Trang chủDi sảnFestival Huế - “cầu nối” gắn kết các nền văn hóa và...

Festival Huế – “cầu nối” gắn kết các nền văn hóa và hợp tác quốc tế


VHO – Trải qua 13 kỳ tổ chức, Festival Huế là sự kiện giao lưu văn hóa mang tầm quốc tế, được các đoàn nghệ thuật và đối tác trên thế giới quan tâm. Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong dòng chảy đương đại, Festival Huế cũng đã mở ra nhiều cơ hội sáng tạo nghệ thuật để gắn kết các nền văn hóa trên thế giới.

Festival Huế - “cầu nối” gắn kết các nền văn hóa và hợp tác quốc tế - ảnh 1
Chương trình biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế ở các không gian cộng đồng tại Festival Huế 2024 thu hút đông đảo khán giả.

Khởi nguồn từ Festival Huế 2000 với sự phối hợp tổ chức giữa Thừa Thiên Huế và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, những kỳ Festival sau đó được tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức một cách bài bản, quy mô và chất lượng hơn. Festival Huế được tổ chức định kỳ 2 năm/lần vào các năm chẵn; từ năm 2022, sự kiện được tổ chức hàng năm với định hướng Festival bốn mùa.

Sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế tại các kỳ Festival Huế cũng như lượng du khách đến với chuỗi các sự kiện trong khuôn khổ lễ hội này đã góp phần mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch. Năm 2000, các sự kiện, hoạt động của Festival Huế kéo dài trong 12 ngày đêm, với sự tham gia của 30 đơn vị nghệ thuật trong nước và Pháp, đã thu hút 410.000 lượt người tham dự; trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6000 lượt khách quốc tế…

Sự kiện được đánh giá là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế, được xem là đợt tổng diễn tập hoạt động giao lưu có tính chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa; phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh Thừa Thiên Huế trên lĩnh vực văn hóa – du lịch.

Festival Huế - “cầu nối” gắn kết các nền văn hóa và hợp tác quốc tế - ảnh 2
Nghệ sĩ piano nổi tiếng thế giới Steve Barakatt trình diễn tại Huế trong khuôn khổ Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 vừa qua

Các kỳ Festival Huế sau đó với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, nhiều nước trên thế giới cử các đoàn nghệ thuật đặc trưng của nước mình đến tham gia, như: Pháp, Bỉ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia, Nga, Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Argentina, Đức, Canada, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Na Uy… Qua đó, đã mở ra nhiều cơ hội giao lưu và hợp tác, thúc đẩy sự phát triển chung về văn hóa và ngoại giao.

Định vị “thương hiệu” của Festival Huế, từ năm 2022, Festival Huế đã được tổ chức theo hình thức bốn mùa, với chuỗi các sự kiện văn hóa nghệ thuật, hoạt động lễ hội diễn ra quanh năm đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các đơn vị quốc tế. Thay vì tập trung phô diễn đặc trưng văn hóa của Cố đô Huế và các chương trình trình diễn, giao lưu của các đối tác quốc tế trong một kỳ Festival ngắn ngày; thì nay, Thừa Thiên Huế tổ chức sắp xếp các chương trình trải dài trong năm và điểm nhấn là tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế.

Những đơn vị nghệ thuật của các quốc gia không sắp xếp tham gia được tuần lễ, có thể lựa chọn những mốc thời gian khác quanh năm để trình diễn, giao lưu, quảng bá văn hóa tại Festival mùa Xuân, Festival mùa hạ, Festival mùa thu, Festival mùa đông. Cùng với đó, lượng du khách đến Huế cũng tăng đều qua các năm, dự kiến năm 2024 Thừa Thiên Huế đón khoảng 4 triệu lượt khách.

