Trang chủNewsThế giớiF-16 sẽ tác chiến thế nào khi được cấp cho Ukraine?

F-16 sẽ tác chiến thế nào khi được cấp cho Ukraine?


F-16 sẽ tác chiến thế nào khi được cấp cho Ukraine? - 1

Ukraine đang rất cần tiêm kích F-16 để thay đổi cuộc chơi (Ảnh: Sky News).

F-16 là loại máy bay chiến đấu phản lực đa năng đã tham gia hàng chục cuộc chiến và được hơn 20 quốc gia sử dụng. Đối với Ukraine – quốc gia sử dụng MiG-29 thời Liên Xô lớn nhất, F-16 là một bản nâng cấp cực kỳ ý nghĩa.

Nó sẽ cải thiện khả năng của Không quân Ukraine trong việc hỗ trợ lực lượng mặt đất và đánh chặn máy bay ném bom Nga trước khi chúng có thể tấn công các mục tiêu quân sự hoặc dân sự.

Tháng 8/2023, Washington “bật đèn xanh” để các đồng minh cung cấp F-16 cho Ukraine. Một tháng trước đó, 11 quốc gia đã thành lập “liên minh máy bay chiến đấu” để cung cấp máy bay và chuẩn bị cho Ukraine cũng như các phi công của họ sử dụng chúng. Tới nay, có 14 nước tham gia vào liên minh do Mỹ, Đan Mạch và Hà Lan dẫn đầu.

Số lượng chính xác sẽ được chuyển giao vẫn chưa được xác định. Hà Lan và Đan Mạch sẽ cung cấp ít nhất 37 chiếc, trong khi Na Uy và Bỉ cũng cam kết sẽ cung cấp. Thời gian chuyển giao sẽ bắt đầu từ năm 2024 đến năm 2025, cũng như trường hợp dự kiến hoàn thành các chương trình đào tạo thí điểm.

Cấp tốc xây dựng nền móng

Có 3 chương trình riêng biệt dành cho phi công ở các cấp độ khác nhau. Đầu tháng này, người phát ngôn Không quân Ukraine – Đại tá Yuri Ihnat – cho biết 6 phi công đầu tiên đã lái những chiếc F-16 ở Đan Mạch và sẽ sẵn sàng chiến đấu vào mùa xuân. Một khóa đào tạo khác ở Arizona, Mỹ nơi các học viên dự kiến sẽ tốt nghiệp vào cuối năm nay. Nhóm ít kinh nghiệm nhất đang được đào tạo ở Anh, họ có thể chưa sẵn sàng cho đến năm 2025.

Đồng thời, đội ngũ thợ kỹ thuật mặt đất của Ukraine cũng đang học cách bảo dưỡng máy bay.

F-16 yêu cầu phải có cơ sở hạ tầng, hậu cần chuyên dụng. Ví dụ, chúng cần đường băng mượt mà hơn. Đây là một trong những thách thức lớn nhất, bởi Ukraine sẽ làm cách nào để thảm lại bề mặt các đường băng mà không thu hút sự chú ý của Nga.

Viktor Kevliuk, chuyên gia của Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, nói với Kyiv Independent: “Các sân bay phải được bảo vệ khỏi các cuộc không kích, điều đó có nghĩa là cần phải triển khai các hệ thống phòng không”.

Ông nói thêm: “Các đồng minh cũng nên cung cấp cho chúng tôi tên lửa không đối không để chiến đấu vì tên lửa của Liên Xô không phù hợp với máy bay này”. Những vũ khí cùng với tất cả nhiên liệu dự trữ phải được cất giữ ở nơi an toàn và được bảo vệ cẩn thận. “Đây là một quá trình khá dài.”

Các máy bay phản lực sẽ cần rất nhiều phụ tùng thay thế, tuy nhiên về vấn đề này chắc chắn Ukraine sẽ không phải lo lắng nhiều vì Mỹ đã cam kết cung cấp đầy đủ.

