(Dân sinh) – Chương trình OCOP của tỉnh Thanh Hóa với 23 sản phẩm được xuất khẩu triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được thế mạnh sản xuất ở mỗi vùng miền; khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn. góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
Thanh Hóa là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với gần 200 làng nghề truyền thống và hơn 600 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, toàn tỉnh đã có 479 sản phẩm OCOP.
Trong đó, có 23 sản phẩm OCOP được xuất khẩu như: mắm tôm, mắm tép xuất khẩu vào thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; sản phẩm từ tre của xuất khẩu đi các thị trường EU, Mỹ…
Trước đây, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, một số nơi chuyển sang sản xuất hàng hóa nhưng hiệu quả đem lại không nhiều, do chất lượng, mẫu mã, hình thức kinh doanh còn đơn điệu.
Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, các chủ thể đã tích cực sáng tạo, đầu tư nâng cấp sản phẩm, trở thành thương hiệu của vùng miền, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt, tại các xã thuộc khu vực miền núi, điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái cộng đồng và phát triển nông nghiệp dưới tán lá rừng.
11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đều có điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái cộng đồng và phát triển các mô hình dược liệu dưới tán rừng.
Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát có khoảng 400ha đất nông nghiệp, thì có tới 300ha trồng gạo nếp. Nếp tại địa phương này được biết biết tới là loại gạo có hương vị đặc trưng, dẻo thơm hơn so với các loại gạo khác.
Tuy nhiên những năm trước đây người dân đều tự canh tác, phục vụ nhu cầu của gia đình và bán nhỏ lẻ.
Từ khi có Chương trình OCOP, HTX Nông Lâm Thành Chung xã Quang Chiểu đã quy hoạch vùng nguyên liệu, tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, đưa gạo nếp thành sản phẩm OCOP.
Từ đó, khâu tiêu thụ cũng được tập trung, người tiêu dùng biết tới thương hiệu nhiều hơn, giá trị sản phẩm được nâng cao. Sản phẩm thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, thậm chí nhiều thương lái còn phải vào tận nơi đặt tiền trước mới mua được.
Tỉnh Thanh Hóa nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, mỗi sản phẩm đều được lựa chọn kỹ càng, mang đặc trưng, lợi thế và phát huy được sức mạnh của cộng đồng.
Tiêu biểu như nước mắm, mắm tôm, mắm tép; nước mắm; các sản phẩm cói, bánh lá răng bừa, chè xanh sạch…
Cùng với đó, các sản phẩm OCOP của tỉnh đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mẫu mã, bao bì đẹp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, và xuất khẩu.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu; các chủ thể sản phẩm OCOP đã chủ động đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất.
Đặc biệt, tại các xã miền núi, nhiều người không biết cách giới thiệu sản phẩm, không biết bán hàng trên trang thương mại điện tử…
Khi sản phẩm được công nhận đạt chất lượng OCOP, chính quyền địa phương đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn họ bán hàng giới thiệu sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử, sử dụng app quản lý đơn hàng, vận chuyển giúp tiết kiệm thời gia, chi phí.
Thực tế đã chứng minh, Chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm tăng, thế mạnh của từng khu vực nông thôn, nâng cao giá trị của sản phẩm, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, giúp sản phẩm của vùng quê có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu.
Những năm qua, các chủ thể sản phẩm OCOP đã chủ động đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh khai thác tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm.
Các sản phẩm OCOP nông nghiệp đều được xuất theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mẫu mã, bao bì đẹp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, tại các xã miền núi, trước đây, nhiều người còn chưa hiểu thế nào là chuyển đổi số, không biết cách giới thiệu sản phẩm, không biết bán hàng trên trang thương mại điện tử…
Tuy nhiên, từ khi khi sản phẩm của họ được công nhận là sản phẩm OCOP, thông qua các lớp tập huấn, họ đã tự tin livestream bán hàng giới thiệu sản phẩm qua các sàn thương mại.
Đặc biệt sử dụng thành thạo các app vận chuyển, quản lý được đơn hàng và khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Từ thực tế trên cho thấy, Chương trình OCOP không chỉ khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/gao-nep-nuoc-mam-mam-tep-ocop-tao-sinh-ke-cho-nong-dan-thanh-hoa-20240623155453243.htm