Trang chủNewsThế giớiEU tung đòn trừng phạt mới vào Nga đúng dịp 2 năm...

EU tung đòn trừng phạt mới vào Nga đúng dịp 2 năm xung đột ở Ukraine


Các thành viên Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua gói trừng phạt thứ 13 nhắm vào Moscow nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine.

“Các Đại sứ EU vừa đồng ý về nguyên tắc về gói trừng phạt thứ 13 trong khuôn khổ hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine”, Bỉ, quốc gia đang giữ vị trí Chủ tịch luân phiên EU, cho biết hôm 21/2, và gọi đây là “một trong những biện pháp được EU chấp thuận rộng rãi nhất”.

Các biện pháp mới nhất được đưa ra sau khi ngành công nghiệp vũ khí Nga được cho là có khả năng tiếp cận các bộ phận để sản xuất máy bay không người lái dùng cho mục đích quân sự, các nhà ngoại giao nói với Hãng thông tấn Đức DPA.

Gói trừng phạt mới nhất sẽ được khối 27 quốc gia chính thức phê chuẩn vào ngày 24/2, đúng kỷ niệm 2 năm ngày Quân đội Nga bắt đầu tiến vào Ukraine.

Cũ mà mới

Gói trừng phạt thứ 13 của EU cũng giống các gói trước đó ở chỗ nhằm hạn chế khả năng kiếm tiền của Nga để tài trợ cho cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng gói mới nhất này lần đầu tiên nhắm vào các công ty ở Trung Quốc đại lục bị nghi ngờ “tiếp tay” cho Nga “né” hạn chế để tiếp cận “hàng cấm”.

Các biện pháp tập trung chủ yếu vào việc chống gian lận và nhắm vào các công ty trên khắp thế giới bị cáo buộc cung cấp cho Nga công nghệ tiên tiến và hàng hóa quân sự được sản xuất tại EU, đặc biệt là các linh kiện máy bay không người lái.

Các công ty từ Thổ Nhĩ Kỳ và Triều Tiên, cùng các quốc gia khác, cũng bị nhắm mục tiêu. Gần 200 cá nhân và tổ chức, chủ yếu đến từ Nga, đã được thêm vào danh sách đen, hiện chứa hơn 2.000 cái tên.

Tuy nhiên, gói này không bao gồm bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào được cho là có liên quan đến cái chết của nhân vật đối lập Alexei Navalny. Những hạn chế chặt chẽ hơn đối với nhôm Nga cũng không được đưa vào vì chủ đề này vẫn còn gây chia rẽ.

Thông tin chi tiết chính xác về các biện pháp trừng phạt mới nhất sẽ có sau khi nội dung gói trừng phạt mới nhất được công bố trên tạp chí chính thức của EU, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

Thế giới - EU tung đòn trừng phạt mới vào Nga đúng dịp 2 năm xung đột ở Ukraine

Gói trừng phạt thứ 13 của EU nhắm vào Nga sẽ được luật hóa vào ngày 24/2/2024, nhân kỷ niệm 2 năm xung đột ở Ukraine, theo Bỉ – quốc gia thành viên đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU. Ảnh: The Gaze

“Tôi hoan nghênh thỏa thuận về gói trừng phạt thứ 13 của chúng ta chống lại Nga. Chúng ta phải tiếp tục làm suy yếu cỗ máy chiến tranh của ông Putin”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen viết trên mạng xã hội.

EU trước đây đã cố gắng trừng phạt một số công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, nhưng những lời phàn nàn từ các quan chức Bắc Kinh và sự dè dặt từ một số quốc gia thành viên đã ngăn cản động thái này. Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa Nga và Trung Quốc cuối cùng đã thúc đẩy các nhà ngoại giao ở Brussels lần thứ hai đưa ý tưởng này ra bàn đàm phán.

Theo số liệu hải quan của Chính phủ Trung Quốc, thương mại Nga-Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục hơn 240 tỷ USD (213 tỷ Euro) vào năm 2023. Con số này đã vượt xa mục tiêu 200 tỷ USD mà Moscow và Bắc Kinh đặt ra.

Đối với Trung Quốc, việc cuối cùng 3 công ty của nước này bị trừng phạt đánh dấu sự kết thúc của một nỗ lực lâu dài nhằm ngăn chặn các công ty của họ bị đưa vào danh sách đen vì cuộc chiến ở Ukraine.

