Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamGác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ


Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 1.

Ngày 15/9, lúc 17h00, ga Trái Hút đón chuyến tàu hàng chở quặng thông qua an toàn. Đây là chuyến tàu đầu tiên qua ga kể từ khi đường sắt Yên Viên – Lào Cai thông đường toàn tuyến vào sáng cùng ngày. Nhanh chóng, từ đó đến sáng nay (17/9) đã có hàng chục chuyến tàu hàng xuất phát: tàu chở apatit từ Xuân Giao về các nhà máy để phục vụ sản xuất; tàu liên vận quốc tế giải phóng hàng hóa khu vực Lào Cai sang Trung Quốc; tàu từ Hải Phòng, Yên Viên, Giáp Bát lên các ga dọc tuyến…

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 2.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, toàn tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai có hàng trăm điểm bị ảnh hưởng, thiệt hại về hạ tầng, thông tin tín hiệu; hơn 800 gia đình CBCNV bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Những ngày khó khăn vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ GTVT trong phòng chống cơn bão số 3 và khắc phục mưa lũ trên tuyến đường sắt với tinh thần chủ động, đảm bảo giao thông đường sắt thông suốt, nhanh chóng nhưng phải an toàn mọi mặt, tổng công ty và các đơn vị đã bám đường, tập trung khắc phục để kịp thời thông đường.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 3.

“Đặc biệt, hiện đang có gần 700 tấn hàng hóa cứu trợ theo tàu từ phía Nam ra, tuyến Yên Viên – Lào Cai càng phải thông đường sớm. Như vậy, thay vì tàu chỉ có thể dừng tại ga Giáp Bát, sẽ chạy lên thẳng các ga dọc tuyến, vận chuyển hàng kịp thời cứu trợ bà con”, ông Mạnh nhấn mạnh. Còn ông Tạ Trường Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Yên Lào thông tin, điểm tại Km162 (xã Nga Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) bị mưa ngập trên 2m. Sau khi nước rút, bùn ngập che toàn bộ đường sắt 60cm, dài hơn 1km. Công ty đã huy động nhân lực tập trung khắc phục để khắc phục nhanh, thông đường toàn tuyến.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 4.

Ông Tạ Trường Long cho biết, trên chiều dài đường sắt từ Yên Bái lên Lào Cai dài gần 160km bị thiệt hại nặng, có 12 điểm ngập ray, 42 điểm sạt lở taluy dương, 8 điểm sạt lở taluy âm, 3 điểm trôi nền đường, một cầu bị xói tứ nón, một dây chuyền sản xuất đá bị vùi trong đất. Các điểm đã được khắc phục bước 1, trả đường. Ảnh: Bùn bám trên đường ray nhão nhoét, rất dễ lún, không thể dùng cơ giới, công nhân phải dùng xẻng xúc, gạt bùn để tránh ảnh hưởng đến ray, tà vẹt, phụ kiện, có thể cho tàu chạy qua được 5km/h.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 5.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 6.

Ông Lê Minh Thái, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đường sắt Yên Lào cho biết, khu vực Yên Bái ngập nặng, còn từ Văn Phú đến Lào Cai, khu gian nào cũng có điểm bị sự cố: sạt lở taluy âm, taluy dương, ngập, cây, cột thông tin đổ vào đường sắt… Đơn vị huy động tối đa lực lượng để khắc phục. Với tinh thần “4 tại chỗ”, sự cố ở đâu khắc phục luôn ở đó; nước rút đến đâu, khắc phục luôn đến đó. Có điều rất khó khăn vì toàn bộ đường bộ ngập, anh em không đi được, có điểm phải trèo đồi mới đến được vị trí cần khắc phục. 

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 7.

Chị Nguyễn Tố Quyên, nhân viên gác chắn Km 163+874 thuộc Cung đường Cổ Phúc tham gia khắc phục cho biết, đường ngang chị làm việc cách đây hơn 10km, nhưng từ 5h sáng chị đã có mặt để cùng mọi người làm. Chị đi trực lũ từ hôm bão đến giờ. Đường ngang chị làm việc chỉ có hai chị em, ngay từ khi có thông tin, hai chị đã đưa máy móc, sổ sách đi gửi nhà dân cách đó cả cây số, chạy lũ kịp thời, chứ sau đó nước dâng ngập toàn bộ nhà gác thì hỏng hết. “Nhà tôi ở trên cao nên may mắn không bị ngập, nhưng chồng tôi cũng làm đường sắt, đi cứu viện bị tôn cứa chân, phải đi viện. Bà con khổ quá, anh em đường sắt cũng thiệt hại nhiều. Tôi chỉ mong nhanh thông đường để tàu đưa hàng cứu trợ đến giúp bà con”, chị Quyên nghẹn ngào.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 8.

