 hướng Đông - Tây 42m và Nam - Bắc 30m. Trong quá trình điều tra, đo đếm, xác định tuổi cây có sự hỗ trợ của các cụ cao niên ở phường, lãnh đạo phường và chuyên gia thực vật của Hội đồng Cây Di sản Việt Nam.Nhờ được sự...

Hơn 15 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024

Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 1.538 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 9,54 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 46,9% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất, với số vốn đăng ký đạt 6,83 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng vốn...

Cùng chuyên mục

Cây trồng chủ lực ở huyện vùng cao Thanh Hóa giá thấp cũng không có người mua

Huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) có hơn 54 nghìn ha rừng luồng, nứa, vầu, phân bố ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, diện tích rừng nứa, vầu thuần loài là hơn 27 nghìn ha và hơn 13 nghìn ha rừng nứa, vầu hỗn giao. Các xã có nhiều diện tích rừng nứa, vầu là Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy, Na Mèo...Theo tìm hiểu, các cơ sở...

Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 đồng hành cùng ngư dân Ninh Bình

Cụ thể, ngày 1/7, tại Nhà văn hóa xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình và huyện Kim Sơn tổ chức chương trình Cảnh sát biển...

Nông dân Đắk Nông phấn khởi, kỳ vọng loại cây được ví như “vàng đen” trở lại thời kỳ hoàng kim

Nguồn cung thiếu hụtSau nhiều năm giá hồ tiêu xuống thấp (chạm mức 34.000 đồng/kg, thời điểm tháng 3/2020) đến đầu năm 2024 giá hồ tiêu bắt đầu khởi sắc (đạt mức 83.000/kg) và đến tháng 5/2024 giá hồ tiêu bắt đầu tăng mạnh đạt mức...

Cào con ngao nhớt, chưa kịp lên bờ đã bán hết sạch, người dân vùng biển Thanh Hóa có ngay tiền tươi

Săn con ngao nhớt trên bãi cát dàiTheo chân những người phụ nữ phường Hải Thượng và xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) để "săn" con ngao nhớt trên bãi cát dài gần cửa biển, phóng viên Dân Việt bất ngờ với...

Quy hoạch tạo động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn

PGS.TS Chu Tiến Quang, nguyên Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) đã nhấn mạnh như trên khi trao đổi với Kinh tế và Đô thị xung quanh nội dung Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Nông nghiệp luôn là trụ đỡ  Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Ông đánh giá thế nào về những điểm mới của Luật? - So...

Mới nhất

Đáp án chính thức thi tốt nghiệp THPT 2024 của Bộ GD&ĐT

Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố đáp án các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Món ăn tăng cường sinh lý đàn ông lại gây hại cho sức khoẻ

TS Phạm Đăng Hải – Phụ trách Chủ nhiệm Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết: Sâu ban miêu (hay còn gọi là ban mao, ban manh), có chứa chất độc là Cantharidin. Với lời đồn không có căn cứ khoa học ăn sâu ban miêu giúp tăng...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp xúc cử tri huyện An Dương, Hải Phòng

Tại cuộc tiếp xúc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chúc mừng huyện An Dương sắp trở thành quận, khi đó địa phương sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn, người dân sẽ được thụ hưởng cơ sở hạ tầng, đời sống sẽ được nâng lên.Đối với các kiến nghị của cử tri, Phó Thủ...

Mới nhất