Festival Huế - “cầu nối” gắn kết các nền văn hóa và hợp tác quốc tế - ảnh 3
Festival Huế 2024 tiếp tục thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị nghệ thuật đến từ các quốc gia trên thế giới và Việt Nam

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, đánh giá: Trải qua 24 năm kể từ lần đầu được tổ chức, Festival Huế thể hiện ngày càng đẹp, thấm đượm những đặc trưng văn hóa sâu lắng của dân tộc, sự lãng mạn, duyên dáng, trầm sâu của Huế và mang  thêm nhiều nét hiện đại. Festival Huế cũng ngày càng tính quốc tế, là nơi nhiều dân tộc trên thế giới trình diễn những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mình.

“Festival Huế nhờ vậy góp phần vào thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, xã hội; vừa góp phần thể hiện sinh động đất nước Việt Nam có truyền thống văn hoá, trọng văn hoá và hội nhập quốc tế toàn diện, góp phần thúc đẩy hòa bình hữu nghị và hợp tác” – ông Lê Hoài Trung nhấn mạnh.

Trong Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 vừa qua, nhiều nghệ sĩ, đoàn nghệ thuật của các nước quốc tế cũng đã chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi tham gia trình diễn và giao lưu văn hóa tại Cố đô Huế. Đồng thời, mong muốn sẽ tiếp tục trở lại Huế trong các dịp khác, không chỉ là Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế mà còn ở các sự kiện văn hóa của địa phương tổ chức.

Ông Moussa Diarra – Phó Thị trưởng Thành phố Cergy, CH Pháp chia sẻ rằng: Đây là lần thứ 3, chúng tôi đến với Festival Huế và ở đây chúng tôi đã tiếp nhận và học hỏi được nhiều thứ. Chúng tôi hy vọng sẽ quay trở lại với Festival Huế những kỳ tiếp theo hoặc tham gia các hoạt động văn hóa tại Huế.

Những nghệ sĩ đến từ Thành phố Cergy cũng đã có những trải nghiệm thú vị trong các hoạt động biểu diễn đường phố, biểu diễn ở các không gian cộng đồng. Đặc biệt, 4 thành viên của nhóm nhảy Hiphop Cergy còn tham gia hoạt động giao lưu và biểu diễn tại chợ Đông Ba – một ngôi chợ nổi tiếng xứ Huế. Ngoài ra, đoàn nghệ thuật của Thành phố Cergy và Thành phố Huế đã có các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật với chủ đề “Từ truyền thống đến hiện đại”.

Festival Huế - “cầu nối” gắn kết các nền văn hóa và hợp tác quốc tế - ảnh 4
Các nghệ sĩ của đoàn cà kheo Vương quốc Bỉ lần thứ 5 đến với Festival Huế

Lần thứ 5 đến với Festival Huế, đoàn cà kheo De Koninklijke Steltenlopers Merchtem (Vương quốc Bỉ) tiếp tục mang đến những màn trình diễn ấn tượng và hoạt động giao lưu với cộng đồng. Nghệ sĩ Janick Appelmens, 51 tuổi, thông tin: 47 thành viên của đoàn cà kheo Hoàng gia vùng Merchtem với những độ tuổi khác nhau, có trẻ con, phụ nữ, người lớn trên 60 tuổi. Họ có những công việc, học tập, có điều kiện khác nhau nhưng khi chuẩn bị đến Festival Huế, mọi người đã tạm dừng công việc để mong muốn đưa nét văn hóa vùng Merchtem đến với Huế và cộng đồng các nước.

“Chúng tôi trình diễn đi cà kheo cao từ 1m đến 4m, cùng với đó là biểu diễn âm nhạc, trống, kèn trumpet, saxophone… Khuấy động lễ hội đường phố và giao lưu với bạn bè quốc tế, với người dân Huế”- nghệ sĩ Janick Appelmens chia sẻ.

