Trang chủNewsThế giớiEU tính sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga bất...

EU tính sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga bất chấp bị “mang tiếng”


Trong số khoảng 300 tỷ USD (276 tỷ Euro) dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) bị đóng băng bởi các nước tham gia các lệnh trừng phạt kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, phần lớn – hơn 218 tỷ USD (200 tỷ Euro) – nằm ở Liên minh châu Âu (EU). Khi chứng khoán Nga đáo hạn và được các trung gian tài chính tái đầu tư, chúng sẽ tạo ra lợi nhuận.

Hiện EU đang xúc tiến đề xuất đánh thuế lợi nhuận từ khối tài sản 200 tỷ Euro bị đóng băng đó để hỗ trợ tái thiết Ukraine bất chấp những lo ngại từ một số quốc gia thành viên và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Vấn đề gây chia rẽ

Ủy ban châu Âu (EC) – cơ quan điều hành EU – dự kiến công bố đề xuất lập pháp của mình vào ngày 12/12 tới, trong đó bao gồm điều khoản về thuế bạo lợi đối với lợi nhuận do tài sản bị phong tỏa tạo ra.

Dự thảo kế hoạch sẽ làm rõ rằng một số vấn đề mà các quốc gia thành viên nêu ra vẫn cần được giải quyết và đề xuất của EU sẽ không can thiệp vào thuế quốc gia hoặc các biện pháp khác.

Nhưng vấn đề này đã gây chia rẽ liên minh 27 quốc gia. Các nước vùng Baltic (gồm Litva, Latvia và Estonia), Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Ba Lan đều lên tiếng ủng hộ ý tưởng này. Trong khi đó, Bỉ, Đức, Pháp, Italy và Luxembourg là những nước bày tỏ sự thận trọng trong việc đẩy nhanh quy trình lập pháp và kêu gọi cách tiếp cận dần dần hơn.

Thế giới - EU tính sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga bất chấp bị “mang tiếng”

Quang cảnh hoang tàn theo sau các đợt pháo kích vào Sloviansk, vùng Donetsk, ngày 14/4/2023, trong bối cảnh xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Ảnh: CNN

Cụ thể, Đại sứ EU của các nước thận trọng nói với các đồng nghiệp khác của mình vào tuần trước rằng EC nên bắt đầu bằng một tài liệu không chính thức hơn để tiếp tục thu hẹp khác biệt về cách sử dụng khoản lợi nhuận trên, bởi vì họ cho rằng còn quá sớm để đưa ra đề xuất pháp lý, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết.

Tuy nhiên, EC cho biết các nhà lãnh đạo EU đã yêu cầu họ đẩy nhanh công việc với một đề xuất. Cuộc họp giữa chuyên gia của các quốc gia thành viên và EC vào ngày 6/12 sẽ là thời điểm quan trọng để xác định xem liệu sự khác biệt đã được thu hẹp đủ hay chưa, nguồn tin của Bloomberg cho biết thêm.

Và nếu EC thông qua dự thảo kế hoạch vào ngày 12/12, các nhà lãnh đạo EU có thể xem xét nó khi họ gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Brussels diễn ra chỉ vài ngày sau đó.

Thiệt hại về mặt danh tiếng

EU đã tranh luận trong nhiều tháng về việc đẩy nhanh phương án áp dụng thuế bạo lợi đối với lợi nhuận do tài sản bị phong tỏa tạo ra và sử dụng số tiền thu được để tái thiết Ukraine.

Theo dữ liệu được công bố vào tháng trước, khối tài sản 200 tỷ Euro của Nga bị trừng phạt, phần lớn nằm ở cơ quan thanh toán bù trừ Euroclear có trụ sở tại Bỉ, đã tạo ra lợi nhuận gần 3 tỷ Euro kể từ thời điểm chúng bị đóng băng cho đến quý III/2023. Con số đó dự kiến sẽ tiếp tục tăng.