F-16 sẽ tác chiến thế nào khi được cấp cho Ukraine? - 2

Các máy bay tiêm kích F-16 Không quân Mỹ trình diễn màn “voi đi bộ” hoành tráng tại căn cứ sân bay Spangdahlem ở Đức ngày 1/10/2019 (Ảnh: US Airforce).

Thời gian giao hàng dự kiến

Lô máy bay đầu tiên có thể đến từ Hà Lan. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vào ngày 22/12/2023 cho biết, chính phủ của ông đã bắt đầu chuẩn bị 18 máy bay chiến đấu. Một ngày sau đó, một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hà Lan nói với NOS rằng số lượng có thể sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, không có thêm thông tin cập nhật kể từ đó.

Đan Mạch đã cam kết cung cấp 6 máy bay vào cuối năm 2023, nhưng ngày giao hàng được cho là đã bị lùi lại 6 tháng. Copenhagen cho biết họ sẽ cung cấp tổng cộng 19 chiếc F-16.

Các quan chức Đan Mạch và Hà Lan cho hay lịch giao hàng phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng và phi công của Ukraine, cùng nhiều yếu tố khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ đã hứa sẽ cung cấp một số máy bay vào năm 2025. Theo đài truyền hình NRK của Na Uy, Na Uy có kế hoạch gửi từ 5 đến 10 F-16, nhưng tổng số lượng cũng như lịch giao hàng đều chưa được ấn định.

Các chuyên gia nói với Kyiv Independent rằng, Ukraine có thể sẽ đưa ít nhất một số máy bay F-16 vào hoạt động vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè.

F-16 có xứng tầm “người thay đổi cuộc chơi”?

Các chuyên gia cho rằng F-16 sẽ mang lại cho Ukraine những khả năng quan trọng mà hiện tại nước này không có.

“Với một số kế hoạch cẩn thận… Tôi nghĩ có khả năng là ít nhất trong giai đoạn đầu, trước khi người Nga hiểu chuyện gì đang xảy ra, Ukraine có thể bắn hạ máy bay quân sự Nga bằng cách tung F-16 đến đúng nơi, đúng thời điểm”, Peter Layton, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu các quân chủng Thống nhất Hoàng gia và là cựu sĩ quan Không quân Hoàng gia Australia, cho biết.

Tên lửa không đối không AMRAAM có tầm bắn xa hơn vũ khí trang bị trên máy bay MiG-29 của Ukraine. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là một lợi thế chiến thuật trước khi người Nga thích nghi bằng cách kéo máy bay của họ lùi xa chiến tuyến, ông Layton nói.

Chuyên gia Kevliuk lưu ý rằng các máy bay chiến đấu của Ukraine và Nga ít tham gia không chiến trong năm qua vì cả hai bên đều đang cố gắng bảo toàn chúng.

Máy bay Nga chủ yếu tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Theo Kelly Grieco, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Stimson, F-16 có thể bảo vệ không phận Ukraine, giảm áp lực lên lực lượng phòng không trên mặt đất.

“Với việc Nga nhắm mục tiêu vào các thành phố của Ukraine, có một mối nguy hiểm thực sự là các tổ hợp phòng không của Ukraine có thể cạn kiệt tên lửa khi cố gắng đánh trả mọi loạt máy bay không người lái và tên lửa của Nga… Nếu điều đó xảy ra, Nga có thể mặc định giành được ưu thế trên không trước Ukraine, và họ sẽ có thể phát huy toàn bộ hỏa lực của lực lượng không quân trên chiến trường”, chuyên gia Grieco nói.

“Để tránh kết quả xấu, Ukraine cần phải chọn lọc hơn khi đánh trả các cuộc tấn công này của Nga, hoặc cần bổ sung thêm tên lửa để ngăn chặn các cuộc tấn công này. F-16 có tiềm năng hữu ích trong vai trò này”, chuyên gia trên cho biết thêm.

Theo ông Layton, để tấn công, F-16 cũng có thể tập kích các mục tiêu trên mặt đất, giúp Ukraine “mở đường” vào khu vực do Nga nắm giữ bằng cách thả bom có sức nổ mạnh, mặc dù điều này sẽ không kéo dài vì loại máy bay này không thể mang được trọng tải bom lớn.

