Trang chủChính trịNgoại giaoEU quyết tâm bịt "lỗ hổng", tước thêm nguồn thu của Nga;...

EU quyết tâm bịt “lỗ hổng”, tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể “xoay mình” sang châu Á

Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua vòng trừng phạt mới đối với Nga, lần đầu tiên nhắm vào ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) béo bở của nước này.

EU quyết tâm bịt các 'lỗ hổng', tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể 'xoay mình' sang châu Á
Cảng Zeebrugge (Bỉ) là một trong các cảng của EU nhận nhiều khí LNG nhất từ Nga trong năm 2023. (Nguồn: Financial Times)

Gói trừng phạt lần này là gói thứ 14 kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, EU nhắm vào lĩnh vực khí đốt của Moscow.

Ngày 20/6, sau khi EU thông qua gói trừng phạt mới, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết, gói trừng phạt sẽ “tước đi thêm nguồn thu từ năng lượng của Nga”.

Bỉ – quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của EU – cũng mô tả các lệnh trừng phạt này là “mạnh mẽ và đáng kể”. Gói này cung cấp các biện pháp mục tiêu mới và tối đa hóa tác động của các lệnh trừng phạt hiện hành bằng cách đóng các “lỗ hổng” trừng phạt.

Gói trừng phạt thứ 14 của EU nhằm vào Nga sẽ cấm các nhà xuất khẩu khí đốt của Moscow sử dụng các cảng của khối 27 thành vuên để chuyển LNG giữa các tàu chở dầu lớn và các tàu nhỏ hơn dành cho các nước thứ ba. Không có lệnh cấm hoàn toàn đối với các quốc gia EU mua nhiên liệu.

Gói cũng bao gồm biện pháp hạn chế Nga sử dụng đội tàu “bóng tối” – chuyên vận chuyển dầu Moscow đến khắp nơi trên thế giới, giúp đất nước này lách trừng phạt.

Các cảng châu Âu có ý nghĩa quan trọng đối với Nga vì châu lục này là tuyến đường quan trọng để xuất khẩu LNG từ các cảng Bắc Cực đóng băng đến các thị trường châu Á vào những tháng mùa Đông.

Cảng Zeebrugge của Bỉ và cảng Montoir của Pháp là những trung tâm tái xuất đặc biệt quan trọng sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhìn chung, 47 thực thể và 69 cá nhân mới đã được thêm vào danh sách trừng phạt của EU – nâng tổng số lên 2.200. Gói này sẽ được chính thức thông qua khi các bộ trưởng ngoại giao EU họp vào hôm nay (24/6), giờ địa phương.

Giới chuyên gia nhận thấy, việc kiểm soát LNG không thể thực hiện được lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn như khối trước đây đã thực hiện với than và dầu qua đường biển – hai trong số những nguồn thu lớn nhất của Moscow.

Thay vào đó, EU vẫn sẽ được phép mua LNG của Nga nhưng bị cấm tái xuất khẩu sang các nước khác, một hành vi được gọi là “chuyển tải”.

EU quyết tâm bịt các 'lỗ hổng', tước thêm nguồn thu của Nga; Moscow có thể 'xoay mình' sang châu Á
Chuyên gia nhận thấy, việc EU áp đặt các hạn chế đối với LNG của Nga khó có thể tác động đáng kể đến ngân sách nước này.(Nguồn: Vestnikkavkaz)

Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) – một tổ chức độc lập theo dõi nhiên liệu hóa thạch của Nga – ước tính, vào năm 2023, khối này đã trả 8,3 tỷ Euro cho 20 tỷ m3 LNG của Nga, chiếm 5% tổng sản lượng tiêu thụ khí đốt.

Trong đó, Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha là những điểm nhập khẩu chính của LNG của Nga.

CREA thông tin, khoảng 22% trong số nguồn cung cấp này 4,4 tỷ m3 đã được trung chuyển trên toàn cầu, với 1,6 tỷ m3 được gửi đến các quốc gia thành viên khác. Phần còn lại đến Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các khách hàng khác.

Nhà phân tích Igor Yushkov tại Quỹ An ninh Năng lượng quốc gia (Đại học Tài chính của Nga) đánh giá, việc áp đặt các hạn chế đối với LNG của Moscow khó có thể tác động đáng kể đến ngân sách nước này.

