Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGắn kết vì sự thịnh vượng

Gắn kết vì sự thịnh vượng


APEC đang thể hiện là một diễn đàn mạnh mẽ để hợp tác và xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề tương lai kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

San Francisco được đánh giá là nơi phù hợp nhất để gắn kết các nền kinh tế APEC. (Nguồn: Getty Images)
San Francisco được đánh giá là nơi phù hợp nhất để gắn kết các nền kinh tế APEC. (Nguồn: Getty Images)

San Francisco – thành phố ở bờ biển phía Tây nước Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý của toàn cầu. Bởi Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) từ ngày 11-17/11 tại đây thu hút hàng nghìn nhà lãnh đạo, khu vực tư nhân, tổ chức quốc tế và học giả đến từ 21 nền kinh tế thành viên.

Như Ngoại trưởng nước chủ nhà Antony J. Blinken tự hào giới thiệu – khó có thể tìm được một nơi nào phù hợp hơn để gắn kết tất cả chúng ta lại với nhau tại APEC. Bởi San Francisco – nơi hội tụ đa dạng văn hóa, nơi kết nối các dân tộc, cũng chính là nơi qua nhiều thế hệ, đã gắn kết con người và nền kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tăng cường sức mạnh tập thể

Trong bối cảnh xung đột địa chính trị đang tiếp diễn, quan hệ nước lớn phức tạp và khó lường, kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều rủi ro suy thoái, việc hội nghị đa phương quan trọng này được tổ chức tại một nền kinh tế dẫn đầu phát đi tín hiệu gì cho thế giới? Đó là điều mà các nền kinh tế toàn cầu đều quan tâm.

Đây là lần thứ ba Mỹ đăng cai tổ chức hội nghị APEC kể từ năm 2011, đánh dấu đúng 30 năm kể từ hội nghị này lần đầu tiên cũng được tổ chức tại nền kinh tế này. Đại diện nước chủ nhà nhấn mạnh, sự tham gia của Mỹ đối với APEC chính là cam kết lâu dài đối với tầm nhìn đã từng được nhất trí ở Malaysia vào năm 2020 – một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, năng động, kiên cường và cởi mở, một cộng đồng giúp nâng cao sự thịnh vượng của người dân và các thế hệ tương lai.

Mỹ khẳng định tin tưởng vào tầm nhìn đó, một khu vực nơi các nền kinh tế được tự do lựa chọn con đường và đối tác của riêng mình; nơi các vấn đề được giải quyết một cách công khai; nơi các quy tắc được đạt được một cách minh bạch và áp dụng công bằng; nơi hàng hóa, ý tưởng, con người lưu chuyển hợp pháp và tự do.

Trên thực tế, APEC đã đạt được nhiều tiến bộ, thực sự hướng tới tương lai thịnh vượng hơn. Tính từ cách đây ba thập kỷ, khi diễn đàn APEC được thành lập, GDP trong khu vực đã tăng từ 19 nghìn tỷ USD lên 52,8 nghìn tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 4 lần, đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, tạo ra tầng lớp trung lưu thịnh vượng.

21 nền kinh tế thành viên của APEC hiện chiếm 38% dân số thế giới; đang tạo ra một nửa thương mại toàn cầu và sản xuất ra hơn 60% hàng hóa và dịch vụ của thế giới.

Tại nền kinh tế Mỹ, các thành viên APEC đã đầu tư 1,7 nghìn tỷ USD, hỗ trợ 2,3 triệu việc làm cho người Mỹ. Ngược lại, các công ty Mỹ đã đầu tư khoảng 1,4 nghìn tỷ USD vào các nền kinh tế APEC.

