Trang chủDestinationsĐắk Lắk(E-magazine) Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Sức sống lâu dài,...

(E-magazine) Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Sức sống lâu dài, mang tầm thời đại


11:21, 15/04/2023





 

Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh soạn thảo, được công bố năm 1943 là văn kiện đặt nền móng, mở đường cho việc xây dựng lý luận văn hóa cách mạng ở Việt Nam, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ giới trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà hăng hái tham gia sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.

Trải qua 80 năm kể từ khi ra đời, nhiều định hướng quan trọng của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta kế thừa, bổ sung, phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Cho đến nay, Đề cương Văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và tính thời đại sâu sắc, tiếp tục soi đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên con đường hội nhập và phát triển.

Vận dụng sáng tạo, linh hoạt Đề cương về văn hóa Việt Nam, trong các giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk luôn quyết tâm, phấn đấu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đặc biệt là quan điểm của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc.





 

Đề cương về văn hóa Việt Nam không những chỉ ra xác đáng 3 nguyên tắc vận động văn hóa cơ bản đã được Đảng xác định là: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa mà còn xác định những nhiệm vụ cần kíp, cách thức, giải pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đề cương đã nêu rõ, trong mỗi giai đoạn phát triển, văn hóa luôn đi cùng với dân tộc. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập hiện nay, văn hóa thể hiện rất rõ tinh thần tiên tiến đậm đà, bản sắc dân tộc.

Vận dụng các nguyên tắc của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong suốt những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều chính sách, kế hoạch cũng như Đề án bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn và xem đây như một sức mạnh nội sinh để phát triển.

Những năm qua, việc giữ gìn, phát huy vốn văn hoá đặc sắc của các dân tộc hội tụ về cùng sinh sống trên mảnh đất này đã từng bước được xác lập, hài hòa cùng với văn hóa của dân tộc tại chỗ. Đặc biệt, việc bảo tồn, phát huy các giá trị phi vật thể, nhất là văn hóa cồng chiêng được tỉnh chú trọng theo từng giai đoạn đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

 





 

Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thu hút sự quan tâm, đồng thuận của toàn xã hội và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, bản sắc.





 

Tuy nhiên, bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay cũng tạo nên nhiều thách thức, trăn trở trong công tác quản lý văn hóa ở địa phương về việc làm thế nào để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, cốt cách dân tộc mà không bị “hòa tan” hay “lai căng”.

Để những giá trị văn hóa, nhất là di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tiếp tục được khai thác và phát huy một cách thiết thực, hiệu quả trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các thể chế pháp luật và chính sách hiện hành, tạo môi trường cho các hoạt động văn hóa và đầu tư nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người. Đồng thời, có cơ chế đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác văn hóa có phẩm chất, năng lực chuyên môn đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, quan tâm tạo môi trường mới cho các chủ thể quản lý, chủ thể truyền bá văn hóa dân tộc có thêm nhiều không gian sáng tạo, thực hành… bởi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là tiếp tục phát huy tính sáng tạo của dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. 





 





 





 

Đối với Đắk Lắk, nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, là nơi hội tụ, cùng chung sống của 49/54 dân tộc đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, nhiều sắc màu. Và đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để đội ngũ văn nghệ sĩ khai thác, lấy chất liệu, đề tài dân gian đưa vào tác phẩm của mình. 





 

Bên cạnh đó, hoạt động văn học – nghệ thuật của Đắk Lắk vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Điều kiện cuộc sống, sáng tác cũng tác động không ít đến sự sáng tạo của văn nghệ sĩ, đồng thời việc đầu tư nguồn lực cho sự nghiệp phát triển văn hóa, văn học – nghệ thuật còn nhiều hạn chế…

Để các văn nghệ sĩ thực sự phát huy được hết tài năng, trí tuệ sáng tạo, luôn cần đến sự quan tâm của các cấp, ngành và toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng, lành mạnh cho văn nghệ sĩ sáng tạo; chăm lo đào tạo, phát triển đội ngũ, động viên, cổ vũ kịp thời các nhân tố mới, những tác giả xuất sắc.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn tập trung đầu tư, hỗ trợ hơn nữa cho văn học – nghệ thuật; tăng cường việc đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm cũng như năng lực hưởng thụ tác phẩm văn học, nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân.

Và hơn hết, bản thân mỗi văn nghệ sĩ – những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” phải tự tìm tòi, không ngừng sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân tộc, dân chủ, tiến bộ, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước…

 





 





 

Văn hóa cốt lõi được soi chiếu bởi chủ trương của Đảng, cho nên việc giáo dục thẩm mỹ, tư tưởng thông qua chương trình đào tạo trực tiếp đối với các ngành mỹ thuật, âm nhạc, múa, quản lý văn hóa… ở trường là vô cùng quan trọng. Nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và lan tỏa giá trị cốt lõi văn hóa của dân tộc mà Đảng, nhà nước đã định hướng để tạo ra con người xã hội chủ nghĩa mới, trong nhiệm vụ giảng dạy, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk chú trọng công tác nghiên cứu, tổng hợp các tác phẩm nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật cách mạng có giá trị nghệ thuật cao để bổ sung vào giáo trình, chương trình đào tạo; tranh thủ cái hay, cái đẹp của các tác phẩm nghệ thuật đó giúp các em “thẩu thấm”.





