Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGắn kết di sản và du lịch trong bối cảnh phát triển...

Gắn kết di sản và du lịch trong bối cảnh phát triển bền vững

(Tổ Quốc) – Hội thảo khoa học quốc tế: “Di sản và du lịch từ tiếp cận Nhân học và liên ngành” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD – Pháp) và Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi về các mối quan hệ đa chiều giữa bảo tồn di sản, phát triển du lịch và cộng đồng địa phương, đồng thời đề xuất các giải pháp bảo tồn giá trị di sản trước những thách thức của thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hoá.

Gắn kết di sản và du lịch trong bối cảnh phát triển bền vững - Ảnh 1.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS. TS. Lại Quốc Khánh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, di sản là những gì quý báu nhất mà chúng ta thừa hưởng từ cha ông chúng ta. Đó có thể là tài nguyên thiên nhiên, là công trình văn hóa, là biểu đạt và phong tục tập quán, là chất liệu để tạo dựng nên bản sắc văn hóa của chúng ta. Hiện nay, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập thế giới, phát triển du lịch bền vững và công nghiệp văn hóa trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, trong đó di sản văn hóa chính là nền tảng, nguồn lực, chất liệu quan trọng nhất cần phải được sử dụng, khai thác phát huy đúng cách.

Chia sẻ tại hội thảo, TS. Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng khẳng định, mối quan hệ giữa di sản và du lịch là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến cả chính sách, thể chế định hướng bảo tồn và phát huy cũng như khai thác di sản trong du lịch.

Di sản văn hóa là tiềm năng, nguồn lực trọng yếu để phát triển các hoạt động và sản phẩm thương mại du lịch. Từ đó, du lịch tạo ra sinh kế cho cộng đồng và tác động ngược trở lại tới công tác phục hồi và bảo tồn di sản.

Tuy nhiên, quá trình này cũng làm xuất hiện hiện trạng “hàng hóa hóa di sản”, biến di sản trở thành sản phẩm thương mại một cách ồ ạt để phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, làm mất đi ý nghĩa truyền thống, giá trị nghệ thuật vốn có, cộng đồng người dân địa phương mất bản quyền về bảo vệ di sản văn hóa vào tay các doanh nghiệp, người dân là chủ nhân của di sản trở lại thành người đi làm thuê thực hành các loại hình “nhại” di sản.

Gắn kết di sản và du lịch trong bối cảnh phát triển bền vững - Ảnh 2.

TS. Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng phát biểu tại hội thảo

Qua đó, TS. Trần Hữu Sơn đề xuất rằng, cần có một hệ thống các giải pháp mang tính chất tổng thể. Đầu tiên phải xây dựng các thể chế, hoạch định chính sách quản lý một cách chặt chẽ, Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch cần bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng với bảo tồn di sản, vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong phát triển du lịch một cách rõ ràng. Ngoài ra, nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, phân chia nguồn lợi phù hợp, đảm bảo cộng đồng nhận được những quyền lợi tương xứng, không bị “lép vế” so với doanh nghiệp.

Dưới góc nhìn Nhân học và Giáo dục học, tại hội thảo, TS. Phan Phương Anh, giảng viên Khoa Nhân học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN chỉ ra rằng, di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng không chỉ là nguồn tư liệu thực tế quý giá để củng cố kiến thức cho chương trình giáo dục phổ thông nội và ngoại khóa mà còn tích hợp được các mục tiêu giáo dục của thế kỷ 21 như phát triển kỹ năng hợp tác, giao tiếp và sáng tạo, làm chủ thông tin, hiểu bối cảnh địa phương trong thế giới toàn cầu,…

“Việc sử dụng di sản văn hóa như một học liệu cho giáo dục sẽ góp phần đạt được mục đích kép là thực hiện hóa mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện của chính phủ Việt Nam, đồng thời nâng cao ý thức về bản sắc văn hóa của chính cộng đồng chủ thể văn hóa, điều kiện tiên quyết trong công tác bảo vệ di sản” – TS. Phan Phương Anh nêu rõ.

Di sản và du lịch dưới góc tiếp cận Nhân học và liên ngành - Ảnh 3.

Hội thảo nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế

Những chia sẻ của các học giả tại hội thảo đã góp phần phân tích, đánh giá, lý giải thấu đáo hơn các vấn đề di sản gắn với du lịch ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, thêm vào đó, gợi mở những hướng đi mới, tháo gỡ những vướng mắc mà nền di sản và du lịch đang phải đối mặt, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa và nhu cầu bảo tồn gắn với phát triển kinh tế.



Nguồn: https://toquoc.vn/gan-ket-di-san-va-du-lich-de-phat-trien-ben-vung-20241204201021756.htm

Cùng chủ đề

Đoàn khách Ấn Độ tới TP HCM du lịch có gì đặc biệt?

(NLĐO) - Đoàn 1.000 khách quốc tế đến từ hãng dược phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Ấn Độ đã khám phá những điểm đến nổi tiếng ở TP HCM. ...

Định hướng các chính sách phát triển bền vững

(Tổ Quốc) - Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất sẽ thảo luận và định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo phân phối công bằng lợi ích du lịch, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...