Đất nước của Tổng thống Putin có thể chọn cắt giảm hoạt động kinh doanh LNG ở châu Âu và tập trung vào thị trường châu Á bằng cách đi theo tuyến đường phía Bắc xuyên qua Bắc Cực. Mặc dù điều này làm tăng chi phí nhưng lại ít làm Moscow “đau đầu”.

Ông Yushkov khẳng định: “Trừng phạt nhắm vào LNG Nga sẽ không làm giảm nguồn thu ngân sách và có thể kích thích việc định hướng lại dòng chảy thương mại LNG sang các khu vực khác như Thổ Nhĩ Kỳ – nơi có thể trở thành trung tâm tái xuất khẩu khí đốt mới sang châu Âu”.

Về phía Nga, hồi tháng 4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt của EU đối với LNG của Nga thể hiện sự cạnh tranh bất hợp pháp, không công bằng và Moscow sẽ tìm cách vượt qua những trở ngại đó.

“Việc đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng sẽ giúp mang lại lợi nhuận cho Mỹ và một số quốc gia khác, đồng thời chính các ngành công nghiệp và người tiêu dùng tại châu Âu sẽ phải chịu tổn hại từ lệnh cấm này”, người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh.





Nguồn: https://baoquocte.vn/eu-quyet-tam-bit-lo-hong-tuoc-them-nguon-thu-cua-nga-moscow-co-the-xoay-minh-sang-chau-a-276101.html

Cùng chủ đề

Hungary bất ngờ nhượng bộ, có bước tiến mới, vì điều gì?

Ngày 22/6, chính phủ Hungary đã chấp thuận gói trừng phạt thứ 14 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Moscow, trong đó đưa ra những quy định hạn chế đối với hoạt động cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.

Kinh tế Nga thời Tổng thống Putin: Tăng trưởng kinh ngạc, dầu khí bội thu

Hồi phục đáng kinh ngạc Không đổ vỡ như nhiều cảnh báo hồi đầu năm 2022, nền kinh tế Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin được đánh giá tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh phải chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Nga tăng trưởng vượt trội so với kỳ vọng trong năm 2023 với 3,6%. Tổ chức này dự báo GDP của nước Nga dự...

Hàng chục quốc gia đang tìm cách gia nhập BRICS

Ngày 17/6, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev khẳng định, hàng chục quốc gia đang tìm cách gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Lần đầu tiên sau gần hai năm, Nga “vượt mặt” Mỹ trong lĩnh vực này

Tờ Financial Times của Anh dẫn nguồn công ty tư vấn ICIS cho biết trong tháng 5/2024, Nga đã vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu lần đầu tiên sau gần hai năm.

Nga sẽ giảm nguồn cung ngũ cốc, Mỹ điều tra pin năng lượng Mặt trời nhập khẩu, Trung Quốc nhận tin vui

Nga có kế hoạch giảm nguồn cung ngũ cốc ra thị trường toàn cầu, Đức kêu gọi tái thiết Ukraine, Mỹ sẽ điều tra việc nhập khẩu pin năng lượng Mặt trời, WB nâng triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bahrain-Iran nhất trí khởi động đàm phán “làm lành”

Ngày 23/6, Bahrain và Iran đã đồng ý khởi động các cuộc đàm phán nhằm nối lại quan hệ chính trị giữa hai nước.

USD và Euro biến động trái chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6 ghi nhận đồng USD có triển vọng tích cực, với mức hỗ trợ là 105,5.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Ngày càng có bằng chứng cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao không chỉ là vấn đề công bằng mà còn là mệnh lệnh chiến lược. Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước.

Quan hệ Ấn Độ-Bangladesh “thăng hoa”, Ba Lan cân nhắc đóng cửa khẩu với Belarus, Mỹ tiêu diệt USV của Houthi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/6.

Giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm tới người dân trong nước và bạn bè quốc tế

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI sẽ diễn ra từ ngày 27-29/9 tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có phát biểu đặc biệt tại Diễn đàn Kinh tế thế giới

Tuần tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc và làm việc tại Trung Quốc. Cuộc hội ngộ của các nhà hoạch định chính sách Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, WEF Đại Liên năm nay là một trong những sự kiện...