 





 





 

Tuy nhiên, bản sắc dân tộc cũng đòi hỏi thế hệ trẻ phải có bản lĩnh, “hòa nhập nhưng không hòa tan”, chống lại sự “xâm lăng văn hóa” trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Cho nên, việc bồi dưỡng thẩm mĩ và nhận thức đúng đắn về văn hóa cho sinh viên, đào tạo con người bảo đảm yếu tố nghệ thuật, thẩm mỹ và tư tưởng luôn được nhà trường chú trọng.

Tôi cho rằng, văn hóa là sự đầu tư lâu dài. Muốn có đội ngũ cán bộ văn học nghệ thuật chất lượng cao, đòi hỏi Nhà nước phải có sự đầu tư thông qua các quy định như: miễn, giảm học phí cho sinh viên theo học các ngành về văn hóa nghệ thuật; hỗ trợ chi phi học tập đối với các ngành đào tạo chuyên về truyền thống dân tộc (biểu diễn nhạc cụ truyền thống, múa dân gian…) để khuyến khích các em tham học tập; đồng thời đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, đầu tư không gian thực hành đạt tiêu chuẩn cho sinh viên ở các cở sở đào tạo; cần có cơ chế đặc cách về công tác cán bộ đối với một số ngành học đặc thù tạo điều kiện thu hút các nghệ nhân, nghệ sĩ tài hoa tham gia giảng dạy và làm công tác quản lý…





 

 

 





 

Văn hóa, âm nhạc có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách con người. Ngành Giáo dục đang đi rất đúng hướng trong việc đưa văn hóa, âm nhạc Tây Nguyên vào giảng dạy bài bản, có lộ trình theo từng cấp học trong nhà trường. Cụ thể, các em được học về truyện cổ dân gian Tây Nguyên; lời nói vần của người Êđê, M’nông; giới thiệu về các loại nhạc cụ dân tộc của người Tây Nguyên; tiếng nói, chữ viết của người Êđê… Hằng năm, ngành Giáo dục tỉnh đều tổ chức tập huấn âm nhạc dân gian cho giáo viên, dạy giáo viên cách đánh chiêng, hát dân ca Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT cũng tổ chức nhiều hội thi văn nghệ, hát dân ca tạo sân chơi bổ ích cho giáo viên, học sinh trên địa bàn tỉnh được phát triển tài năng, giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc… Qua đó cho thấy, văn hóa Tây Nguyên có sức hấp dẫn đối với giáo viên và học sinh các cấp học.





 





 





 

 

 





 

Âm nhạc dân tộc, tiếng chiêng, tiếng hát đã ngấm vào máu thịt của tôi, đi cùng tôi trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến những năm sau giải phóng.





 





 

Tôi từng đi biểu diễn ở Phần Lan, Trung Quốc… để giới thiệu văn hóa của người Êđê với thế giới, cũng đã được tặng rất nhiều Bằng Khen của tỉnh và Trung ương nhưng càng lớn tuổi, tôi càng đau đáu nỗi lo vì dòng chảy nhộn nhịp của đô thị đã len lỏi vào từng ngõ ngách trong buôn làng. Ngoài những lễ hội do chính quyền địa phương tổ chức phục dựng, hay khi có đoàn khách du lịch đến tham quan thì trong buôn làng giờ chẳng còn rộn ràng tiếng chiêng, tiếng kèn đinh puốt, đinh năm như trước đây.

Hiện tại, trong buôn Akô Dhông số người biết đánh cồng chiêng chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong khi người biết chế tác, thẩm âm, chỉnh sửa nhạc cụ dân tộc lại càng hiếm. Để gìn gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, tôi đã tham gia nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ nhưng thanh niên bây giờ chỉ thích những nhạc xập xình, thích hát Karaoke chứ không còn mặn mà, đam mê với cồng chiêng nữa. Các cháu học để biết chứ chẳng ai chú tâm, tha thiết đến sống chết với âm nhạc của ông bà tổ tiên.





 





 

Nội dung: Lan Anh – Đỗ Lan – Như Quỳnh

Trình bày: Công Định

Ảnh: PV, CTV

 





Nguồn

Cùng chủ đề

Nên giữ tiền thế nào khi mỗi tháng dư 30 triệu đồng?

