Cụ thể, “chúa chổm” Evergrande phải đối mặt với thời hạn chót vào đầu tuần tới để đưa ra đề xuất tái cơ cấu nợ cụ thể cho các chủ nợ nước ngoài.
Tuy nhiên, theo Reuters, các chủ nợ khó có thể chấp nhận đề xuất mới của Evergrande bởi triển vọng phục hồi lĩnh vực bất động sản thấp cũng như mối lo ngại lớn về tương lai của thị trường.
Nếu lệnh thanh lý được ban hành, đơn vị thanh lý sẽ được tòa án chỉ định để nắm quyền kiểm soát và chuẩn bị bán tài sản của chủ đầu tư để trả nợ. Bên thanh lý tài sản có thể đề xuất phương án tái cơ cấu nợ mới với các trái chủ nếu công ty có đủ tài sản.
Theo các chuyên gia về tái cơ cấu nợ, quá trình này có thể gặp nhiều thách thức lớn.
Thời điểm hiện tại, không rõ liệu cổ phiếu Evergrande có nguy cơ bị đình chỉ giao dịch sau khi có lệnh thanh lý hay không. Tuy nhiên, Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong yêu cầu các công ty phải chứng minh được cơ cấu kinh doanh và giá trị tài sản đảm bảo đủ để được niêm yết giao dịch.
Trước đó, China Oceanwide Holdings đã đình chỉ cổ phiếu công ty vào tháng 9, ngay sau khi Tòa án Bermuda (Anh) ban hành lệnh thanh lý.
Việc giải thể nhà phát triển bất động sản trị giá 240 tỷ USD sẽ gây ra làn sóng chấn động trên thị trường. Với quy mô khổng lồ của các dự án và khoản nợ của Evergrande, quá trình này sẽ tác động mạnh đến thị trường.
Hiện tại, thúc đẩy hoàn thành các dự án còn đang dang dở sẽ là ưu tiên hàng đầu của công ty và ngành địa ốc Trung Quốc. Mặc dù, việc thanh lý “gã khổng lồ” bất động sản có thể khiến người mua nhà lo lắng về sự phát triển của các nhà phát triển tư nhân.