Gói trừng phạt mới của EU, gói thứ 13 kể từ tháng 2/2022, cũng nhắm vào các cơ sở do Nga điều hành bị cáo buộc liên quan tới trẻ em bị bắt cóc từ Ukraine. Các cáo buộc đưa trái phép trẻ em khỏi Ukraine đã dẫn đến việc Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Putin hồi tháng 3 năm ngoái.

Moscow đã bác bỏ lệnh bắt giữ ông Putin của ICC là vô hiệu, và cho biết họ không công nhận quyền tài phán của tòa án này vì Nga không phải là một bên của Quy chế Rome thành lập ICC.

Cột mốc 2 năm

Việc phê duyệt gói trừng phạt mới nhất được cố tình ấn định trùng với dấu mốc kỷ niệm 2 năm ngày bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine (24/2/2022 – 24/2/2024).

Quá trình này đã bị chậm lại vì Hungary đã cố gắng ngăn chặn bất kỳ hạn chế nào liên quan đến Rosatom, công ty độc quyền về hạt nhân của Nga. Rosatom là nhà thầu chính trong việc mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks, nơi cung cấp hơn 50% điện năng của Hungary.

Bất chấp trục trặc nhỏ, gói trừng phạt cuối cùng đã được thông qua vào ngày 21/2, 3 ngày trước dấu mốc mang tính biểu tượng đánh dấu 2 năm ngày Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Năm ngoái, EU gần như đã bỏ lỡ cột mốc quan trọng này.

Một thủ tục bằng văn bản chính thức sẽ biến thỏa thuận về gói trừng phạt thứ 13 thành luật vào ngày 24/2, theo Bỉ – quốc gia thành viên đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU.

Thế giới - EU tung đòn trừng phạt mới vào Nga đúng dịp 2 năm xung đột ở Ukraine (Hình 2).

Một chiếc ô tô bị phá hủy sau cuộc tấn công quân sự ở vùng Donetsk, ngày 21/2/2024. Ảnh: Getty Images

Gói mới nhất gần như hoàn toàn tập trung vào việc trấn áp hành vi trốn tránh lệnh trừng phạt, một hiện tượng phổ biến được so sánh với trò “Đập chuột” (Whac-A-Mole): ngay khi một lỗ hổng được bịt lại, một lỗ hổng khác sẽ xuất hiện.

Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Uzbekistan, Serbia và Armenia đã nằm trong tầm ngắm của EU trong nhiều tháng, với việc Đặc phái viên EU về thực thi các lệnh trừng phạt David O’Sullivan đi từ nước này sang nước khác nhằm thuyết phục chính phủ các nước này hành động nhiều hơn.

“Tôi nghĩ chúng ta phải thực tế”, ông O’Sullivan nói với Euronews hồi tháng 12 năm ngoái. “Sẽ luôn có một mức độ gian lận nhất định. Sẽ vẫn có những bên có thể tiếp tục kiếm được tiền”.

Năm ngoái, EU đã giới thiệu một công cụ chống lẩn tránh trừng phạt, cho phép khối này hạn chế một số luồng thương mại nhất định với toàn bộ các quốc gia, thay vì với các công ty cụ thể.

Công cụ này được coi là biện pháp cuối cùng, nhưng việc kích hoạt nó phụ thuộc vào sự đồng thuận nhất trí của các quốc gia thành viên. Trong khi đó, có vẻ “sự đồng thuận nhất trí” là một cái gì đó ngày càng khó đạt được.

Một nhà ngoại giao giấu tên cho biết đã “khá rõ ràng” rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga không hiệu quả như EU đã hy vọng ban đầu vì xã hội Nga vẫn đang đạt được “những gì họ muốn”.

Dự báo gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng triển vọng của nền kinh tế Nga lên do chi tiêu quân sự cao và tiêu dùng mạnh.

Minh Đức (Theo Euronews, Al Jazeera, Politico EU)





Nguồn

Cùng chủ đề

Sau 14 gói trừng phạt, EU tiếp tục tìm cách gây khó cho Nga trong khuôn khổ cơ chế mới

Ngày 11/10, phát ngôn viên cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho hay, trong cuộc họp dự kiến vào ngày 14/10 tới ở Luxembourg, Ngoại trưởng các nước thành viên EU sẽ thảo luận về các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.

Hạ nghị sĩ Mỹ nói điều gây sốc liên quan đến lệnh trừng phạt Nga, một lĩnh vực “chịu đòn” nặng nhất

Ngày 18/9, trong một phiên điều trần, Hạ nghị sĩ Mỹ Darell Issa cho rằng, nước này đã không áp đặt được bất kỳ biện pháp trừng phạt hiệu quả nào đối với Nga trong hơn 3 năm qua.

