(PLVN) – Ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng, các FTA chính là đòn bẩy quan trọng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực tư vấn thuế, tài chính, ngân hàng mở rộng kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng mối quan hệ quốc tế…
Hình ảnh minh họa (nguồn Internet) |
(PLVN) – Ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng, các FTA chính là đòn bẩy quan trọng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực tư vấn thuế, tài chính, ngân hàng mở rộng kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng mối quan hệ quốc tế…
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực tài chính chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ, trung gian, gồm các ngành như: Tư vấn thuế, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, hỗ trợ tín dụng, tư vấn bảo hiểm, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Theo ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thời gian qua, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này phát triển tương đối nhanh chóng. Điều này cho thấy, thị trường các dịch tư vấn tài chính ngày càng phát triển, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư; đặc biệt, các FTA chính là đòn bẩy quan trọng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực tư vấn thuế, tài chính, ngân hàng mở rộng kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng mối quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (SMEs) cho biết, cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Trước hết phải khẳng định rằng, các doanh nghiệp tài chính đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong tận dụng FTA. Thực tế này xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp và những yêu cầu khắt khe từ các nội dung cam kết của FTA.
Trong đó, đáng phải kể tới như do doanh nghiệp hạn chế về kiến thức, năng lực quốc tế hoá, nguồn tài chính và công nghệ. Mặt khác, áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn rất khốc liệt. Như, doanh nghiệp chưa đủ năng lực phân tích biến động tỷ giá, hoặc lãi suất trong khu vực để tư vấn tối ưu hoá lợi nhuận cho khách hàng. Hay thách thức khác đến từ rào cản pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế phức tạp khi các doanh nghiệp quốc tế luôn yêu cầu kiểm toán tài chính theo chuẩn mực IFRS (báo cáo tài chính quốc tế).
Nút thắt khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong thực thi FTA chính là còn thiếu năng lực nội tại để đáp ứng các yêu cầu quốc tế về cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
Đặc biệt, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực tài chính đang thiếu đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về FTA, cũng như nắm rõ các tiêu chuẩn quốc tế, kinh nghiệm làm việc với thị trường quốc tế. Điều này khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn trong cạnh tranh và tận dụng cơ hội từ các FTA. Thực tế này đã kéo theo các vấn đề như: Không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, mất khách hàng vào tay doanh nghiệp lớn, không thể tận dụng các ưu đãi và cơ hội thị trường về thuế quan.
Ông Lê Anh Văn – Giám đốc Trung tâm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. |
Vấn đề đặt ra, để tháo gỡ các điểm nghẽn, cũng như giúp doanh nghiệp lĩnh vực tài chính tận dụng hiệu quả các FTA. Ông Lê Anh Văn cho rằng, để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực tài chính như tư vấn thuế, hỗ trợ tín dụng, và dịch vụ kiểm toán tăng cường năng lực, cần có những giải pháp cụ thể từ cả góc độ doanh nghiệp và góc độ Nhà nước.
Từ đó, góc độ doanh nghiệp, cần đầu tư nâng cao năng lực nội tại, tập trung đào tạo đội ngũ nhân sự đạt chuẩn quốc tế, đặc biệt về các tiêu chuẩn như IFRS (kế toán và kiểm toán), ESG (tài chính bền vững), và các quy định pháp luật quốc tế. Hỗ trợ nhân viên tham gia các chương trình chứng chỉ chuyên ngành như ACCA, CFA, hoặc các khóa học ngắn hạn về tư vấn thuế và tài chính quốc tế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cải thiện quản trị nội bộ. Cụ thể, cần chuẩn hóa quy trình làm việc và báo cáo theo các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu từ các khách hàng lớn hoặc xuyên biên giới; ứng dụng công nghệ hiện đại thông qua việc đầu tư vào số hóa, chuyển đổi số trong quản trị như áp dụng các phần mềm quản lý tài chính, phân tích thuế, và kiểm toán tự động để tăng hiệu quả và tính chính xác. Tận dụng các công cụ dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán rủi ro, phân tích thị trường, và tối ưu hóa dịch vụ.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần tăng cường tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty lớn hoặc tổ chức quốc tế để học hỏi và nâng cao uy tín. Xây dựng mối quan hệ với các đối tác quốc tế thông qua các diễn đàn kinh tế, hội thảo, hoặc chương trình trao đổi. Liên kết với các doanh nghiệp khác trong ngành để chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và khách hàng. Đặc biệt, cần tập trung vào thị trường ngách, đó là phát triển các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chuyên biệt, như tư vấn thuế theo FTA, kiểm toán ESG, hoặc hỗ trợ tín dụng trong các ngành cụ thể như nông nghiệp hoặc công nghệ.
Cũng theo ông Lê Anh Văn, cần đẩy mạnh hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu về các tiêu chuẩn quốc tế như IFRS (kế toán và kiểm toán), ESG (tài chính bền vững), và AML (chống rửa tiền) cho doanh nghiệp. Mời các chuyên gia quốc tế hoặc tổ chức lớn chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật kiến thức mới về các yêu cầu từ các FTA. Cung cấp tài liệu, báo cáo nghiên cứu, và hướng dẫn về các quy định pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến FTA.
Đồng thời, tăng cường vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với thị trường để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, công nghệ mới, hoặc đối tác nước ngoài; tổ chức hoặc tài trợ để doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế, diễn đàn kinh tế, và các sự kiện giao lưu doanh nghiệp; cung cấp thông tin về thị trường quốc tế và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, Hiệp hội có thể đứng ra kêu gọi nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế hoặc xây dựng quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành. Cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính hoặc vay ưu đãi để giúp doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, đào tạo nhân sự, nâng cao năng lực nội tại.
Nguồn: https://baophapluat.vn/fta-la-don-bay-giup-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua-linh-vuc-tai-chinh-xay-dung-moi-quan-he-quoc-te-post534130.html