Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcÉp học sinh giỏi toàn diện chẳng khác nào 'bắt cá leo...

Ép học sinh giỏi toàn diện chẳng khác nào ‘bắt cá leo cây’


Việc học sinh chỉ chăm chăm học những môn để thi vào lớp 10, thi đại học mà bỏ bê những môn học còn lại không còn xa lạ trong ngành giáo dục. Các năm gần đây Bộ GD&ĐT liên tục đưa ra những đổi mới, cải cách trong chương trình giáo dục để hạn chế tình trạng này, thế nhưng có lẽ những nỗ lực chưa thực sự hiệu quả mà còn vô tình chất thêm gánh nặng, áp lực cho học sinh.

Mỗi một môn học trong nhà trường đều có mục đích riêng trong việc giáo dục tư duy và nhận thức của học sinh. Ví như môn Thể dục nhằm rèn luyện sức khỏe cho học trò. Nếu xem nhẹ môn học này thì thể chất học sinh yếu, thiếu sức khỏe, không đủ năng lượng để học tập, vui chơi.

Hay môn Âm nhạc, Mỹ thuật thường được xem là môn “phụ” nhưng đây lại là những môn nền tảng quan trọng giúp các em phát triển tài năng sáng tạo, mắt thẩm mỹ, từ đó tăng cường sự tự tin, khả năng giao tiếp và kỹ năng hợp tác trong học tập.

Vấn đề học lệch, học tủ là câu chuyện muôn thuở với quan điểm trái chiều từ phụ huynh, học sinh đến những nhà quản lý giáo dục. Cần thẳng thắn thừa nhận việc học sinh quá chú trọng đến một vài môn học Toán, Văn, Anh cũng là học lệch.

Bộ GD&ĐT đưa ra lý do sợ học sinh học lệch nhưng chính Bộ cũng đang tổ chức thi lệch với ba môn Toán, Văn, Anh để làm thước đo đánh giá học sinh, sao không phải thi đa dạng môn thi hoặc cho học sinh được tự chọn môn thi theo năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp khi lên bậc THPT, đại học.

Học lệch, học tủ là câu chuyện muôn thuở với quan điểm trái chiều. (Ảnh minh hoạ)

Học lệch, học tủ là câu chuyện muôn thuở với quan điểm trái chiều. (Ảnh minh hoạ)

Quá chú trọng vào một số môn Toán, Văn, Anh về lâu dài sẽ khiến phông nền kiến thức cơ bản bị thiếu hụt, khi tiếp xúc ngoài môi trường học đường với đa dạng những vấn đề dễ gây bối rối, hoang mang.

Việc học tất cả các môn như đã chỉ ra là rất quan trọng, nhưng giữa việc học và bắt học tốt lại là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Mỗi một đứa trẻ có một năng khiếu cũng như niềm yêu thích với lĩnh vực, môn học nhất định. Cho nên có những môn mà với em học sinh này là dễ tiếp thu, thú vị thì với em khác thì lại khô khan, nhàm chán, không thể nạp vào đầu dễ dàng là điều hoàn toàn bình thường và dễ hiểu.

Người lớn, phụ huynh, thầy cô và những nhà quản lý giáo dục cần phải có định hướng đúng đắn để các em học sinh phát huy được năng khiếu bản thân thay vì giữ khư khư cái quan niệm thâm căn cố đế “xấu đều hơn tốt lõi”.

Thực tế, một bác sĩ giỏi không cần thiết phải biết số đo của gia tốc ánh sáng hay trọng lực của trái đất. Một vận động viên giỏi có thể không biết cách tính diện tích tam giác nội tiếp đường tròn. Và dĩ nhiên việc không biết quỳ tím đổi màu đỏ khi gặp dung dịch axit và hóa xanh khi tiếp xúc với dung dịch bazơ sẽ chẳng thể cản trở một người trở thành nhà văn tài năng.

Cần phải có định hướng đúng đắn để các em học sinh phát huy được năng khiếu. (Ảnh minh hoạ)

Cần phải có định hướng đúng đắn để các em học sinh phát huy được năng khiếu. (Ảnh minh hoạ)

Trong chương trình giáo dục đã có những thang điểm đánh giá mức độ đạt của mỗi môn học, các em chỉ cần đạt điểm này là qua môn. Việc học đạt ở những môn các em không giỏi, không có hứng thú là điều đáng khích lệ.

Chấp nhận việc chỉ đạt mức điểm đạt ở một số môn học giúp học sinh đỡ áp lực học hành khi phải dàn trải quá nhiều thời gian để gánh thêm những môn không thích. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp các em có thêm thời gian để tập trung phát triển, học tập những thế mạnh của bản thân.

Con trai lớn của tôi hiện làm kiến trúc sư, tôi luôn tự hào về con cũng như như nghề nghiệp ấy. Để có được công việc như hiện tại con tôi đã nỗ lực rất nhiều cho giấc mơ kiến trúc sư của thằng bé từ những năm còn học trên ghế nhà trường ở cấp 2, cấp 3.

Thay vì chọn trở thành học sinh giỏi các môn Toán, Văn, Anh… tôi định hướng cho con học Toán, Mỹ thuật để phục vụ cho mục tiêu vươn tới đam mê. Các môn học còn lại con tôi vẫn học và duy trì ở mức trung bình cho đến khá. Tôi hay thầy cô giáo cũng như chương trình giáo dục thời điểm đó chẳng ai thấy điều này là bất cập. Và thực tế chứng minh rằng chúng tôi đúng khi tạo nên “sản phẩm” giáo dục tốt.

