Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaGắn kết bằng “cầu nối” văn hóa

Gắn kết bằng “cầu nối” văn hóa


Giữ “hồn văn hóa truyền thống”

Festival Huế 2018 đã khép lại, để lại nhiều “lắng đọng” khó phai đối với du khách và công chúng. Có một du khách đến xem lễ hội đường phố chia sẻ, chỉ cần đến Festival Huế là đã được “đi du lịch” nhiều nước trên thế giới.

Điệu múa truyền thống Sri Lanka gửi đến khán giả Festival Huế 2018

Khởi đầu từ năm 1992 bằng Festival Việt – Pháp, giữa TP. Huế và Codev (Pháp), Huế đã sớm hình thành ý tưởng tổ chức một festival với quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn. Đến năm 2000, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế lần đầu tiên. Từ kỳ đầu tiên cho đến kỳ thứ 10 này, kết quả mà Festival Huế mang lại khó có một con số chính xác để phản ánh. Theo Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2018, điều quan trọng nhất của Festival Huế tạo dựng được chính là diễn đàn giao lưu Nhân dân, cầu nối để các quốc gia “xích” lại gần nhau thông qua văn hóa và nghệ thuật.

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, BTC chức Festival Huế 2018 cho hay, qua mỗi kỳ, dù có sự thay đổi về các quốc gia tham dự cũng như các loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc nhưng một điều vẫn được giữ nguyên vẹn và sẽ mãi không thay đổi, đó là dù bất kể loại hình nào thì nghệ thuật truyền thống vẫn là chủ đạo, chiếm đa số các đoàn tham dự. “Vì sao không thay đổi bằng nghệ thuật đương đại nhiều hơn, đã được nhiều người đặt vấn đề. BTC khẳng định, nghệ thuật, văn hóa truyền thống chính là “hồn cốt”, nền tảng của mỗi đất nước và hiệu quả lâu dài không có gì bằng giao lưu bằng truyền thống”, ông Huỳnh Tiến Đạt nói.

Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam, bà Anke Van Lancker cho biết, dù đã ba lần tham gia Festival Huế, Đại sứ quán vẫn mong muốn đưa đoàn cà kheo quay trở lại lần thứ tư. Điều mà Đại sứ quán Bỉ mong muốn, công chúng đến với Festival Huế biết ở Bỉ có một loại hình di chuyển đặc trưng, lâu dần trở thành văn hóa riêng biệt. Với sự tham gia này, hy vọng sẽ gây sự tò mò và du khách đến với Bỉ nhiều.

Bà Hasathi Vrugodawatte Dissanayake, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam chia sẻ về một kỷ niệm tại kỳ Festival Huế 2016 mà bà từng tham dự. Bà nhớ lại, trong nhiều đoàn nghệ thuật biểu diễn tại năm 2016, bà rất ấn tượng với một đoàn nghệ thuật Pháp diễu hành con rối trên đường phố. Đó là lần đầu bà biết loại hình nghệ thuật độc đáo này. Hôm đó, bà đã hòa vào dòng người để đi theo con rối và chụp hơn 400 bức ảnh, một kỷ lục cho một sự kiện bà từng tham dự.

Festival Huế 2018, Sri Lanka mang đến đoàn nghệ thuật múa truyền thống. Bà Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền cho hay, Đại sứ quán mong muốn công chúng biết đến nền văn hóa giàu có của đất nước Sri Lanka. Những bạn tham gia biểu diễn đa số là giới trẻ, họ sử dụng mạng xã hội để truyền tải về Festival Huế ở quê hương, nhiều người sẽ biết đến Huế. Các sự kiện thông qua Đại sứ quán đưa các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn quốc tế luôn có sự theo dõi, đưa tin của truyền thông ở Sri Lanka, đây cũng là kênh để thông tin về sự giao lưu của nhiều quốc gia; trong đó, có Việt Nam và Sri Lanka.

Gắn kết tình hữu nghị

Tối 29/4, dòng người “đổ” về sân khấu Bia Quốc Học để nghe ca sĩ “Noa” đến từ đất nước Israel biểu diễn. Sau đêm nhạc thành công ngoài mong đợi, ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam chia sẻ, rất tuyệt vời khi mang đến Festival Huế một giọng ca nổi tiếng để chào mừng 25 năm thiết lập mối quan hệ giữa hai đất nước Israel và Việt Nam. Âm nhạc không biên giới, không phân biệt tiếng nói, màu da, thông qua âm nhạc, văn hóa là con đường kết nối con người hiệu quả nhất. Điều mà Đại sứ quán đã thực hiện tốt trong lần tham gia Festival Huế 2018 này.

“Tôi rất bất ngờ vì một thành phố nhỏ như Huế lại có thể tổ chức một Festival lớn như thế. Các nghệ sĩ khi đến đây tham gia biểu diễn sẽ thấu hiểu thêm các nền văn hóa khác nhau. Điều quan trọng nhất mà Festival Huế làm được, không những thế còn rất thành công, đó là thông qua lễ hội, giao lưu văn hóa, thúc đẩy đoàn kết các nước với nhau, đặc biệt, góp phần xây dựng hòa bình thế giới”, bà Hasathi Vrugodawatte Dissanayake nhận định.

Có một chia sẻ mà tôi thấy cần thiết là trong khuôn khổ Festival Huế cần tổ chức thêm các không gian, sân khấu để các loại hình nghệ thuật truyền thống giữa các nước có sự đồng đều, cùng tham gia biểu diễn chung. Khi đó, diễn đàn Festival Huế trở nên hấp dẫn hơn. Đây cũng là cơ hội để vẻ đẹp TP. Huế lan tỏa, văn hóa truyền thống Huế nói riêng và Việt Nam nói chung thêm phần tôn vinh.

