Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Sáng 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Buổi lễ được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân 9 tỉnh có Dự án đi qua.Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.Tối ngày 7/12, tại huyện An Lão, UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng An Lão (07/12/1964 – 07/12/2024) nhằm ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của Đảng bộ, quân và dân huyện An Lão.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.
Nhiều mô hình tuyên truyền sáng tạo
Huyện Mường Lát, một huyện biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa, là nơi sinh sống của nhiều DTTS như Thái, Mông, Dao, Khơ Mú. Với đặc thù là vùng biên giới, huyện luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ về an ninh, trật tự, vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, luôn được chú trọng và coi là một nhiệm vụ quan trọng.
Trong năm 2024, UBND huyện Mường Lát đã triển khai thực hiện các nội dung trong Tiểu dự án 1, Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của các chương trình này, là nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào các DTTS, giúp họ hiểu rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong xã hội, từ đó xây dựng cộng đồng vững mạnh, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
Trưởng phòng Tư pháp huyện Mường Lát, Lại Phạm Sơn cho biết: Trong năm 2024, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật tại các thôn bản. Một trong các hoạt động nổi bật, là hội nghị tại Nhà văn hóa bản Bóng, xã Mường Chanh, với sự tham gia của 190 người, bao gồm bí thư chi bộ, trưởng bản, tổ trưởng các tổ hòa giải, cùng với bà con Nhân dân.
Tại Hội nghị, các tài liệu pháp lý liên quan đến các bộ luật như Luật Khám chữa bệnh, Luật Căn cước công dân, và các quy định về bảo vệ rừng, phòng chống vi phạm hành chính trong việc chặt phá rừng năm 2024 đã được giới thiệu và phát hành tới các đại biểu tham dự.
Ngoài ra, huyện cũng phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên. Hội nghị này, không chỉ đào tạo kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật mà còn cung cấp thông tin về các luật mới ban hành, như Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) năm 2022, Luật Đất đai năm 2024 và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, trong năm 2024, huyện Mường Lát đã tổ chức tổng cộng 78 cuộc tuyên truyền, với 12.186 lượt người tham gia. Tổng số tài liệu phát hành lên đến 4.793 bộ tài liệu. Các nội dung tuyên truyền tập trung vào nhiều lĩnh vực quan trọng như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ trẻ em…
Đặc biệt, các hoạt động tuyên truyền không chỉ giới hạn ở cấp huyện, mà còn mở rộng đến các xã, thị trấn với các mô hình như Câu lạc bộ trợ giúp pháp luật và các Câu lạc bộ Tư vấn pháp luật hướng nghiệp. Một số xã như Tam Chung còn sáng tạo ra các tiểu phẩm sân khấu hoá, ghi hình lại và phát cho các khu, thôn bản để tạo không khí sinh động và hấp dẫn, đồng thời giúp đồng bào dễ tiếp cận và hiểu rõ hơn về pháp luật.
Góp phần giữ gìn an ninh biên giới
Huyện Mường Lát còn triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Mường Lát, giai đoạn 2023 – 2027” để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, đồng thời quản lý, khai thác và xây dựng Tủ sách pháp luật tại các địa phương, giúp người dân có điều kiện tiếp cận thông tin pháp lý một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.
Ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát chia sẻ thêm, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của huyện, với nhiều mô hình hiệu quả được triển khai. Đặc biệt, huyện đã kiện toàn 05 Câu lạc bộ tư vấn pháp luật và hướng nghiệp, kết hợp với các xã thành lập các tổ tuyên truyền pháp luật tại các Đồn Biên phòng, giúp tư vấn cho cán bộ chiến sĩ và người dân.
Huyện cũng chú trọng tổ chức các hoạt động trong tuần lễ Ngày Pháp luật (9/11) và thông qua các hội nghị tại các thôn bản, cùng sinh hoạt tại tủ sách pháp luật, giúp bà con nắm vững các chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Các mô hình như Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho phụ nữ đã được nhân rộng, góp phần nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ. Công tác tuyên truyền cũng được thực hiện qua hệ thống loa truyền thanh và lồng ghép với các sinh hoạt văn hóa truyền thống. Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn về pháp luật cho cán bộ hội phụ nữ và cán bộ tư pháp cơ sở.
Từ hoạt động qua các mô hình tuyên truyền của các Câu lạc bộ pháp luật tại các Đồn Biên phòng, hay việc phối hợp giữa các cấp chính quyền và lực lượng vũ trang, đã giúp nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tuyên truyền đến với các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, các hoạt động này cũng góp phần tăng cường sự gắn kết giữa người dân với chính quyền, tạo ra sự đồng thuận trong việc xây dựng và bảo vệ vững chắc an ninh trật tự khu vực biên giới.
“Nhận thức pháp luật được nâng lên, đồng bào các DTTS hiểu rõ các chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó áp dụng vào đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và giữ gìn an ninh trật tự, góp phần phát triển bền vững tại khu vực biên giới”, ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch huyện Mường Lát khẳng định.
Sở Tư pháp phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho công chức tư pháp, bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ hòa giải.
Kommentar (0)