Trang chủNewsThời sựGà gáy ở Trường Sa

Gà gáy ở Trường Sa

Tiếng gà gáy là hình bóng quê hương đã đi sâu vào tâm khảm của mỗi người. Và nay tại Trường Sa, tôi nghe tiếng gà gáy thân thương ấy vọng bên tai. Hạnh phúc khi khẳng định rằng đến với Trường Sa như trở về quê nhà của mình.
 

Một năm trước khi đặt chân đến Trường Sa, trên các điểm đảo vốn chỉ toàn là cát và đá san hô, tôi ngỡ ngàng với những giàn mướp hương quả treo lủng lẳng, các loại bí đỏ, bí xanh thay rau muống biển phủ kín mặt đất, xa xa là những cây chuối trổ buồng đang lớn nhanh như thổi… Nay, đến với các điểm đảo của Trường Sa, tiếng gà gáy vang vọng càng khiến chúng tôi xốn xang, thấy như quê nhà đang ở ngay trước mặt.

Trường Sa xanh hơn mỗi ngày

Chuyến hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024 đã đưa chúng tôi đến với Trường Sa và Nhà giàn DK1. Đến đảo, cây xanh che bóng mát dẫn lối đoàn hành trình vào thăm, những em thơ vui đùa đến trường, tiếng ê a đọc bài trên lớp, xa xa vọng lại tiếng chuông chùa bình yên; bên cạnh những luống rau xanh mướt là tiếng gà gáy, vịt kêu, lợn ụt ịt… một quê hương nước Việt luôn hiện hữu giữa biển, đảo Trường Sa.

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, Phó đoàn công tác, Trưởng đoàn Hành trình

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, Phó đoàn công tác, Trưởng đoàn Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2024, thăm vườn rau tại Nhà giàn DK1/8

NỮ VƯƠNG

Chỉ cách đây một năm thôi, nay gặp lại, tôi thấy Trường Sa xanh hơn mỗi ngày. Năm trước các cán bộ, chiến sĩ đã hài hước khoe ở đảo nhưng da không đen vì có bóng cây mát rượi phủ khắp nơi, năm nay, các anh lại dí dỏm nói dù trời nắng nóng khắc nghiệt nhưng rau trồng được vẫn ăn thoải mái và thậm chí nhúng lẩu ăn còn được.

Các anh là vậy, dù cuộc sống có đối diện với nhiều khó khăn và khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, nhưng lúc nào cũng vui cười, hài hước và đầy quyết tâm. Cũng như dù có khô hạn, cằn cỏi hay khắc nghiệt đến đâu, màu xanh mơn mởn vẫn luôn hiện hữu ở Trường Sa đầy nắng gió.

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 2.
 
Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 3.
 
Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 4.

Bầu, mướp quả treo lủng lẳng ở nơi quanh năm không chạm được mặt đất – Nhà giàn DK1/8

NỮ VƯƠNG

Màu xanh hôm nay tại đảo Song Tử Tây khiến tất cả thành viên đoàn hành trình đều phải trầm trồ. Nhưng khó có thể hình dung được khoảng 2 năm trước, một cơn bão lớn đi qua đã làm đổ gãy trên 95% số cây xanh ở đảo. Thượng tá Nguyễn Văn Khương, Chính trị viên đảo Song Tử Tây, kể để khắc phục được hậu quả của bão, cán bộ, chiến sĩ đã quyết tâm, nỗ lực dựng lại từng cây bị đổ gãy, chống thêm cột để làm sao cây vững chắc và cứng cáp trở lại. Bên cạnh đó, trồng thêm cây mới, ra sức chăm bón, tăng cường dưỡng chất, thổ nhưỡng cho cây xanh tốt và phát triển một cách nhanh nhất.

“Với quyết tâm rất cao nên khoảng 1 năm rưỡi là cây xanh đã cơ bản được hồi phục, để tạo bóng mát, đảm bảo môi trường sống mát mẻ, trong lành cho người dân, cán bộ, chiến sĩ trên đảo”, thượng tá Nguyễn Văn Khương chia sẻ.

Tiếng gà gáy vang vọng trên Nhà giàn DK1/8

Tiếng gà gáy vang vọng trên Nhà giàn DK1/8

NỮ VƯƠNG

Gà, vịt ở đảo Đá Tây A

Gà, vịt ở đảo Đá Tây A

NỮ VƯƠNG

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 7.

Hình ảnh thân thương của quê nhà ở các điểm đảo Trường Sa

NỮ VƯƠNG

Chúng tôi đến đảo vào một ngày cuối tháng 4, nhưng cán bộ, chiến sĩ ở đây cho biết từ trước tết đến giờ chưa hề có mưa. Với sự khắc nghiệt của thời tiết, quyết tâm và ý chí của quân, dân ở đây càng cao hơn.