Đó là lời khuyên của chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân Nguyễn Thị Thu Hương - Công ty CP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT.Cô cho rằng, nếu chưa có bất kỳ kế hoạch tài chính cá nhân nào thì khi dư 30 triệu đồng/tháng, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị một số phương án dự phòng tài chính cho bản thân và gia đình.Theo đó, phương án tài chính...

VietinBank Vĩnh Phúc thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc (VietinBank Vĩnh Phúc) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, khả năng tham gia Gói thầu “Thuê dịch vụ bảo vệ tại VietinBank Vĩnh Phúc”.Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - VietinBank Vĩnh Phúc. - Địa chỉ: Số 4 Ngô Quyền, phường Ngô Quyền, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Điện thoại: 0211 3862 536. - Mã...

Biết điều này sớm, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ vứt bỏ vỏ chuối

Sau đây là những lý do mà bạn nên biết để tận dụng vỏ chuối.Vỏ chuối giàu chất dinh dưỡngTrong vỏ chuối chứa nhiều kali, magie, chất xơ và chất chống oxy hóa cần thiết cho trái tim khỏe mạnh, tăng cường cơ bắp. Do đó bạn có thể sử dụng vỏ chuối để làm sinh tố sẽ giúp cải thiện trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, chất xơ trong vỏ chuối...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam

Nội dung trên được Tổng Bí thư nêu trong buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay 18/11.Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc, vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực này.Trước bối cảnh thế giới trong thời kỳ thay đổi có tính thời...

Tuyên Quang cần khơi thông điểm nghẽn để thúc đẩy thương mại kết hợp du lịch miền núi

Tuyên Quang xác định việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với 4 sản phẩm đặc thù; đồng thời đây cũng là cơ hội để phát triển thương mại miền núi, mở rộng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Tập huấn nghiệp vụ thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

22:05, 12/06/2023 Chiều 12/6, Sở GD-ĐT tạo tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tại hội nghị, 170 đại biểu là cán bộ, giáo viên, cộng tác viên thanh tra trực tiếp tham gia công tác thi tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã được hướng dẫn thực hiện Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT; kỹ năng sử dụng tài liệu...

Giới trẻ và xu hướng không dùng tiền mặt

08:39, 25/06/2023 Hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu hướng thanh toán phổ biến trong các giao dịch mua bán hằng ngày khi nó mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm cho mọi người. Xu hướng này càng thấy rõ ở những người trẻ tuổi, nhất là đối với những bạn trẻ thuộc "gen Z". Thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều hình thức, phổ biến là: Internet banking, E-banking, Home banking, Phone banking, Mobile...

Nga và Ukraine cạnh tranh sự ủng hộ ngoại giao ở châu Phi

16:01, 06/06/2023 Cuộc cạnh tranh ngoại giao giữa Nga và Ukraine đang diễn ra quyết liệt ở châu Phi, trong đó cả hai bên có cùng một mục tiêu: thu hút sự ủng hộ của các nước châu Phi. Cách xa tiền tuyến ở Ukraine, một cuộc cạnh tranh khác đang diễn ra giữa Moskva và Kiev, một cuộc tranh giành ngoại giao thay vì vũ khí, theo bình luận của hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ mới...

Nam Lào ký sự (bài 1)

08:39, 11/06/2023 LTS: Đắk Lắk mặc dù không có chung đường biên giới với nước bạn Lào nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, sâu sắc và đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác phát triển với các địa phương thuộc khu vực Nam Lào gồm các tỉnh Sekong, Champasak, Attapư, Salavan. Đặc biệt, cộng đồng người Lào ở huyện Buôn Đôn không chỉ góp phần đóng góp vào sự phát triển của địa phương mà còn...

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chương trình mục tiêu quốc gia

18:57, 13/06/2023 Chiều 13/6, Tổ công tác của Đoàn giám sát của Quốc hội do ông Phạm Phú Bình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Đắk Lắk". Về phía tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Chủ tịch TPHCM trao quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm 6 cán bộ

TPO - Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã trao quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm nhân sự chủ chốt tại 6 cơ quan, đơn vị của thành phố. TPO - Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã trao quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm nhân sự...

Lô cốt cũ ‘đắp chiếu’, lô cốt mới lại mọc trên đường Hà Nội

TPO - Trong khi cả 10 vị trí hàng rào thi công (lô cốt) trên đường Vũ Trọng Khánh nằm im nhiều năm nay thì gần đây, nhiều lô cốt thi công lại mọc thêm tại nút giao ngã ba Trần Phú - Vũ Trọng Khánh và tuyến đường Trần Phú (Hà Đông). Tình trạng này gây ùn...

Sắp diễn ra Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV

Theo dự kiến, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong tháng 11/2024. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh...Công trình “Xây...

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán...

18 triệu người sốc trước clip chàng trai đi theo cầu thang bí ẩn giữa rừng và cái kết đầy ám ảnh

Nhiều người xem cho biết họ cảm thấy sợ hãi cùng chàng trai khi xem đoạn clip. ...

Mới nhất