Bà Hasathi Vrugodawatte Dissanayake chia sẻ: “Ở Sri Lanka có một thành phố tên gọi là Tuổi Trẻ, có hệ thống di sản được UNESCO công nhận như ở Huế. Lần tham dự lần này, tôi sẽ làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, để hai thành phố thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu đài. Về phía Sri Lanka, sẽ tăng cường các sự kiện để mời thanh niên từ Việt Nam sang trao đổi văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết giữa hai quốc gia, như sự kiện văn hóa ở Sri Lanka gần đây có 5 thanh niên Việt Nam sang tham gia.

Phó Đại sứ Vương quốc Bỉ, bà Anke Van Lancker gửi gắm, đoàn nghệ thuật cà kheo của Bỉ đến Huế được tán thưởng như những “ngôi sao” sáng. Đại sứ quán mong muốn đưa văn hóa Bỉ đến gần hơn với Việt Nam và ngược lại. Những lần sau, Đại sứ quán sẽ đưa nhiều đoàn nghệ thuật đến với Festival Huế.

Bài, ảnh: Đức Quang



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến đi Brazil và Cộng hòa Dominica

Chuyến công tác 6 ngày của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã góp phần nâng cao vị thế Việt Nam, củng cố quan hệ song phương với Brazil và Cộng hòa Dominica. Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân vẫy tay chào từ chuyên cơ trước khi rời Cộng hòa Dominica - Ảnh: DUY LINH Tối 21-11 (giờ địa phương, sáng 22-11 giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên chuyên cơ rời thủ đô Santo Domingo của...

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối...

Sau vụ tấn công của Nga bằng tên lửa siêu thanh Oreshnik mới trong ngày 21/11, Đại sứ Ukraine tại Anh, cựu Tổng Tư lênh Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) Valeriy Zaluzhny tuyên bố về Thế chiến III.

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Giá heo hơi hôm nay 22/11/2024, cả nước đồng loạt ổn định. Khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với giá dao động từ 61.000 - 63.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000...

Phó Chủ tịch TPHCM Bùi Xuân Cường nhận thêm nhiệm vụ

TPO - Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường làm Tổ trưởng tổ công tác giải quyết các dự án tồn đọng. Tổ công tác do Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định thành lập. TPO - Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường làm Tổ trưởng tổ công tác giải quyết các dự án tồn đọng. Tổ công tác do Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Du lịch dịp lễ 30 4 và 1 5: Phong phú đa dạng

Sôi động tour quốc tế Đặt xong tour đi Singapore - Malaysia 5 ngày 4 đêm khởi hành vào ngày 29/4 tại một đơn vị lữ hành, anh Trần Xuân Chính (huyện Quảng Điền) cho biết, nghỉ hè năm nay anh có chuyến công tác dài ngày ở các tỉnh miền Bắc, nên tranh thủ đợt nghỉ lễ gia đình cùng đi du lịch, xem như chuyến đi chơi thay cho mùa hè 2023. Anh Chính chia sẻ, ban đầu...

Mới nghĩ thôi đã thấy xa lạ…

Đọc và chợt thấy ấm áp khi nghĩ về lớp của chúng tôi: 12Đ Quốc Học Huế, NK 1982-1985. Ra trường từ năm 1985, bạn bè trong lớp tứ tán mỗi người mỗi nơi. Đứa vô đại học, đứa vào trung cấp, đứa đi bộ đội, đứa theo gia đình đi lập nghiệp phương xa, đứa xích lô, xe thồ, hoặc bán buôn, thợ xây, thợ mộc đủ cả… Đó là giai đoạn đất nước đang còn rất khó...

Lung linh sắc màu đêm khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế 2023

Đến dự chương trình khai mạc, về phía lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể  thao và Du lịch có Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương; về phía lãnh đạo tỉnh có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc là những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc được thiết kế, dàn dựng theo một câu chuyện xuyên suốt mang tên “Bàn tay người...

Những “Lan hiên” trong tâm tưởng

Nơi chốn để đi về Huế, giờ tôi có thêm một nơi chốn để mà đi về là “Lan hiên” hay còn gọi là Lan viên cố tích - Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của TS. Thái Kim Lan, tại số 120 Nguyễn Phúc Nguyên ở thượng nguồn sông Hương. Nơi chốn đi về là bởi, nơi đó giờ đang có “một phần máu thịt” của người bạn vong niên - cố nhà nghiên cứu văn hóa Hồ...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Cộng hòa Dominica muốn nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Việt Nam, Thủ tướng đề nghị triển khai ngay

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hòa Dominica hợp tác làm ăn nhiều hơn nữa, không chỉ vì lợi ích doanh nghiệp mà còn vì tình cảm tốt đẹp của hai nước. ...

Phát triển kinh tế xanh ở vùng Tây Nam Bộ

Vùng Tây Nam Bộ hiện có gần 60.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trung bình hằng năm có khoảng 400-500 dự án khởi nghiệp. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta và cũng đang đối mặt với thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu. Thực tế đặt ra yêu cầu bức thiết...

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và...

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý

Gần 30 năm miệt mài cống hiến cho ngành giáo dục Địa lý, PGS.TS Nguyễn Phương Liên vinh dự được trao tặng...

Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Malaysia, chiều 21/11, ngay sau hội đàm cấp cao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cùng chủ trì họp báo, công bố nâng cấp quan hệ lên Đối...

Mới nhất

Vẫn ngổn ngang sau 9 năm