EU có động thái mới với Nga, khẳng định không khoan nhượng; lệnh trừng phạt Moscow của Mỹ sẽ kéo dài mãi mãi?

Liên minh châu Âu (EU) đang tăng cường các biện pháp để ngăn chặn Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

EU nới dài thời gian trừng phạt Nga; Thụy Sỹ nêu ưu tiên của chính phủ, công bố phát hiện mới

Tại cuộc họp ngày 17/7, Ủy ban Đại diện thường trực Chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua việc gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, vốn được áp đặt từ năm 2014 và được gia hạn nhiều lần sau đó.

EU quyết trừng phạt thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Nga này vì lo ngại các hành động “lách luật”

Tuyên bố của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cho biết, Hội đồng đã chính thức thông qua các biện pháp hạn chế nhắm vào nền kinh tế Belarus vào ngày 29/6, với lý do chế độ này có liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào Ukraine.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel ra cảnh báo mới với Iran

Tổng tham mưu trưởng Herzi Halevi của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), quân đội của nước này, ngày 29.10 cảnh báo Iran không nên tấn công lại sau khi Israel không kích các mục tiêu quân sự ở Iran hôm 26.10. ...

Gác căng thẳng ngoại giao, Tây Ban Nha-Argentina lại “cơm lành canh ngọt”

Tây Ban Nha đã bổ nhiệm Đại sứ nước này tại Argentina sau 5 tháng Madrid rút Đại sứ khỏi Buenos Aires vì những căng thẳng liên quan bình luận của Tổng thống quốc gia Nam Mỹ với phu nhân Thủ tướng đất nước châu Âu.

Diễn tập hạt nhân chiến lược, Nga tuyên bố “kim bài” bảo đảm chủ quyền, nhắc nhở phương Tây chớ “manh động”

Ngày 29/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, quân đội nước này tiến hành cuộc diễn tập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược.

Hộp xà phòng Boeing cấp cho Không quân Mỹ đội giá gần 8.000%

Trang Newsweek ngày 31.10 đưa tin báo cáo kiểm toán của Lầu Năm Góc chỉ ra Boeing đã tính giá quá cao với nhiều thiết bị cấp cho máy bay vận tải C-17. ...

Cùng chuyên mục

Đặc nhiệm Israel đột kích miền bắc Li Băng, bắt thuyền trưởng tàu dân sự?

Bộ trưởng Li Băng ngày 2.11 xác nhận một công dân nước này là thuyền trưởng tàu dân sự đã bị lực lượng đặc nhiệm Israel bắt giữ khi đột kích miền bắc Li Băng. ...

Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách "Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế. Cơ hội, thách thức và hàm ý cho Việt Nam' do TS. Vũ Lê Thái Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) làm chủ biên vừa phát hành đã 'cháy hàng', không chỉ từ sự hấp dẫn ở tên gọi mà còn bởi tính công phu, tâm huyết của một công trình nghiên cứu. Cùng ngồi lại với chủ biên cuốn sách để hiểu thêm về những trăn trở của nhóm tác giả và quyết tâm khai phá 'vùng đất mới' trong nghiên cứu quan hệ quốc tế.

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.

Bang Washington triển khai vệ binh quốc gia ứng phó nguy cơ bạo lực liên quan bầu cử

Thống đốc bang Washington Jay Inslee cho hay ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia túc trực giữa lúc có lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực liên quan cuộc bầu cử Mỹ năm...

Mới nhất

Lợi ích bất ngờ của tập thể dục với người uống rượu bia

Cảm giác nhức đầu, buồn nôn, đắng miệng rất thường xảy ra sau khi uống rượu bia, đặc biệt là uống nhiều. Một...

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Dự kiến, các khu nhà ở xã hội tại tỉnh Quảng Trị được xây dựng tại các dự án ở khu vực thành phố Đông Hà với tổng diện tích 302,45 ha. Dự kiến, các khu nhà ở xã hội tại tỉnh Quảng Trị được xây dựng tại các dự án ở khu vực thành phố Đông Hà với tổng...

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh và lưu ý khi dùng

Nước muối sinh lý có nhiều công dụng với trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Đó là lý do bạn cần tìm...

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Chiều 2/11, tại tỉnh Hà Nam, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Nam và các tỉnh, thành đoàn phía bắc tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 19 tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc gồm...

Một trung tâm tiêm chủng lại kịp thời cứu sống người đàn ông nhồi máu cơ tim

Sáng 30/10/2024, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10...

Mới nhất