Phương Tây gặp khó trong cuộc chạy đua cung cấp vũ khí cho Ukraine Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel |
“Ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu và Mỹ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine”, Washington Post lưu ý.
Theo Gazeta, việc đầu tư vào lĩnh vực vũ khí của Ukraine “mang lại sự linh hoạt cao hơn” và “mang lại cho Ukraine nhiều cơ hội hơn trong thời gian ngắn”, tuy nhiên, “điều quan trọng cần lưu ý là không vấn đề nào trong số này sẽ thay thế được quy mô sản xuất vũ khí của phương Tây cho Ukraine”.
EU đang gặp phải những trở ngại nào trong cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ảnh: AP |
Ngoài ra, dòng tiền đổ vào ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine có thể tăng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự trợ giúp từ bên ngoài, ngành vũ khí Ukraine vẫn khó có thể cạnh tranh với Nga.
Trước đó, theo các nguồn tin, Bộ Quốc phòng Đức sẽ không cung cấp thiết bị quân sự lớn cho Ukraine trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Đức cũng không tin vào khả năng của Ukraine trong việc sớm tiến hành cuộc phản công vào thời gian tới.
Quân đội Đức được cho đang nghi ngờ khả năng của lực lượng vũ trang Ukraine trong việc xoay chuyển tình thế và tiến hành phản công theo chiến thuật mà Kiev đã chọn. Ukraine thiếu hụt các xe bọc thép hạng nặng cần thiết và Đức sẽ không cung cấp thêm nữa.
Theo tài liệu nội bộ của quân đội Đức, Berlin đã hoàn thành việc chuyển giao các thiết bị quân sự hạng nặng cho Ukraine bao gồm xe tăng Leopard 2, xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành.
Trong cuộc họp báo mới nhất giữa Thủ tướng Olaf Scholz với Tổng thống Zelensky ở Berlin, Thủ tướng Đức đã hứa viện trợ quân sự “nhiều tỷ USD” cho Ukraine. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được phân bổ từ năm ngoái và việc mua sắm sẽ được tài trợ từ ngân sách năm ngoái.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, Ukraine có thể không nhận được viện trợ quân sự từ phương Tây vào năm 2025 do các quốc gia đồng minh đang đối mặt với khó khăn tài chính.
Nhiều quốc gia đã phải vật lộn để tìm kiếm nguồn tài chính mới, trong khi một số nước khác từ chối gia tăng viện trợ. Hầu hết các cam kết tài chính đều dựa vào khoản vay 50 tỷ USD từ tài sản của Nga bị đóng băng.
Dù các đồng minh của Kiev vẫn đang thương thảo về các điều khoản cuối cùng của thỏa thuận, Mỹ đang nỗ lực ngăn cản sự phản đối từ Hungary trong các kế hoạch của EU. Tuy nhiên, ngay cả khi thỏa thuận được thông qua, 50 tỷ USD này vẫn bị coi là không đủ để đáp ứng nhu cầu của Ukraine trong năm tới.
Nguồn: https://congthuong.vn/eu-dang-gap-phai-nhung-tro-ngai-nao-trong-cung-cap-vu-khi-cho-ukraine-352150.html