EU áp thuế nặng với xe điện Trung Quốc, Đức “xoa dịu” và nói không phải là một “sự trừng phạt”

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã đến Bắc Kinh trong chuyến thăm ba ngày, trong bối cảnh đàm phán căng thẳng gần đây về việc áp thuế nhập khẩu cao đối với xe điện (EV) của Trung Quốc bán tại Liên minh châu Âu (EU).

Sầu riêng Việt có thêm đối thủ mạnh; Anh tăng mua hạt điều nhờ lực đẩy UKVFTA

Sầu riêng Việt có thêm đối thủ mạnh cạnh tranh, Anh tăng mua hạt điều nhờ lực đẩy UKVFTA, Việt Nam lọt top 14 quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao nhất thế giới... là những tin xuất khẩu nổi bật từ 17-23/6.

Giá vàng nhẫn bất ngờ ‘quay xe’, nhà đầu tư thế giới ‘thót tim’, đây là lý do khiến tâm lý lạc quan vẫn...

Giá vàng hôm nay 23/6/2024, giá vàng SJC tuần này ổn định, trong khi vàng nhẫn rớt giá. Thị trường thế giới “chao đảo”. Nhà phân tích nhận định trái chiều, tâm lý lạc quan vẫn bao trùm trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng.

Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố...

Cùng chuyên mục

Giá tiêu hôm nay 24/6/2024, khan hiếm nguồn cung, giá trong nước có thể vượt đỉnh chu kỳ, đạt mốc cao nhất mọi thời...

Giá tiêu hôm nay 24/6/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 161.000 đồng/kg.

Tại sao giá vàng miếng SJC đứng yên, chờ vàng nhẫn “đuổi sát nút”, thị trường tuần này sẽ có bất ngờ?

Giá vàng hôm nay 24/6/2024: Giá vàng trong nước dần ổn định, giá vàng nhẫn chỉ còn chênh với giá vàng miếng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Thị trường thế giới ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp kim loại quý đi lên. Các chuyên gia dự báo gì về giá vàng tuần này?

Đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.

Kinh tế tăng trưởng, thị trường lao động khởi sắc, Fed có khả năng hạ lãi suất sớm

Nền kinh tế này có những tiến bộ tăng trưởng hàng tháng kể từ cuối năm 2023 - một bước đệm để các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu hạ lãi suất và có khả năng sớm nhất là vào tháng 9 tới.

Ai bị thiệt nhiều nhất?

Theo chuyên gia Josep Maria Gomes, nhà phát triển kinh doanh quốc tế tại Phòng Thương mại Barcelona (Tây Ban Nha), người tiêu dùng vẫn là đối tượng bị tổn hại nặng nề.

Mới nhất

Hacker có thể bẻ khóa 45% các mật khẩu chỉ trong 1 phút

Các chuyên gia của Kaspersky vừa tiến hành một nghiên cứu nhằm kiểm tra khả năng chống chịu của mật khẩu trước các hình thức tấn công dự đoán thông minh và brute force (đoán mật khẩu bằng cách thử các ký tự cho đến khi tìm ra tổ hợp chính xác). Nghiên cứu được thực hiện với...

USD và Euro biến động trái chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/6 ghi nhận đồng USD có triển vọng tích cực, với mức hỗ trợ là 105,5.

Bí ẩn về mộ chiến binh người thật duy nhất tìm thấy ở lăng Tần Thủy Hoàng

Nếu "Sử ký" viết đúng, thi hài của hoàng tử Cao đã được chôn ở nơi nào đó trong lăng mộ, nhưng chưa được tìm thấy.Tất cả đều cho thấy chiến binh trong ngôi mộ rất có thể là hoàng tử Cao. Tuy nhiên, để sự thật được chắc chắn, các nhà khảo cổ phải tìm ra ấn...

Lập khu thương mại tự do để tạo hình mẫu phát triển

“Cần nhìn nhận việc thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng là nhu cầu mang tính thời đại, là cơ hội của quốc gia. Đà Nẵng làm việc đó chính là làm việc của đất nước, để tạo hình mẫu phát triển cho đất nước! Đó phải là khu thương mại tự do thế hệ mới, với...

Mới nhất