Tại ga Lâm Giang cũng xảy ra sạt lở. Trưởng ga Nguyễn Văn Linh cho biết, mưa lũ đã làm sạt núi, sập nhà dân khiến một nhân viên đang kiểm tra thiết bị vùi lấp. May vừa lúc có nhân viên tuần đường đi tới, hô hoán anh em ra gỡ, đưa đi cấp cứu kịp thời. Bản thân nhà anh Linh cũng bị ngập, hỏng nhiều đồ dùng, tài sản. Nhưng anh và anh em vẫn bám trụ, túc trực để ngay khi thông đường là tổ chức đón, tiễn tàu qua an toàn. Ảnh: Anh Linh chỉ chỗ bị sập nhà.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 9.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 10.

Anh Lê Ngọc Đại, công nhân trạm đầu máy Yên Bái (Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội) cho hay, mấy hôm nay anh vẫn đ cùng anh em khắc phục, dọn dẹp nhà xưởng, thiết bị để phục vụ chạy tàu ngay khi thông đường. Anh cho biết, nhà anh (thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái) giáp sông Hồng. Chiều tối 8/9, anh rời nhà tới trạm trực ca đêm. Lúc này, phía sau căn nhà giáp sông Hồng của anh, nước vẫn còn cách mặt sàn chừng 2m. Nhưng lúc đó, trạm huy động anh em “chạy lũ”, anh nhận nhiệm vụ bịt kín 4 bể nhiên liệu để bảo đảm an toàn. Trời khi đó hoàn toàn không có mưa, nhưng anh vẫn dặn vợ, nếu nước dâng thì cứ đi sơ tán, còn người còn của. “Xong nhiệm vụ khoảng 23h đêm. Lúc đó, mới dở điện thoại ra, thấy vợ nhắn nhà ngập hết rồi, mấy mẹ con đã sơ tán. Nóng ruột, tôi vội đi về, đến gần nhà thì nước đã ngập trắng, tôi đành để xe lại, bơi về nhà nơi vợ con đang ở nhờ”, anh Đại nhớ lại.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 11.

“Chưa năm nào ngập nặng đến thế này, tan hoang”, chỉ toàn khu ga vẫn trắng xoá bùn khô dưới trưa nắng, ông Vũ Văn Tiến, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Yên Lào cho biết, khu ga Yên Bái ngập nặng, cao gần 3m tính từ đỉnh ray. Toàn bộ đường ga rộng hàng trăm mét chìm trong biển nước. Trước đó, các đơn vị đầu máy, toa xe đã di dời về khu ga Văn Phú, còn lại các thiết bị, máy móc không thể di dời thì đưa lên tầng 2 nhà ga để tránh thiệt hại. Tuy vậy, vẫn còn nhiều thiết bị bị ngập vì không thể tháo, sơ tán. Hơn nữa, cũng không thể ngờ nước ngập cao như vậy.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 12.

“Ngay khi nước rút, chỉ còn ngập khoảng 1,7-1,8m, chúng tôi huy động khoảng 30 anh em lội nước, lấy sào gạt rác, xác động vật trôi nổi trên sân ga vượt hàng rào sắt theo dòng chảy ra phía đường bộ vì khi nước rút thấp nữa, mắc lại hàng chục khối, sẽ khó thu dọn hơn. Nước rút còn khoảng 70-80cm, anh em lại dùng chân khoắng cho bùn loãng, lấy bàn cào tự chế bằng gỗ ván trôi nổi, người đẩy, người kéo, gạt tiếp bùn ra phía cổng cho nước cuốn đi. Vì thế, sau khi nước rút, đường ga sạch bùn rác nhanh, có thể cho tàu chạy”, ông Tiến kể.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 13.

Toà nhà cung thông tin tín hiệu ga Yên Bái chìm trong nước, hỏng máy móc, thiết bị, vật tư. Tranh thủ nắng ráo, anh em mang ra phơi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 14.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 15.

Các sổ sách phục vụ công việc cũng được mang ra phơi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 16.