Chỉ tính trong Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 vừa qua, đã có 30 đoàn nghệ thuật của các nước Pháp, Vương quốc Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam tham gia biểu diễn với hàng chục các chương trình lễ hội, hoạt động biểu diễn nghệ, giao lưu văn hóa nghệ thuật sôi động. Qua đó, tiếp tục mở ra nhiều cơ hội giao lưu và hội nhập quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị và hợp tác…



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/festival-hue-cau-noi-gan-ket-cac-nen-van-hoa-va-hop-tac-quoc-te-106852.html

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị Âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch

(Tổ Quốc) - Đó là chủ đề của Hội thảo Khoa học Quốc gia vừa được Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Du lịch, Sở VHTT, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Học viện Âm nhạc Huế và các đơn vị...

Làm giả con dấu, tài liệu, nhiều cán bộ ở Huế bị khởi tố

Giám đốc cùng 2 thuộc cấp một trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế bị khởi tố, điều tra về hành vi 'làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức'. Một lãnh đạo Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, đơn vị vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với giám đốc và 2 cán bộ thuộc...

Khởi tố Giám đốc trung tâm thuộc Sở KH&CN Thừa Thiên – Huế và hai thuộc cấp

Ngày 18/12, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa thi hành quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ba người là lãnh đạo và nhân viên thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ (thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên - Huế).Người bị khởi tố là Lê Đình Hoài...

Huế: Tăng vốn trùng tu Quốc Tử Giám và Văn Miếu thời nhà Nguyễn

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư đối với 2 dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Ngày 14.12, tin từ HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vừa quyết định điều chỉnh mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và phục hồi 2 di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Cụ thể, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều chỉnh...

Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của Cố đô Huế

Với công nghệ hiện đại kết hợp định danh số Nomion, chip NFC và “hộp mù,” dự án Đế đô Khảo cổ ký hứa hẹn giúp nâng cao giá trị các di sản văn hóa tại Cố đô Huế. Ngày 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên-Huế, phối hợp với Công ty Comicola và Phygital Labs ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Để bến Vũng Rô mãi là chứng tích lịch sử hào hùng

VHO - Vũng Rô là một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược - “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc, hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước. Không chỉ vậy giờ đây, bến Vũng Rô trở thành Di tích quốc gia...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Cùng chuyên mục

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

Huế: Tăng vốn trùng tu Quốc Tử Giám và Văn Miếu thời nhà Nguyễn

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư đối với 2 dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Ngày 14.12, tin từ HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vừa quyết định điều chỉnh mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và phục hồi 2 di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Cụ thể, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều chỉnh...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Video Art ‘Thăng Đường Nhập Thất’: Dấu Ấn Văn Hóa Qua Nghệ Thuật

Triển lãm video art "Thăng Đường Nhập Thất," diễn ra tại giảng đường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến một làn gió mới, thổi bừng sức sống cho kiệt tác mỹ thuật Đông Dương. Lấy cảm hứng từ bức tranh kinh điển của Victor Tardieu, tác phẩm không chỉ tái hiện quá khứ mà còn dẫn dắt người xem vào hành trình khám phá sâu sắc về lịch sử và văn...

Mới nhất

Khúc quân hành trên thành phố di sản

Ngày 18/12, TP. Hạ Long tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh và...

Mở lối giảm nghèo từ mô hình tái canh cây cà phê

Với lợi thế đất đỏ Bazan màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp, cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê là một trong những hướng đi mới đang được ngành chức năng huyện Hướng Hóa...

Nhà báo Cuba bày tỏ ấn tượng trước sự trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quân đội Nhân dân Việt Nam được coi là một trong những đội quân lớn nhất và siêu việt nhất trên thế giới. Đây là khẳng định mà nhà báo, nhà văn Cuba Luis Manuel Arce Isaac, phóng viên chiến trường tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Nicaragua đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên...

Bộ Công an – Bộ Quốc phòng gặp mặt nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 17/12/2024, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức buổi gặp mặt chúc mừng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Dự buổi gặp mặt có...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi...

Mới nhất