Quảng bá hình ảnh, thương hiệu, tiềm năng thế mạnh của du lịch nông thôn Việt Nam đến bạn bè quốc tế

(Tổ Quốc) - Với việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism tại Việt Nam, sự kiện sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng du lịch toàn...

Bao nhiêu du khách Việt đến Campuchia trong 10 tháng đầu năm 2024?

Campuchia đã thu hút 5,37 triệu khách du lịch quốc tế trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo do Bộ Du lịch Campuchia công bố. ...

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn khi tới Trà Vinh

(Tổ Quốc) - Trà Vinh là một vùng đất nằm tại miền Tây Nam Bộ, nơi được biết đến là miền đất Phật, nổi tiếng với những ngôi chùa đậm nét văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Nơi đây không chỉ gây ấn tượng với những cánh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NSND Lê Chức dẫn dắt chương trình Kỷ niệm 120 năm miền quê lụa Hà Đông

(Tổ Quốc)- Giọng đọc "vàng" của sân khấu – NSND Lê Chức, cùng những giọng ca nổi tiếng như ca sĩ Trọng Tấn, Sao Mai Thu Thủy, NSƯT Ngọc Bích… sẽ hội tụ trong chương trình nghệ thuật mang chủ đề Hà Đông, miền khoa bảng, đất địa linh, vươn mình...

Cơ hội khám phá phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Lai Châu

(Tổ Quốc) - Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề "Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ" sẽ diễn ra từ ngày 20 - 22/12/2024 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. ...

Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới

(Tổ Quốc) - Ngày 4/12, UBND TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình gặp mặt kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 – 4/12/2024). ...

Hà Nội đón 2,18 triệu lượt khách du lịch trong tháng 11

(Tổ Quốc) - Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tháng 11/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,18 triệu lượt khách, tăng 16,0% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Định hướng các chính sách phát triển bền vững

(Tổ Quốc) - Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất sẽ thảo luận và định hướng các chính sách phát triển du lịch nông thôn bền vững, đảm bảo phân phối công bằng lợi ích du lịch, tạo việc làm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. Dự ngày...

Loài vật quý hiếm bậc nhất, thuộc họ chim mà không biết bay, sắp tuyệt chủng thì hi vọng mới xuất hiện

Giống cái của loài động vật quý hiếm này nổi tiếng vì đặc điểm không thích giao phối, khiến con đực rất khó tìm được bạn đời. ...

Cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Tân Cương làm việc với Bộ tư lệnh Quân khu 7

Chiều 4-12, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đã có buổi làm việc với Quân khu 7 về đảm bảo cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. ...

UNESCO vinh danh xà phòng thủ công nổi tiếng của Syria

Xà phòng Aleppo được cho là loại xà phòng sinh thái nhất và được khuyến nghị dùng cho trẻ sơ sinh. Thay vì mỡ động vật, xà phòng Aleppo được sản xuất từ dầu ô liu, dầu hạt nguyệt quế. Ngày 3/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định đưa xà phòng thủ công nổi tiếng của thành phố Aleppo, Syria vào...

Sơn La ghi dấu ấn tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Thành phố học tập của UNESCO

Thành phố Sơn La đã đại diện cho các thành phố học tập của Việt Nam có bài trình bày mở màn cho Phiên thảo luận song song tại Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO tại Jubail, Saudi Arabia.

Khảo sát 65.000 người đi làm, 74% nói thu nhập hiện tại không đủ chi tiêu

Theo khảo sát của Anphabe ở khoảng 700 doanh nghiệp tại Việt Nam, tài chính đang là quan tâm hàng đầu, cũng là nỗi lo chi tiêu của nhân viên, đe dọa trực tiếp đến tính ổn định trong công việc. 59% lao động...

Cơ hội khám phá phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Lai Châu

(Tổ Quốc) - Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề "Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ" sẽ diễn ra từ ngày 20 - 22/12/2024 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. ...

Mới nhất

Thông tin ban đầu vụ việc mất an toàn trong diễn tập tại Quân khu 7

Khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thuốc nổ ra vị trí tập kết thì trời mưa to, sấm sét, khối thuốc nổ phát nổ làm nhiều...

Hà Nội đón trên 25,3 triệu lượt khách du lịch

(ĐCSVN) - Sở Du lịch Hà Nội cho biết, 11 tháng của năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 25,33 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Sở Du lịch Hà Nội, tháng 11/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,18 triệu lượt khách, tăng 16,0% so với cùng...

Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, bền vững

DNVN - Việc áp dụng xu hướng công nghệ tiên tiến và các công cụ phân tích dữ liệu trong quản lý chuỗi cung ứng sẽ không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động...

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân hội kiến Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đã hội kiến Nhà vua Naruhito và Hoàng hậu tại Hoàng cung. Trong không khí thân thiện, Nhà vua Nhật Bản đã bày tỏ cảm ơn vì sự hỗ trợ của Việt Nam đối với hậu quả của trận động đất...

Báo Đồng Nai trao 100 suất học bổng ‘Vượt khó vì tương lai’ đến với học sinh nghèo

(CLO) Ngày 4/12, Báo Đồng Nai đã tổ chức Lễ trao 100 suất học bổng Vượt khó vì tương lai (VKVTL) lần thứ 22 năm học 2024-2025 (2 triệu đồng/suất) do...

Mới nhất