Hay với đứa con gái út của tôi hiện nay đang học lớp 9 trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài những môn dự kiến sẽ thi chuyển cấp vào năm tới, con tôi luôn trong tình trạng căng như dây đàn bởi những môn học khác nữa.

Kể từ khi nghe tin Bộ GD&ĐT dự thảo bốc thăm môn thi vào lớp 10 để tránh học lệch, học tủ con tôi càng như ngồi trên đống lửa bởi lo lắng không biết phải học tập như thế nào với từng ấy môn học trong khi quỹ thời gian không giãn ra thêm chút nào.

Con tôi càng như ngồi trên đống lửa bởi lo lắng không biết phải học tập như thế nào. (Ảnh minh hoạ)

Con tôi càng như ngồi trên đống lửa bởi lo lắng không biết phải học tập như thế nào. (Ảnh minh hoạ)

Con tôi vốn thiên nhiều về các môn xã hội, cháu thích đọc sách và có niềm đam mê lớn với lịch sử, địa lý. Ngược lại, với những môn học tự nhiên cháu có phần khó tiếp thu hơn. Tôi luôn nhắc con không được bỏ bê những môn mình không thích nhưng cũng không ép con hay đặt nặng thành tích học tập những môn này với con.

Với chương trình thi, đánh giá của từng môn học nhẽ ra khi đã đạt đủ điểm qua thì phải mặc nhiên là cháu không học lệch, học tủ cớ sao lại phải chọn đưa vào việc thi cấp 3 để tránh việc học tủ, học lệch. Là phụ huynh ai cũng mong muốn con mình học hành giỏi giang, thế nhưng lựa chọn việc đánh đổi niềm yêu thích, hạnh phúc của con lấy những điểm số thì tôi sẽ chọn cho con niềm vui.

Suy cho cùng, thành công, giỏi giang cũng chỉ để sống cuộc sống hạnh phúc thôi. Chứng kiến cảnh con vạ vật với những môn học không yêu thích tôi xót xa vô cùng. Tôi không hoàn hảo, bạn cũng không hoàn hảo cớ sao lại bắt con chúng ta phải hoàn hảo khi giỏi tất cả các môn.

Tiến sĩ Đặng Huy Phước



Nguồn: https://vtcnews.vn/ep-hoc-sinh-gioi-toan-dien-chang-khac-nao-bat-ca-leo-cay-ar900891.html

Cùng chủ đề

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Sốt ruột về quy định môn thi thứ ba vào lớp 10

Đã sắp hết học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm tới. Nhiều ý kiến phân tích thấu tình, đạt lý với mong muốn Bộ GD-ĐT nên thay đổi dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính.Các bác sĩ tại bệnh viện Sir Run Run...

Dương Trường Giang hát, đọc rap trong MV mới

Nhạc sÄ© DÆ°Æ¡ng Trường Giang gây bất ngờ khi ngồi đàn piano, hát "Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết" và đọc rap trong MV được quay ngay trước Nhà thờ Lớn Hà Nội. MV "Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết" của Dương Trường Giang.Nhạc sĩ Dương Trường Giang vừa ra mắt MV Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết tại Hà Nội. Đây là ca khúc mở đầu trong album Giang Phố sắp phát...

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Omega-3 là nhóm các axit béo. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là chất béo Omega-3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA theo nhu cầu, giúp cung cấp năng lượng và là nguyên liệu xây dựng cấu trúc não bộ, bảo vệ...

Từng suýt hòa Philippines, HLV Kim Sang-sik nói do ‘chưa nhiều hiểu biết’

Đội tuyển Việt Nam gặp Philippines tối mai (18/12) trên sân khách. Đây là lần đối đầu thứ hai giữa 2 đội bóng trong năm 2024. Đội tuyển Việt Nam từng chật vật thắng 3-2 trên sân Mỹ Đình vào tháng 6 khi huấn luyện viên Kim Sang-sik lần đầu nắm quyền."Ở lần gặp nhau trước đó, chúng tôi chưa có nhiều hiểu biết dẫn đến gặp rắc rối trước đối thủ Philippines. Hiện tại, có chút khác...

Ngã từ vách đá cao 150m, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Mango qua đời

Daily Mail đưa tin, tỷ phú Isak Andic - người sáng lập chuỗi thời trang cao cấp Mango qua đời sau một vụ tai nạn đi bộ đường dài ở Tây Ban Nha vào hôm 14/12.Các phương tiện truyền thông cho biết vị tỷ phú 71 tuổi đã trượt chân và ngã từ vách đá cao 150m khi đi bộ đường dài cùng người thân trong hang động Montserrat gần Barcelona.Con trai của ông cũng có mặt tại...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Pickleball đã xuất hiện trong trường học ở Hà Nội

Pickleball - môn thể thao thời thượng đã bất ngờ xuất hiện tại ngôi trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Những ngày qua, sân trường THPT Phan Đình Phùng thêm phần sôi động, náo nhiệt với sự xuất hiện của môn thể thao Pickleball. Trong giờ ra chơi, học sinh thay vì ngồi trong lớp đã tích cực hơn trong việc xuống sân hay hòa mình vào bầu không khí sôi động để cổ vũ cho bạn bè. Nhà trường...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Tiêm kích SU-30MK2 thả mồi bẫy nhiệt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng nay (17/12), tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Với quy mô và đội hình biểu diễn lớn hơn nhiều so với...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người...

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện...

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Mới nhất