Tuy nhiên, các nền kinh tế APEC đồng thời phải đối mặt với nhiều bất ổn và thách thức lớn. Thực tế, thế giới dù vẫn đang phục hồi sau sự gián đoạn của đại dịch Covid-19, nhưng vẫn còn đó những “vết thương” khá sâu về kinh tế, thương mại, du lịch… và cả đời sống nhiều người. Trong đó, chuỗi cung ứng vẫn mong manh, bất bình đẳng và bất an kinh tế ngày càng gia tăng, căng thẳng địa chính trị góp phần làm suy yếu thêm an ninh lương thực và năng lượng… Cuộc khủng hoảng khí hậu góp phần làm trầm trọng thêm các thảm họa thiên nhiên và tăng nền nhiệt độ, làm đảo lộn chuỗi cung ứng, phá hủy mùa màng…

Đó là lý do tại sao chủ nhà Mỹ chọn chủ đề tập trung vào việc tạo ra một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người. Bởi đây chính là thời khắc đòi hỏi các thành viên APEC nhìn lại và đánh giá thực tế, để tăng cường đối thoại, hợp tác, biến những thách thức thành cơ hội phục hồi và phát triển bền vững.

Tầm nhìn hướng tới tương lai

Sau nhiều năm tập trung vào phục hồi sau đại dịch, năm 2023 được đánh giá là “năm bản lề” đối với APEC – thời điểm mà các nền kinh tế có thể tái tập trung vào việc xây dựng kinh tế bền vững về lâu dài, như phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tại Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính APEC 2023 (12-13/11).

Việc xây dựng chương trình nghị sự của APEC đã trải qua nhiều năm khó khăn. Không có hội nghị trực tiếp nào giữa các nhà lãnh đạo khu vực được tổ chức vào các năm 2019, 2020 hoặc 2021 do hạn chế đi lại vì dịch bệnh hoặc, trong một trường hợp là tình trạng bất ổn trong nước ở Chile.

Việc Mỹ đăng cai tổ chức diễn đàn năm nay nhận được sự hoan nghênh của hầu hết các thành viên APEC. Chọn chủ đề “Kiến tạo một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, chủ nhà Mỹ nhấn mạnh ba ưu tiên “kết nối, đổi mới sáng tạo và bao trùm” trong xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo đó, liên kết để nỗ lực xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn cho chuỗi cung ứng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững, chất lượng cao nhằm kết nối giữa các nền kinh tế và đặt nền tảng cho sự phát triển trên diện rộng.

Đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng vai trò của APEC – với tư cách là nơi ươm mầm các ý tưởng, nỗ lực thúc đẩy các giải pháp mới nhằm giải quyết một số thách thức khó khăn nhất mà khu vực và thế giới đang phải đối mặt – từ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, đến hình thành nền kinh tế kỹ thuật số, nâng cao năng lực người lao động và doanh nghiệp.

Bao trùm để tăng tính toàn diện và giải phóng tiềm năng chưa được khai thác của con người, cho dù đó chỉ là tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nhân bản địa tiếp cận nguồn vốn hay trong một lĩnh vực vĩ mô hơn nhiều, đó là khai thác các hệ thống vệ tinh để mở rộng kết nối đến các khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

Giới chuyên gia đánh giá, ý nghĩa đặc biệt của APEC có thể thấy được ở cả cấp độ toàn cầu và khu vực. Đặc biệt, về tầm nhìn hướng tới tương lai, trong bối cảnh tình hình thế giới đang thay đổi nhanh, các yếu tố bên trong và bên ngoài đan xen phức tạp, xu thế phân mảnh trong khu vực gia tăng, liệu APEC có thể duy trì được vị thế là kênh chủ đạo trong hợp tác kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thúc đẩy các bên tìm được nhận thức chung về hợp tác, duy trì sự thống nhất của toàn bộ khu vực hay không, không những là điều đáng quý nhất, mà còn rất đáng để quan tâm.

Tin tưởng vào mục tiêu đã đặt ra cho Diễn đàn APEC lần thứ 30, trong phát biểu tại Phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC (14-15/11), Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai nhấn mạnh: “Chúng tôi (APEC) không xây dựng từ đầu. Chúng tôi có nền tảng vững chắc để hợp tác, đã được gây dựng qua nhiều năm qua: Malaysia với Tầm nhìn Putrajaya 2040, New Zealand với Kế hoạch hành động Aotearoa và Thái Lan với Mục tiêu Bangkok về Nền kinh tế xanh sinh học… Nhưng chúng tôi cũng biết rằng, còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

APEC: 35 năm gắn kết hai bờ Thái Bình Dương

Kể từ khi thành lập năm 1989, đến nay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với 21 nền kinh tế thành viên đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên các trụ cột hợp tác. Sau 35 năm hình thành và phát triển, APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu...