Để tạo thuận lợi cho F-16 “ghi bàn”, bà cho rằng Ukraine cần phải ngăn chặn hoặc phá hủy các tổ hợp phòng không của Nga, như tên lửa S-400.

Chuyên gia Grieco nói: “Các phi công Ukraine lái F-16, được trang bị tên lửa chống bức xạ, sẽ phải mạo hiểm hoạt động trong tầm bắn của S-400 để dụ các kíp chiến đấu Nga phát xạ… Phạm vi tấn công của S-400 gần gấp 4 lần tầm bắn của tên lửa chống bức xạ AGM-88, khiến nó trở thành một nhiệm vụ vốn dĩ nguy hiểm và tổn thất về F-16 của Ukraine có thể sẽ nhanh chóng trở nên không thể chịu đựng được”.

Ngoài ra, tiêm kích Su-30SM, Su-35 và MiG-31 của Nga cũng là mối đe dọa đáng kể với F-16 của Ukraine.

Moscow được cho là đã sẵn sàng nghênh chiến với “người thay đổi cuộc chơi” F-16 khi không chỉ đánh phá các sân bay mà còn thử nghiệm chiến thuật mới, cho máy bay cảnh báo sớm chỉ huy trên không A-50 hoạt động tích cực để chỉ thị mục tiêu, dẫn đường cho tiêm kích và tên lửa phòng không đánh chặn các chiến đấu cơ Ukraine hoạt động ở cự ly rất xa.

F-16 sẽ tác chiến thế nào khi được cấp cho Ukraine? - 3

Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50 của Nga được tiêm kích MiG-31 hộ tống (Ảnh: Telegram).

Bình luận trên Newsweek, chuyên gia Frederik Mertens từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược Hague (Hà Lan) nhận định: “Theo tôi, việc Nga triển khai A-50 là sự chuẩn bị có chủ ý của Nga cho sự xuất hiện của F-16 sắp tới”.

Ông cho rằng, Nga dường như đang cố gắng tạo lợi thế tại cuộc chiến trên bầu trời bằng cách đẩy lực lượng không quân Ukraine lùi xa nhất có thể, “đồng thời gây ra sự tiêu hao nhiều nhất có thể trước sự xuất hiện của máy bay chiến đấu F-16”.

Theo ông, Nga dường như hy vọng có thể tấn công F-16 trên mặt đất và trên không ngay khi có thể nên họ đã điều động A-50 bay gần tiền tuyến hơn để tập dượt chuẩn bị.

Tháng 10 năm ngoái, Nga từng tuyên bố bắn rơi “24 máy bay Ukraine trong 5 ngày”. Ukraine tới nay chưa lên tiếng về con số này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo...

Nga chỉ trích các quốc gia NATO không chỉ thảo luận về khả năng cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công Moscow, mà còn đang cân nhắc xem có nên trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không.

Với thứ này, Nga mới là bên quyết định số phận “Rồng lửa” S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ đã không giấu diếm ý định làm thế nào để đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ "chuyển giao" cho mình hệ thống phòng không S-400 Triumf do Nga sản xuất. Đầu tháng này, có báo cáo rằng Washington đã đề nghị đặt "Rồng lửa"...

Ukraine và Nga bắn hạ nhiều UAV của nhau trong đêm

Cả Ukraine và Liên bang Nga đều thông báo bắn hạ nhiều thiết bị bay không người lái (UAV) của đối phương trong đêm. Theo hãng tin Reuters, ngày 15-9, lực lượng không quân Ukraine cho biết các đơn vị phòng không đã phá hủy 10 trong số 14 thiết bị bay không người lái mà Nga phóng vào đêm qua nhằm vào lãnh thổ của mình. Ngoài ra, Nga...

Tư lệnh Không quân Ukraine bị cách chức sau vụ tiêm kích F-16 rơi

Việc sa thải được công bố chỉ một ngày sau khi quân đội Ukraine báo cáo rằng một máy bay chiến đấu hiện đại F-16 được phương Tây viện trợ cho Ukraine đã bị rơi và phi công đã tử nạn, khi đang chống lại một cuộc không kích lớn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám đốc Công an Sơn La Nguyễn Ngọc Vân làm Tư lệnh Cảnh sát cơ động

(Dân trí) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La, được điều động giữ chức vụ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Bộ Công an, từ ngày 6/11. Sáng 2/11 tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, chủ trì Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Tại buổi lễ, Thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó Cục trưởng Cục...