Một chiến sĩ tại đây nói: “Mùa này khó trồng thật, vì lâu lắm rồi không có mưa. Nhưng khó trồng chứ không phải không trồng được”. Tôi hỏi: “Vậy mùa mưa chắc dễ trồng hơn?”, chiến sĩ này đáp: “Mùa mưa cũng khó, vì rau dễ bị dập và hư hết, cộng với sóng và gió đánh nước mặn vào”. “Như vậy mùa nào tốt nhất?”, tôi thắc mắc, chiến sĩ này cười và dí dỏm: “Mùa… về bờ”.

Dẫu mùa nào ở đảo cũng có nhiều khó khăn như vậy, nhưng với những người đi ra từ đất liền như chúng tôi đều phải trầm trồ, ngưỡng mộ vì rau xanh tươi mơn mởn, nhiều cây ăn quả cho trái to và trĩu cành hơn khi được trồng ở đất liền.

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 8.
 
Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 9.
 
Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 10.
 
Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 11.
 
Mỗi ngày, những mầm xanh luôn vươn mình trên đảo

Mỗi ngày, những mầm xanh luôn vươn mình trên đảo

NỮ VƯƠNG

Chị Đinh Thị Mỹ Thảo, người dân ở đảo Song Tử Tây, kể: “Tháng này nắng quá thì khó trồng hơn chút, nhưng vẫn đủ rau ăn. Nếu lúc nào trồng được nhiều quá thì san sẻ với mấy anh chiến sĩ, còn lúc nào các anh dư lại mang chia sẻ với dân. Ở đây, các anh trồng được nhiều loại lắm như rau muống, cải xanh, củ cải trắng, bầu, bí các loại, còn có cả cây ăn trái…”. Rồi chị Thảo khoe: “Ở đây cuộc sống hài hòa, cây nhiều nên rất mát”.

Không những khắc phục điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, các cán bộ, chiến sĩ ở đây còn trở thành những… nhà nông học, tự nghiên cứu để ươm các giống cây. Tại đảo Song Tử Tây, cứ chiều đến sẽ có một tổ ươm cây đi lấy quả phi lao về sàng lọc, tách ra, sau đó lấy hạt đưa vào vườn ươm. Nhưng mọi người để ý từng đặc tính của các loại cây để khắc phục mọi trở ngại. Chẳng hạn với cây phi lao, phải nhặt trước 17 giờ để quả không chuyển sang màu thâm sậm. Vì theo các chiến sĩ, nếu quả chuyển màu thâm đồng nghĩa với việc tự tách hạt ra và rơi xuống đất, như thế khi mang đi ươm sẽ không đạt hiệu quả.

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 13.
 
Những cây dừa là tình cảm từ đất liền gửi ra các điểm đảo ở Trường Sa đã được cán bộ, chiến sĩ vun trồng và giờ đây quả ngọt đã hiện hữu

Những cây dừa là tình cảm từ đất liền gửi ra các điểm đảo ở Trường Sa đã được cán bộ, chiến sĩ vun trồng và giờ đây quả ngọt đã hiện hữu

NỮ VƯƠNG

Dưa hấu tại đảo

Dưa hấu tại đảo

NỮ VƯƠNG

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 16.
 
Cây ăn quả hiên ngang trước nắng gió Trường Sa

Cây ăn quả hiên ngang trước nắng gió Trường Sa

NỮ VƯƠNG

Vững tâm bám biển, bám đảo

Ở các đảo nổi việc tạo mảng xanh đã khó khăn, đảo chìm càng nhiều thử thách hơn. Dẫn chúng tôi tham quan vườn rau xanh tốt ở nơi mà đất và nước ngọt đều rất hạn chế, Trần Thiện Thoại (20 tuổi), chiến sĩ đảo Đá Thị, cho biết nước để tưới cây được tận dụng từ nước sinh hoạt hằng ngày (nguồn nước mưa dự trữ). “Mỗi lần rửa chén, mình sẽ lấy nước mặn rửa trước, sau đó tráng lại bằng nước ngọt ở bước cuối. Nước cuối sau khi rửa chén được tận dụng để tưới cây. Hay tất cả các nước như vo gạo, rửa rau các kiểu đều dùng tưới cho cây”, Thoại kể và cho biết mặc dù trời nắng, lượng nước ngọt hạn chế nhưng biển êm nên cũng đỡ. Những ngày biển động, nước biển đánh lên, đọng lại thành sương muối rơi xuống và gây chết cây. Chính vì thế, những lúc gió to là phải che chắn kỹ hơn.

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 18.