Dù đã thông tuyến, trả đường nhưng trước khi cho tàu chạy qua ga Yên Bái, vẫn phải kiểm tra các thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường. Ảnh: Do ghi tự động ngâm nước lâu ngày, chưa thể khắc phục, công nhân phải quay ghi thủ công, kiểm tra ghi.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 17.

Trong phòng điều hành chạy tàu, đài khống chế để điều hành chạy tàu cũng chưa thể khắc phục, các bộ phận chuẩn bị để tổ chức chạy tàu thủ công bằng mệnh lệnh “giấy”.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 18.

Các đơn vị đầu máy, toa xe cũng bị ngập đến nóc nhà xưởng.

Các đơn vị huy động toàn bộ cán bộ, công nhân tập trung vệ sinh, thu dọn, chuẩn bị cho tổ chức vận tải, chạy tàu.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 22.

Tại các điểm sạt lở, các lực lượng khắc phục trên tinh thần “4 tại chỗ”.

Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 23.
Gác việc nhà, lo cho đường sắt sớm thông tàu sau lũ- Ảnh 24.

Tại cầu Hồ Kiều (Lào Cai), điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc, các đơn vị đã kiểm tra, đảm bảo hạ tầng, thiết bị phục vụ chạy tàu thông suốt. Ảnh: Ông Đặng Sỹ Mạnh trao quà động viên tổ gác chắn đường ngang cầu Hồ Kiều đã bám trụ, trực đảm bảo an toàn trong mưa lũ.

Tàu chở quặng qua ga Trái Hút.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/gac-viec-nha-lo-cho-duong-sat-som-thong-tau-sau-lu-192240917073724831.htm

Cùng chủ đề

Trong năm 2025, bổ sung đủ hệ thống tín hiệu tại 184 đường ngang có người gác

Ngày 3/11, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định về việc thực hiện sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang có người gác. ...

Không bỏ phố về quê, ở một chỗ trọ từ thời sinh viên đến khi cưới vợ sinh con

Trong khi nhiều người bỏ phố về quê hay loay hoay đổi trọ một năm vài lần, có không ít người bạn trẻ gắn bó với chỗ trọ của mình từ thời sinh viên đến khi lấy vợ sinh con, trở thành những không gian thân quen. ...

Quy hoạch tuyến đường sắt đi qua 10 tỉnh phía Bắc

Cục Đường sắt VN vừa trình Bộ GTVT xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. ...

Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh gần 184 nghìn tỷ đồng

Trên cơ sở phương án quy hoạch, tư vấn đã tính toán nhu cầu vốn để đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh 183,856 nghìn tỷ đồng. Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt có điểm đầu kết nối...

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp

Pháp là nước thứ ba sau Nhật Bản, Italia đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao, đưa tàu TGV trở thành “niềm tự hào dân tộc”. "Thu nhỏ" nước Pháp bằng tàu tốc độ cao Pháp là nước thứ hai tại châu Âu đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao và cũng giống như Nhật Bản, Italia, xuất phát từ nhu cầu mạng lưới đường sắt thông thường không đáp ứng được nhu cầu. Theo tìm hiểu của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lo ngại hệ lụy từ tình trạng cán bộ coi nhẹ việc chống lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội. ...

Thu Minh nói tôi là cá dọn bể, luôn tỏ thái độ bề trên

Trong Our song Vietnam tập 10, Thu Minh nói chuyện nhỏ nhẹ vì gặp vấn đề sức khỏe. Thanh Lam trêu đùa đàn em và tố: "Thu Minh toàn nói những lời yêu thương với chị nhưng lại nói chị là cá dọn bể". ...

Xe hybrid sạc ngoài cho phép chạy bằng pin bao xa?

Với bộ pin lớn hơn có thể được sạc từ nguồn điện bên ngoài, từ đó PHEV mang lại phạm vi chạy bằng điện nhất định mà không cần vận hành động cơ xăng. ...

Trẻ bị bỏng có nên bôi mỡ trăn?

Hỏi: Nhiều người nói nếu trẻ em bị bỏng canh nóng nên bôi mỡ...

Cục Đường bộ lên tiếng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc

Cơ quan chức năng cho biết, việc nhà thầu Sơn Hải gắn hàng chữ "Vào đường Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên biển báo hiệu đường bộ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu là không đúng quy định pháp luật. ...