Đề nghị truy tố cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng

(Dân trí) - Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng 9 người khác bị đề nghị truy tố trong vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương,...

Những ngày nước rút trong cuộc đua kịch tính vào Nhà Trắng

(Dân trí) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến 5/11, ngày cử tri Mỹ đi bỏ phiếu chọn ra nhà lãnh đạo mới để dẫn dắt nước Mỹ trong 4 năm tới vượt qua "giông tố" trên khắp 5 châu và đầy chia rẽ ở trong lòng nước Mỹ. Trước khi kết thúc chiến dịch tranh cử, cả hai đối thủ "kẻ tám lạng, người nửa cân" là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump...

Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử Mỹ

(Dân trí) - Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay, ông Donald Trump có thể là tổng thống đầu tiên của Mỹ trong vòng 132 năm qua phục vụ 2 nhiệm kỳ không liên tiếp. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Theo phân tích của Newsweek, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể làm nên lịch sử với tư cách là tổng thống thứ hai của Mỹ phục vụ các nhiệm kỳ không liên tiếp nếu ông...

Ông Nghiêm Xuân Thành làm Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

(Dân trí) - Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 2/11, tại Khánh Hòa, ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chủ trì hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức vụ Bí...

Bài đọc nhiều

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Ghế Thủ tướng Nhật Bản của ông Ishiba lung lay, lãnh đạo đảng đối lập tìm thế “cướp cờ”

Ngày 30/10, lãnh đạo đảng Dân chủ lập hiến Nhật Bản (CDPJ) Noda Yoshihiko đã tăng cường nỗ lực tập hợp sự ủng hộ từ các đảng đối lập để quốc hội chọn ông làm thủ tướng tiếp theo.

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Cùng chuyên mục

Bang Washington triển khai vệ binh quốc gia ứng phó nguy cơ bạo lực liên quan bầu cử

Thống đốc bang Washington Jay Inslee cho hay ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia túc trực giữa lúc có lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực liên quan cuộc bầu cử Mỹ năm...

Chơi chiêu “chẳng có gì ngoài tiền” để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, “đại gia” Elon Musk thách thức tòa...

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.

Ai sẽ là Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ?

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com Liên hệ quảng cáo: truyenthongtgvn@gmail.com © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không được...

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Quá khứ vẫn chưa ngủ yên

Giống như Ba Lan, Hy Lạp cũng tiếp tục thời sự hóa trở lại đòi hỏi nhà nước Đức hiện tại bồi thường vật chất cho hành vi của Đức quốc xã trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với hai nước này. ...

Mới nhất

Tạo sức lan tỏa tình đoàn kết Việt Nam

Chiều 1/11 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Lào lần thứ 2. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. ...

Chào mừng đến với câu lạc bộ ‘bỏ phố về quê lập nghiệp’

Trước áp lực cuộc sống và gánh nặng nhà cửa, nuôi dạy con cái, không ít người trẻ lựa chọn rời bỏ các đô thị lớn để trở về quê hương lập nghiệp. ...

Bản đầu tiên tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở bản Hưng không chỉ là dịp ôn lại truyền thống đại đoàn kết của dân tộc mà còn góp phần gắn kết đồng bào ở khu dân cư cùng chung tay xây dựng bản làng đổi mới. ...

70% sinh viên đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có IELTS từ 5.5 trở lên

Doanh nghiệp và các chuyên gia quốc tế cho rằng nhà trường cần chú trọng nâng cao chuẩn đầu vào/ đầu ra ngoại ngữ. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên. Ngày 2/11, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội nghị công...

Bộ Y tế cảnh báo viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus chứa chất cấm

Theo Cục An toàn thực phẩm, để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, đơn vị cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua,...

Mới nhất