Một góc xinh tươi tại đảo Sinh Tồn Đông

NỮ VƯƠNG

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 19.

Hoa khoe sắc

NỮ VƯƠNG

Những con đường xanh mát rợp bóng cây

Những con đường xanh mát rợp bóng cây

NỮ VƯƠNG

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 21.
 
Không thiếu các loại cây trái trên đảo

Không thiếu các loại cây trái trên đảo

NỮ VƯƠNG

Ở đảo chìm, điều kiện khắc nghiệt hơn, nhưng bầu, bí, mướp quả treo lủng lẳng; rau vẫn xanh tươi; hoa vẫn khoe sắc hiên ngang trước sóng gió…

Đại úy Bùi Xuân Quốc, Chính trị viên đảo Đá Thị, khẳng định: “Để có thể ổn định tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ ở đây thì chúng tôi luôn cố gắng tạo môi trường sống làm sao gần với đất liền nhất. Để làm tốt điều này, chúng tôi tạo cảnh quan bằng cách trồng thêm rất nhiều cây xanh, rau củ quả và hoa. Tạo điều kiện cho anh em tự tay vun trồng để truyền cảm hứng rằng dù ở bất cứ đâu, điều kiện khắc nghiệt như thế nào thì màu xanh của đất liền vẫn vươn rộng ra với biển, đảo, khẳng định chủ quyền vững chắc của VN”.

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 23.
 
Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 24.

Các chiến sĩ tăng gia sản xuất mỗi ngày

NỮ VƯƠNG

Ở đảo An Bang, màu xanh khiến chúng tôi không ai dám nghĩ rằng nơi này từng được gọi là đảo Lò Vôi vì quá nóng. Chia tay đảo ra về, ai cũng nhớ nhung sự xanh mát, tươi đẹp và thầm ngưỡng mộ công sức của người vun trồng.

Ở đảo, mọi người trồng rau có những thủ thuật rất riêng, mà nói ra những người ở đất liền như chúng tôi đều phải “ồ” lên. Như đại úy Bùi Xuân Quốc cho biết mùa biển động, giông gió, cứ mỗi ngày 2 lần, các cán bộ và chiến sĩ trên đảo phải dùng nước ngọt đi rửa từng cái lá cho cây, đảm bảo rau không bị dính muối mặn và đất trồng cũng không bị nhiễm mặn. Không những thế, thiếu tá Nguyễn Văn Nam, Chính trị viên phó đảo An Bang, còn cho biết mỗi ngày những bồn rau ở đây luôn phải được xoay đổi theo hướng che khuất, không để gió và muối biển tác động lên…

Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 25.
 
Gà gáy ở Trường Sa- Ảnh 26.

Những vườn ươm trên đảo

NỮ VƯƠNG

Một điều rất đặc biệt, ở tất cả các điểm đảo hiện nay, kể cả Nhà giàn DK1 – nơi quanh năm không chạm được mặt đất, ngoài cây trái xanh tươi, vẫn có tiếng gà gáy vang vọng mỗi ngày. Tất cả các điểm đảo giờ đây đều nuôi được lợn, gà, vịt… để duy trì đời sống không khác gì ở đất liền. Mỗi một màu xanh phát triển, mỗi một con gà, con lợn được nuôi sống ở điều kiện vô cùng khắc nghiệt là sự hiện diện của tinh thần, ý chí quật cường của quân và dân nơi đầu sóng ngọn gió.

Nữ Vương – Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/ga-gay-o-truong-sa-185240521180659894.htm

Cùng chủ đề

Hiên ngang giữa trùng khơi

Giữa thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, nhà giàn Ba Kè hay còn gọi là nhà giàn DK1 (bà Rịa - Vũng Tàu) sừng sững hiên ngang như một pháo đài thép giữa biển khơi, đủ sức đối đầu với các trận cuồng phong của đại dương, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cảnh giác phát hiện những hành động xâm phạm, tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho ngư dân yên tâm...

Liệt sĩ DK1 – thanh xuân ở lại trùng khơi

35 năm lịch sử nhà giàn DK1, bốn mùa bão đã đi qua khiến nhiều chiến sĩ hy sinh. Có người khi mất chưa vợ, chưa người yêu, với lá thư kết bạn nằm dưới đáy balo. Ngày 5.7.1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra chỉ thị về việc xây dựng “Cụm kinh tế - khoa học dịch vụ” trên thềm lục địa phía Nam thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo...