Bài đọc nhiều

Đại biểu hiến kế làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Trao đổi với Báo Giao thông bên hành lang Quốc hội, nhiều ĐBQH bày tỏ đồng thuận cao, đồng thời chia sẻ, góp ý thêm về một số nội dung trong quá trình triển khai. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Ủy viên Ủy ban Kinh tế, Đoàn ĐBQH TP.HCM): Thời điểm thích hợp để đầu tư Đây...

Tiếp viên ĐS Hà Nội trả lại gần 30 triệu cho nữ du khách nước ngoài

Tổ tàu SP4 (Đoàn Tiếp viên Đường sắt Hà Nội) vừa trao trả nữ du khách Đài Loan nhiều ngoại tệ và giấy tờ cá nhân quan trọng. Trưởng tàu Phạm Thành Hòa cho biết, sự việc xảy ra trên tàu tối ngày 10/10. Khi tàu đến khu gian Phố Lu – Cầu Nhò, tiếp viên phụ trách toa số 13 Lương Ngọc Đức phát hiện một chiếc ví màu xanh hành khách để quên trong khi đang tác...

Hợp nhất hai Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Công ty CP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động từ 1/11/2024 trên cơ sở hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn. ...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt

Từ hôm nay, ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được Thủ...

Chính thức sát nhập hai công ty vận tải đường sắt

Từ hôm nay, ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất   Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được Thủ...

Cùng chuyên mục

Ủy ban Kinh tế Quốc hội khảo sát Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam

Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng các đơn vị liên quan đã khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh, thành từ Khánh Hòa đến TP.HCM về nội dung liên quan Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Cần huy động sức mạnh trí tuệ tập thể Ngày 3/11, sau khi khảo sát thực tế, Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Sơn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế...

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp

Pháp là nước thứ ba sau Nhật Bản, Italia đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao, đưa tàu TGV trở thành “niềm tự hào dân tộc”. "Thu nhỏ" nước Pháp bằng tàu tốc độ cao Pháp là nước thứ hai tại châu Âu đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao và cũng giống như Nhật Bản, Italia, xuất phát từ nhu cầu mạng lưới đường sắt thông thường không đáp ứng được nhu cầu. Theo tìm hiểu của...

Thông đường sắt qua đèo Hải Vân sau sự cố tàu hàng trật bánh

Tuyến đường sắt qua đèo Hải Vân (địa phận TP Đà Nẵng) đã thông suốt sau 15 giờ xảy ra sự cố tàu hàng trật bánh. ...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt

Từ hôm nay, ngày 01/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã được Thủ...

Hợp nhất hai Công ty Vận tải Đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Công ty CP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động từ 1/11/2024 trên cơ sở hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn. ...

Mới nhất

Đại biểu Quốc hội: Chật vật làm thủ tục, nhà đầu tư than ‘đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh’

Nhà đầu tư vẫn mòn mỏi chờ đợi dẫn đến mất cơ hội đầu tư, đành tâm tư rằng 'đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh'.   Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) - Ảnh: GIA HÂN Câu thơ "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du phản ánh nỗi lo lắng và trăn trở của...

Đại biểu bức xúc trend ‘phông bạt’, sửa hình ảnh thổi phồng tiền ủng hộ, đánh bóng tên tuổi

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, sau khi sao kê công khai, nhiều cá nhân bị phát hiện chỉnh sửa hình ảnh thổi phồng số tiền ủng hộ để đánh bóng tên tuổi.   Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Ảnh: GIA HÂN Sáng 4-11, nêu ý kiến thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) nêu với tinh thần...

18 năm Việt Nam gia nhập WTO: Hành trình hội nhập và phát triển

Sau gần hai thập kỷ, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu về thương mại, đầu tư, không những giúp nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu mà còn thể hiện rõ cam kết hội nhập quốc tế.   Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức ký Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương...

ĐBQH đề xuất giảm thuế VAT, tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế

VOV.VN - ĐBQH Trần Thị Quỳnh (Đoàn tỉnh Nam Định) cho rằng, nhu cầu của nền kinh tế còn yếu, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, chi đầu tư công còn chậm... Do đó, đại biểu đề xuất giảm thuế VAT, tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế.   Tiếp tục kỳ họp thứ...

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi các nước lớn chia sẻ khoa học – công nghệ để cùng phát triển

Ngày 22-9 (giờ Mỹ), phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kêu gọi các nước lớn cần chia sẻ các thành tựu chung về nghiên cứu khoa học - công nghệ để cùng phát triển; đồng thời, hợp tác với các...

Mới nhất