Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPGạo nếp, nước mắm, mắm tép OCOP... tạo sinh kế cho nông...

Gạo nếp, nước mắm, mắm tép OCOP… tạo sinh kế cho nông dân Thanh Hoá

(Dân sinh) – Chương trình OCOP của tỉnh Thanh Hóa với 23 sản phẩm được xuất khẩu triển khai hiệu quả đã từng bước khơi dậy tiềm năng, lợi thế kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được thế mạnh sản xuất ở mỗi vùng miền; khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn. góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Thanh Hóa là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với gần 200 làng nghề truyền thống và hơn 600 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, toàn tỉnh đã có 479 sản phẩm OCOP.

Trong đó, có 23 sản phẩm OCOP được xuất khẩu như: mắm tôm, mắm tép xuất khẩu vào thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; sản phẩm từ tre của xuất khẩu đi các thị trường EU, Mỹ…

Gạo nếp, nước mắm, mắm tép OCOP... tạo sinh kế cho nông dân Thanh Hoá
Sản phẩm lúa nếp này là sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện vùng biên Mường Lát (Ảnh: M.L).

Trước đây, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, một số nơi chuyển sang sản xuất hàng hóa nhưng hiệu quả đem lại không nhiều, do chất lượng, mẫu mã, hình thức kinh doanh còn đơn điệu. 

Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, các chủ thể đã tích cực sáng tạo, đầu tư nâng cấp sản phẩm, trở thành thương hiệu của vùng miền, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, tại các xã thuộc khu vực miền núi, điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái cộng đồng và phát triển nông nghiệp dưới tán lá rừng. 

11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đều có điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái cộng đồng và phát triển các mô hình dược liệu dưới tán rừng. 

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát có khoảng 400ha đất nông nghiệp, thì có tới 300ha trồng gạo nếp. Nếp tại địa phương này được biết biết tới là loại gạo có hương vị đặc trưng, dẻo thơm hơn so với các loại gạo khác. 

Tuy nhiên những năm trước đây người dân đều tự canh tác, phục vụ nhu cầu của gia đình và bán nhỏ lẻ.

Từ khi có Chương trình OCOP, HTX Nông Lâm Thành Chung xã Quang Chiểu đã quy hoạch vùng nguyên liệu, tập trung sản xuất theo hướng hữu cơ, đưa gạo nếp thành sản phẩm OCOP. 

Từ đó, khâu tiêu thụ cũng được tập trung, người tiêu dùng biết tới thương hiệu nhiều hơn, giá trị sản phẩm được nâng cao. Sản phẩm thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, thậm chí nhiều thương lái còn phải vào tận nơi đặt tiền trước mới mua được.

Tỉnh Thanh Hóa nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước về số lượng sản phẩm OCOP, mỗi sản phẩm đều được lựa chọn kỹ càng, mang đặc trưng, lợi thế và phát huy được sức mạnh của cộng đồng. 

Tiêu biểu như nước mắm, mắm tôm, mắm tép; nước mắm; các sản phẩm cói, bánh lá răng bừa, chè xanh sạch…

Cùng với đó, các sản phẩm OCOP của tỉnh đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mẫu mã, bao bì đẹp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, và xuất khẩu.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người tiêu dùng và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu; các chủ thể sản phẩm OCOP đã chủ động đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất.

Đặc biệt, tại các xã miền núi, nhiều người không biết cách giới thiệu sản phẩm, không biết bán hàng trên trang thương mại điện tử… 

Khi sản phẩm được công nhận đạt chất lượng OCOP, chính quyền địa phương đã mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn họ bán hàng giới thiệu sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử, sử dụng app quản lý đơn hàng, vận chuyển giúp tiết kiệm thời gia, chi phí.

Thực tế đã chứng minh, Chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm tăng, thế mạnh của từng khu vực nông thôn, nâng cao giá trị của sản phẩm, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, giúp sản phẩm của vùng quê có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu. 

Những năm qua, các chủ thể sản phẩm OCOP đã chủ động đầu tư mua sắm trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh khai thác tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. 

Các sản phẩm OCOP nông nghiệp đều được xuất theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mẫu mã, bao bì đẹp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt, tại các xã miền núi, trước đây, nhiều người còn chưa hiểu thế nào là chuyển đổi số, không biết cách giới thiệu sản phẩm, không biết bán hàng trên trang thương mại điện tử… 

Tuy nhiên, từ khi khi sản phẩm của họ được công nhận là sản phẩm OCOP, thông qua các lớp tập huấn, họ đã tự tin livestream bán hàng giới thiệu sản phẩm qua các sàn thương mại.