Bỉ cho biết họ sẽ đầu tư 1,7 tỷ Euro vào năm tới để hỗ trợ Ukraine bằng cách thu thuế nội địa từ các tài sản bị đóng băng ở Nga.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Luis de Guindos cảnh báo động thái như vậy có nguy cơ gây tổn hại danh tiếng của EU.

Thế giới - EU tính sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga bất chấp bị “mang tiếng” (Hình 2).

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (phải), Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại một cuộc họp hồi tháng 2/2023. Ảnh: Times of Malta

“Quan điểm của chúng tôi về việc sử dụng cổ tức và tiền lãi từ tài sản bị phong tỏa là rõ ràng”, ông De Guindos nói với nhật báo tiếng Flemish De Standaard và nhật báo tiếng Pháp La Libre Belgique xuất bản ở Bỉ, theo một bản ghi được công bố trên trang web của ECB hồi cuối tháng 11.

“Đầu tiên, đây phải là một quyết định toàn cầu, lý tưởng nhất là có sự tham gia của tất cả các thành viên G7”, ông nói. “Ngoài ra, chúng ta phải cẩn thận vì điều này có thể dẫn đến thiệt hại về mặt danh tiếng”.

Vị quan chức cấp cao của ECB giải thích rằng EU phải nhìn xa hơn cuộc xung đột này, vì động thái sử dụng tài sản đóng băng của Nga có thể có những tác động đối với đồng Euro như một loại tiền tệ an toàn.

“Đồng Euro là đồng tiền quan trọng thứ hai trên thế giới và chúng ta phải xem xét danh tiếng lâu dài của nó”, ông nói. “Tôi nghĩ có nhiều cách khác để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine”.

Phản ứng tương xứng từ Nga

Về phía Nga, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hồi cuối tháng 10 công bố ý định của EC về sử dụng một phần lợi nhuận thu được từ tài sản nhà nước bị đóng băng của Nga để giúp Ukraine.

Theo đó, nghị sĩ hàng đầu của Nga cho biết Moscow sẽ tịch thu tài sản của các quốc gia EU “không thân thiện” để trả đũa.

“Một quyết định như vậy sẽ đòi hỏi một phản ứng tương xứng từ Liên bang Nga. Trong trường hợp đó, nhiều tài sản thuộc về các quốc gia không thân thiện sẽ bị tịch thu hơn số tiền bị đóng băng của chúng tôi ở châu Âu”, ông Volodin nói.

Thế giới - EU tính sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga bất chấp bị “mang tiếng” (Hình 3).

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã đóng băng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ảnh: Getty Images

Trong một diễn biến khác, hôm 1/12, Ban thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế (SECO) của Thụy Sĩ cho biết quốc gia vùng Alps đã đóng băng khoảng 7,7 tỷ Franc Thụy Sĩ (8,13 tỷ Euro hoặc 8,81 tỷ USD) tài sản thuộc sở hữu của người Nga trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt được thiết kế nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Con số ước tính tạm thời này tăng nhẹ so với mức 7,5 tỷ Franc mà Chính phủ Thụy Sĩ cho biết họ đã phong tỏa vào năm ngoái. Con số chính xác hơn dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối quý II/2024 khi các ngân hàng Thụy Sĩ báo cáo Chính phủ.

Sự gia tăng tài sản bị phong tỏa là do có thêm 300 người và 100 công ty, tổ chức được thêm vào danh sách trừng phạt trong 12 tháng qua. Nó cũng bao gồm lợi nhuận ước tính từ tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu, cũng như tài sản và xe hơi sang trọng bị vướng trừng phạt.

Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng đã đóng băng 7,4 tỷ Franc tài sản ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR).