Xung lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Chile, Peru và hợp tác APEC

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile, thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2024 tại thủ đô...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile, Peru: Tăng cường tin cậy chính trị, khai thác dư địa hợp tác

Từ ngày 9-16/11, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru. Chuyến công du này không chỉ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương mà còn nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tổ chức tại Lima, Peru. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

MG Việt Nam và Vietnam Airlines ký thoả thuận hợp tác nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Công ty TNHH SAIC Motor Việt Nam (MG Việt Nam) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP- Chi nhánh trung tâm Bông Sen Vàng (Lotusmiles) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác, đánh dấu một chương mới trong sự hợp tác phát triển mang đến những trải nghiệm hoàn hảo và trọn vẹn cho khách hàng của MG Việt Nam và hội viên Bông Sen Vàng tại thị trường Việt Nam.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Ông Trump điểm tên chức ngoại trưởng Mỹ, EU cam kết ‘bơm” tiếp tiền cho Ukraine, Philippines tố Trung Quốc tăng sức ép

Triều Tiên phê chuẩn Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Iran xây "hầm phòng thủ" đầu tiên ở Tehran, Moldova triệu Đại sứ Nga về vụ UAV, Haiti có Thủ tướng mới … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Samsung Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt vào cuối năm 2025?

Theo thông tin mới nhất, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm biến thể Galaxy S25 Slim mới vào cuối năm 2025, sau khi các phiên bản Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra được trình làng.

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Chương trình Việt Nam xanh: Kỳ vọng cuộc sống thêm xanh cho người Việt

Sau hai ngày với nhiều hoạt động sôi nổi, thú vị, Ngày hội Việt Nam Xanh đã góp phần truyền cảm hứng cho đông đảo người dùng tiếp tục lối sống ngày càng thêm xanh. ...

Cùng chuyên mục

Người dân gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 8, người dân đã gửi tiết kiệm gần 7 triệu tỉ đồng vào ngân hàng. Lượng tiền tiết kiệm được gửi vào ngân hàng đã tăng liên tiếp trong suốt 2 năm nay. ...

Giá vàng lao dốc, sau một tuần đã lỗ hàng chục triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm miệt mài, đến cuối ngày hôm nay, 12-11, giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.595,3 USD/ounce. Tại Công ty SJC, chênh lệch giá mua - bán vàng vẫn duy trì ở mức khá...

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. Ngày 12-11, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật...

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công...

Hãng tàu MSC Thụy Sĩ đóng góp hơn 700 triệu đồng, mong bà con vùng bão lũ sớm ổn định cuộc sống

Chiều 12-11, đại diện Công ty TNHH Mediterranean Shipping Company (MSC) Việt Nam đã đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ gửi gắm 25.000 franc Thụy Sĩ (hơn 700 triệu đồng) đến đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại của bão lũ vừa qua. ...

Mới nhất

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thanh Trì

Kinhtedothi-Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì. Báo cáo tại Ngày hội,...

Hoa hậu Thanh Thủy của Việt Nam đăng quang Miss International 2024

Vượt qua 75 người đẹp đến từ khắp nơi trên thế giới, đại diện của Việt Nam là Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang Miss International 2024 trong đêm chung kết diễn ra 12/11 tại Nhật Bản. Sau hơn 3 tiếng, người đẹp Việt Nam - Huỳnh Thị Thanh Thủy xuất sắc vượt qua 75 cô gái để trở...

Tổng Bí thư Tô Lâm chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội

Tối 12/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. ...

Canh tác lúa giảm phát thải khí mê-tan

(ĐCSVN) - Việt Nam đã “cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu” với mục tiêu đóng góp giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai...

Tăng trưởng xanh: Doanh nghiệp cần làm gì?

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo “Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn”, ngày 12/11, các doanh nghiệp cho rằng, hướng đến tăng trưởng xanh đã tạo nên sự...

Mới nhất