Đặc biệt sử dụng thành thạo các app vận chuyển, quản lý được đơn hàng và khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Từ thực tế trên cho thấy, Chương trình OCOP không chỉ khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/xoa-doi-giam-ngheo/gao-nep-nuoc-mam-mam-tep-ocop-tao-sinh-ke-cho-nong-dan-thanh-hoa-20240623155453243.htm

Cùng chủ đề

Sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần đại đoàn kết và ý chí bất khuất của dân...

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Atul Khare chúc mừng những thành tựu vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam đạt được trong 80 năm qua.   Đại sứ Đặng Hoàng Giang cùng các khách mời tại buổi lễ. Ngày 9/12, tại New York, Hoa Kỳ, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phối hợp với Văn phòng Tuỳ viên Quân sự Việt Nam tại Liên hợp quốc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80...

VietinBank được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị công ty tốt nhất

Ngày 05/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CK: CTG) được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam - VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7). Với chủ đề “Đầu tư vào Quản trị Công ty: Chiến lược thu hút Nhà đầu tư có trách nhiệm trong xu thế Quốc tế hóa thị trường”, AF7 là sự kiện...

Điều gì sưởi ấm trái đất này nhiều nhất?

Khi báo Tuổi Trẻ thực hiện học bổng Tiếp sức đến trường 2024 cho tân sinh viên nghèo trên 63 tỉnh thành, chúng ta có dịp hiểu sâu sắc về lòng tốt của con người. ...

Mức sinh thấp nhất trong lịch sử, Bộ Y tế khuyến khích mỗi gia đình sinh đủ 2 con

Năm 2023 mức sinh thay thế tại Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn...

5 Tổng công ty Cụm thi đua số 3 UBQLVNN đều đạt thành tích xuất sắc về kinh doanh và đổi mới quản trị

Ngày 11/10, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cụm thi đua số 3 của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Cụm thi đua 3 gồm 5 Tổng công ty thuộc khối giao thông và hạ tầng, gồm: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày lao động Việt Nam tại Nhật Bản 2024: Sự kiện thu hút doanh nghiệp Nhật

Tại sự kiện “Ngày lao động Việt Nam tại Nhật Bản 2024”, các nghiệp đoàn, doanh nghiệp của Nhật Bản đánh giá cao năng lực, tinh thần, ý thức, thái độ, sức sáng tạo của người lao động Việt Nam. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết những năm gần đây, thực tập sinh, lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản luôn chiếm hơn 50% trong tổng số lao động Việt Nam đi làm việc...

Hỗ trợ cho người dân gần 21.800 tấn gạo trong 11 tháng năm 2024

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm nay, Chính phủ và các địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 21.800 tấn gạo. Cụ thể, báo cáo nêu, công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong mười một tháng năm nay, Chính phủ,...

Vị trí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi từ 14/1/2025

Theo Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 14/1/2025, 7 vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi. Theo đo, Thông tư số 19/2024/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.Thông tư này áp dụng đối với công...

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

Giải quyết ô nhiễm làng nghề: Khó nhưng quyết tâm sẽ làm được

(LĐXH) - Theo số liệu thống kê, cả nước có khoảng 5.400 làng nghề. Hoạt động sản xuất tại các làng nghề tạo ra khối lượng lớn rác thải mỗi ngày gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề gặp rất nhiều khó khăn nhưng nếu chính quyền quyết tâm, có sự đồng thuận của người dân thì vẫn có thể giải quyết tận gốc.4 trở ngại lớn để giải...

Bài đọc nhiều

Quảng Ngãi nâng tầm sản phẩm OCOP

NDO - Sau gần 5 triển khai thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo ra những chuyển biến mới, đồng bộ trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm...

Đồng Nai có 3 sản phẩm du lịch đạt chuẩn OCOP 3 sao

(ĐN)- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có 3 sản phẩm du lịch cộng đồng đạt chuẩn OCOP 3 sao. Cụ thể, huyện Xuân Lộc có 2 sản phẩm gồm: Du lịch trải nghiệm ca cao Xuân Lộc của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp ca cao Suối Cát, xã Suối Cát; Làng du lịch trải nghiệm cộng đồng Xuân Bắc của Tổ hợp tác Du lịch sinh thái vườn cây...

Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Từ ngày 12 đến 16/12, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (Hà Nội), các sở, ban, ngành, các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ tổ chức Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì năm 2024. Sữa Ba Vì là sản phẩm đặc trưng của huyện Ba Vì. Chương trình có khoảng 100-150 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP và nông sản đặc trưng của tỉnh Lai Châu

(Dân trí) - Trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024, không gian trưng bày sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) và các nông sản đặc trưng của tỉnh là điểm nhấn nổi bật, thu hút đông đảo du khách tham gia. Đây là dịp để quảng bá những sản phẩm tinh túy của Lai Châu, từ sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ đến sản phẩm mang tính biểu tượng...