SECO từ chối bình luận về việc cá nhân nào đã bị phong tỏa tài sản. Tuy nhiên, tài sản bị phong tỏa chỉ là một phần nhỏ trong tổng tài sản mà người Nga nắm giữ ở Thụy Sĩ, trong đó các ngân hàng nước này nắm giữ 150 tỷ Franc, theo ước tính của Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ – quốc gia trung lập ở vùng núi Alps, không phải thành viên EU – đang tham gia thảo luận nhưng chưa quyết định có ủng hộ đề xuất của EC về sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga để giúp tái thiết quốc gia Đông Âu hay không.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Politico EU, Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

“Bà đầm thép” nêu cách Nga đối phó với những thách thức

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) nói với các doanh nghiệp rằng họ nên sử dụng “các giải pháp đa lựa chọn” bao gồm tiền điện tử và các tài sản kỹ thuật số khác để tạo điều kiện thanh toán với các đối tác nước ngoài nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow theo sau xung đột Nga-Ukraine, EurActiv đưa tin hôm 4/7. Theo cổng thông tin này, hoạt động...

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hôm 26/4 đã giữ nguyên lãi suất sau cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng không nên cắt giảm chi phí vay quá sớm. Trong cuộc họp thứ 3 liên tiếp, các nhà hoạch định chính sách ở Nga đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 16%, phù hợp với dự báo nhất trí của các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát. CBR duy trì lãi suất ở...

Không như phương Tây kỳ vọng, Nga đang trên đà lấy lại phong độ

Kể từ khi Điện Kremlin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái, Mỹ và châu Âu đã áp đặt vô số các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế Nga. Đã 21 tháng kể từ đó, và các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Nga, từ ngân hàng đến sản xuất ô tô và hàng không, chẳng những đã thích ứng với “thực...

Mục đích của Nga khi thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã bắt đầu thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số (digital ruble) trong thế giới thực với người tiêu dùng từ ngày 15/8. Giai đoạn thử nghiệm diễn ra khi giá trị đồng rúp ở mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 3/2022 – tức vài tuần sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Mục tiêu rõ ràng Mặc dù ý tưởng tạo ra đồng rúp kỹ...

Không ngoài dự đoán, Nga mạnh tay nâng lãi suất để củng cố đồng rúp

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hôm 15/8 đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 350 điểm cơ bản lên 12%, một động thái khẩn cấp được thiết kế để chống lạm phát và củng cố đồng rúp (RUB) sau khi giá trị đồng tiền của Nga chạm mức thấp nhất kể từ khi chiến sự bùng phát ở Ukraine. Cuộc họp bất thường của CBR diễn ra một ngày sau khi đồng rúp trượt giá mạnh, vượt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Cùng chuyên mục

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Mới nhất

Tháo gỡ vướng mắc về việc xử lý vật chứng, tài sản trong các vụ án tham nhũng

Theo Tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy có nhiều vướng mắc  trong việc xử lý vật chứng, tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, Quốc hội thảo luận tại...

Chuyến công tác của Thủ tướng: Đổi mới để bứt phá, đoàn kết để có thêm sức mạnh

Việc Thủ tướng phát biểu tại các hội nghị, đã chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc...

Giới chức Lầu Năm Góc bàn cách ứng phó nếu ông Trump ban hành các lệnh gây tranh cãi

Các quan chức Lầu Năm Góc đang tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức về cách Bộ Quốc phòng sẽ phản ứng nếu Tổng thống nhiệm kỳ tới Donald Trump ra lệnh triển khai quân đội thường trực trong nước và sa thải một lượng lớn nhân viên của bộ này. Ông Trump đã ám chỉ rằng ông...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một...

Động đất tại Phú Thọ, nhiều nơi ở Hà Nội cảm nhận rung lắc

Một trận động đất mạnh 3,3 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) khiến nhiều người ở tại Hà Nội cảm nhận được rung lắc. Chiều 9/11, đại diện Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào hồi 16h18 tại vị trí khu vực Thanh Thủy (Phú Thọ) đã xảy ra một...

Mới nhất