Hình ảnh cờ rủ trên Nhà giàn DK1 tưởng nhớ Tổng Bí thư

Ngày 25.7, các Nhà giàn DK1 - Vùng 2 Hải quân đều treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Từ Nhà giàn DK1/9, Tiểu đoàn DK1, Đại úy Đồng Xuân Phong - Chính trị viên Nhà giàn thông tin, mặc dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa, nhưng hình ảnh về một người tận trung với nước, tận hiếu với dân, đặc biệt những gì mà Tổng Bí thư đã làm cho dân tộc, cho đất nước sẽ luôn...

Cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và Nhà giàn DK1 làm lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong niềm xúc động, tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đúng 6 giờ sáng 25/7, cán bộ, chiến sĩ Hải quân ở các điểm, đảo trên huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và Nhà giàn DK1/9 (Vùng 2 Hải quân) đã làm lễ treo cờ rủ và tổ chức Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Bí thư Quân ủy Trung ương.  Clip lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng...

Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân kỷ niệm 35 năm thành lập nhà giàn DK1

Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Tiểu đoàn DK1. (Nguồn:Tuổi trẻ) Chiều 5/7, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Tiểu đoàn DK1. Với quyết tâm "Còn người, chủ quyền của Tổ quốc còn", các thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá nền tảng giáo dục sáng tạo Studify

Studify, một nền tảng giáo dục sáng tạo, vừa ra mắt tại TP.HCM vào ngày 9.11 được kỳ vọng mang đến phương pháp học tập toàn diện cho người dạy và người học. ...

Năm của trang phục tuyệt đẹp với chiếc váy trong suốt nổi bật

Một xu hướng tiếp tục trở nên phổ biến trong suốt cả năm, thống trị các thảm đỏ,...

4 loại cảm lạnh không được chủ quan vì có thể tiến triển nặng

Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh khác nhau. Tất cả đều gây ra các triệu chứng giống nhau như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, nhức đầu nhẹ, sốt nhẹ... Trong đó, một số loại virus có thể gây ra...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Chuyến công tác của Thủ tướng: Đổi mới để bứt phá, đoàn kết để có thêm sức mạnh

Việc Thủ tướng phát biểu tại các hội nghị, đã chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao...

Động đất tại Phú Thọ, nhiều nơi ở Hà Nội cảm nhận rung lắc

Một trận động đất mạnh 3,3 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) khiến nhiều người ở tại Hà Nội cảm nhận được rung lắc. Chiều 9/11, đại diện Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào hồi 16h18 tại vị trí khu vực Thanh Thủy (Phú Thọ) đã xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ" chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 9/11 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), hứa hẹn mang đến một không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là...

Nơi mây núi chạm đến tâm hồn

Giăng Màn là dãy núi nằm giữa vùng đệm Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Dãy núi hùng vĩ này thuộc sơn hệ Trường Sơn, kéo dài sang tận Lào với những ngọn núi cao quanh năm mây phủ, trong đó có đỉnh Phi co pi (2.071m) cao nhất tỉnh Quảng Bình được mệnh danh là “trấn sơn” với ý nghĩa là núi chủ. Dãy Giăng Màn chiếm...

Cầu hơn 500 tỷ ở cửa ngõ phía nam TPHCM bao giờ thông xe?

TPO - Công trình xây dựng cầu Rạch Đỉa mới nối huyện Nhà Bè với quận 7 đang được hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để thông xe phục vụ người dân vào cuối năm nay. Khi nào “xóa” cầu sắt cũ trên trục đường Lê Văn Lương? Ngoài cầu Rạch Đỉa và Long Kiểng, trên đường Lê Văn Lương - tuyến đường quan trọng nối liền huyện Nhà Bè (TPHCM) và tỉnh Long An, còn...

Mới nhất

Nơi mây núi chạm đến tâm hồn

Giăng Màn là dãy núi nằm giữa vùng đệm Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Dãy núi hùng vĩ này thuộc sơn hệ Trường Sơn, kéo dài sang tận Lào với những ngọn núi cao quanh năm mây phủ, trong đó có đỉnh Phi co pi (2.071m)...

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Cầu hơn 500 tỷ ở cửa ngõ phía nam TPHCM bao giờ thông xe?

TPO - Công trình xây dựng cầu Rạch Đỉa mới nối huyện Nhà Bè với quận 7 đang được hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để thông xe phục vụ người dân vào cuối năm nay. Khi nào “xóa” cầu sắt cũ trên trục đường Lê Văn Lương? Ngoài cầu Rạch Đỉa và Long Kiểng, trên...

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy...

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai...

Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam

Viettel Post đầu tư Công viên logistics tại cửa ngõ với Trung Quốc; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam; Vinhomes lập thêm 2 công ty khu công nghiệp; Sau bắt tay với Kingfoodmart, HAGL số hóa nông nghiệp; Gỗ Trường Thành mở rộng thị trường sang Dubai. Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công...

Mới nhất