HDBank đồng hành cùng Agritrade phát triển chương trình “Mỗi xã Một sản phẩm” (OCOP)

Cùng với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Agritrade - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), HDBank sẽ trực tiếp tham gia các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; tiếp sức, hỗ trợ người dân quảng bá và xúc tiến thương mại trên nền tảng số. Ngày 10/11/2023, HDBank ký kết Biên bản hợp tác với Agritrade và TikTok để quảng bá, phát triển chương trình quốc gia “Mỗi xã...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP khu vực ĐBSCL đứng thứ 2 cả nước

Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2024 do Bộ NN-PTNT phối hợp tỉnh Kiên Giang tổ chức, với 320 gian hàng trưng bày. Ngày 29.9, tại TP.Rạch Giá, Bộ NN-PTNT phối hợp tỉnh Kiên Giang khai mạc diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2024 với chủ đề "Liên kết cùng phát triển - Kiên Giang 2024". Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới T.Ư, năm 2022, diễn đàn được tổ chức lần đầu tiên, số lượng sản phẩm OCOP của...

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Đa dạng sản phẩm OCOP Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh-cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, từ năm 2020 đến...

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn. Tạo "cú huých" chuyển đổi từ các sản phẩm OCOP Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 20 làng nghề truyền thống và 498 hợp tác xã; trong đó, 347 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp… Ngoài ra, còn có một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng...

Quảng Bình: Quảng bá du lịch xanh và sản phẩm OCOP

Chương trình “Du lịch xanh và sản phẩm OCOP Quảng Bình: Hành trình chinh phục thị trường” đã được tổ chức nhằm góp phần quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm du lịch thân thiện, sản phẩm OCOP Quảng Bình đến với du khách. Chiều 11/6, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra hội nghị và đối thoại với chủ đề “Du lịch xanh và sản phẩm OCOP Quảng Bình: Hành trình chinh phục thị trường”. Chương...

Bạc Liêu: 2 sản phẩm muối được công nhận OCOP 5 sao

Ngày 6/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024. Tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024 có 9 sản phẩm của 3 huyện, gồm: Thành phố Bạc Liêu 1 sản phẩm - thanh nhãn; huyện Vĩnh Lợi 7 sản phẩm: muối tinh, muối hạt, muối chay, muối ớt, muối tôm, muối tiêu, muối Iot; huyện Hòa Bình 1 sản phẩm – Tổ yến sơ chế. Trong...

Mới nhất

Techcombank phát triển bền vững cùng cộng đồng

Techcombank được xem là điển hình thành công về chiến lược thương hiệu thông qua hoạt động thể thao gắn kết cộng đồng. Hội nghị thế giới về thể thao cộng đồng năm 2024 lần thứ 9 với chủ đề "Vượt ngọn núi tiếp theo, dành cho những ai dám thử". Ảnh: Techcombank Chiến lược thương hiệu thông qua hoạt động...

Phát triển ngành nhãn khoa kỹ thuật cao, giảm tỷ lệ mù lòa cho người dân

Trong những năm qua, ngành nhãn khoa đã phát triển với nhiều tiến bộ vượt bậc, áp dụng các kỹ thuật hiện đại của thế giới, góp phần giảm tỷ lệ mù loà cho người dân Việt Nam. Phát triển ngành nhãn khoa kỹ thuật cao, giảm tỷ lệ mù lòa cho người dânTrong những năm qua, ngành nhãn khoa...

tổng thu ngân sách năm 2025 cần đạt hơn 505 nghìn tỷ đồng

Kinhtedothi - Ngày 10/12, HĐND TP Hà Nội đã nhất trí cao biểu quyết thông qua các nội dung về phê chuẩn tổng quyết toán thu, chi ngân sách thành phố Hà Nội năm 2023 cùng một số nghị quyết khác liên quan tới công tác tài chính. Theo đó, tại Nghị quyết phê chuẩn tổng quyết toán thu, chi...

Tri ân các cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc đã tham gia giúp cách mạng Việt Nam

Chiều 9/12, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Gặp mặt các cựu chiến binh, chuyên gia Trung Quốc đã tham gia giúp cách mạng Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra dưới sự chủ trì của Thượng tướng...

HDBank tỏa sáng tại hội nghị thành viên NAPAS 2024

HDBank tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng và thanh toán số với hai giải thưởng tại hội nghị thành viên NAPAS 2024. HDBank tối ưu hóa dịch vụ và tiên phong áp dụng công nghệ hiện đại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) được vinh danh với hai hạng mục: "Ngân hàng có...

Mới nhất