Trang chủNewsThời sựĐường sắt tốc độ cao sẽ kết nối phát triển các vùng...

Đường sắt tốc độ cao sẽ kết nối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

VOV.VN – Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h. Dự án hoàn thành, sẽ tăng năng lực vận tải đường sắt, kết nối và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tác động lan tỏa tổng thể tới nền kinh tế.
 

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao lấy ví dụ, như tỉnh Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng: dù là trọng điểm, song hiện nay để một chuyên gia/nhà đầu tư từ Hà Nội hay TP.HCM đến đây rất mất thời gian.

Vì quãng đường xa, phải đi máy bay đến Vinh hoặc Quảng Bình rồi di chuyển bằng ô tô đến Hà Tĩnh. Trong khi đó, nếu có ĐSTĐC, việc đi lại từ 2 đầu tàu kinh tế của cả nước (Hà Nội và TP.HCM) đến khu kinh tế Vũng Áng sẽ nhanh chóng, thuận tiện. Khi đó, Khu kinh tế Vũng Áng mới thực sự là khu kinh tế trọng điểm quốc gia.

Vì thế, theo ông Nguyễn Văn Phúc, xác định đầu tư dự án ĐSTĐC quan trọng nhất là tác động lan toả đối với sự phát triển KT-XH, khi tạo điều kiện thuận lợi kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với nhau: “Quan trọng là tác động lan tỏa của dự án này đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Tác động mở ra không gian phát triển, không chỉ đối với 20 địa phương dự án đi qua, mà còn tác động tới các địa phương khác. Sự tác động lan tỏa nhiều khi chưa hiện hữu như tác động trực tiếp nhưng tác động lan tỏa nhiều khi quan trọng hơn tác động trực tiếp của dự án, mang lại hiệu quả kinh tế tổng thể. Như trong báo cáo của Trung ương đã nhấn mạnh, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam mở ra không gian phát triển mới”. 

Tốc độ 350km/h được lựa chọn để triển khai dự án sẽ giải quyết được bài toán về khoảng cách trong đầu tư xây dựng dự án. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, Bộ GTVT đã xác định rõ các thách thức khi triển khai dự án. Theo kinh nghiệm quốc tế, các tuyến đường sắt tốc độ cao như tại Đức, tuyến Stuttgart-Mannheim dài 99 km, tốc độ thiết kế 300 km/h chạy chung với tàu hàng tốc độ 120-160km/h (tàu khách chạy ban ngày, tàu hàng chạy ban đêm). Đường sắt khác đường bộ là có biểu đồ chạy tàu, không phải ga nào cũng dừng, mỗi ga đều có dự báo nhu cầu hành khách, thay đổi theo khung giờ trong ngày và cả theo mùa.

Dựa vào đó để xây dựng biểu đồ chạy tàu, có thể chạy cách ga. Nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, khi hàng không đang phải nỗ lực duy trì các chặng bay cự ly dưới 500 km (thường không có lợi nhuận). Các hãng đang lấy lợi nhuận từ chặng bay dài bù lỗ cho chặng ngắn. Hay tình trạng chặng Hà Nội – TP.HCM vẫn có những chuyến xe vận tải khách chạy xuyên suốt bằng đường bộ. Nói cách khác, hàng không và đường bộ đang phải đảm nhận vận tải hành khách trên các cự ly không có ưu thế, khi mà ưu thế thuộc về đường sắt đang bỏ ngỏ.

Do vậy, quá trình lập quy hoạch các lĩnh vực của ngành GTVT đã xem xét tiềm năng, lợi thế của từng phương thức để xây dựng kịch bản phát triển. Theo đó, đối với vận tải hành khách, cự ly ngắn (dưới 150km) ưu thế thuộc về đường bộ; Cự ly trung bình (150 – 800km) đường sắt tốc độ cao chiếm hoàn toàn ưu thế; Cự ly dài (trên 800km) thị phần chủ yếu thuộc về hàng không và một phần của ĐSTĐC.

Nhằm phát huy lợi thế của từng phương thức vận tải để đảm bảo phát triển kinh tế gắn với quốc phòng an ninh, khi kết nối các vùng kinh tế ở cư ly trung bình, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh:”Tuyến đường sắt tốc độ cao mới cơ bản đáp ứng công năng chính là vận tải hành khách và hàng hóa nhẹ. Điểm quan trọng là kết nối để phát triển kinh tế. Chúng ta cũng tính tới chuyện gắn phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh. Chính vì vậy, công năng của tuyến đường sắt tốc độ cao được hoạch định là như thế. Công năng của ĐSTDC được Bộ Chính trị và Trung ương quyết định”. 

Theo kinh nghiệm thế giới, các tuyến ĐSTĐC là trục chính, chiều dài lớn đều lựa chọn tốc độ 350km/h trở lên vì tính hiệu quả. Về công năng vận tải, từ kinh nghiệm quốc tế, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng hiện tại, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, kiến nghị công năng vận tải của tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc – Nam như sau: ĐSTĐC vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Như vậy, đầu tư xây dựng ĐSTĐC sẽ góp phần quan trọng trong cơ cấu lại thị phần vận tải hành khách giữa các phương thức theo hướng bền vững. Đồng thời, kết nối nhiều vùng kinh tế trọng điểm nước ta, tạo cơ sở để khai thác các lợi thế của khu vực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, phân tích: “Đường sắt thì có ưu thế trong cự ly vận tải hành khách thì khoảng từ 150-800km. Đối với đường sắt tốc độ cao thời gian là một thước đo giá trị quan trọng, thì với đường sắt tốc độ cao thì sẽ rút ngắn hành trình đi lại của người dân. Rút ngắn khoảng cách về vùng miền tạo ra việc giảm dân ở khu vực trung tâm, giúp cho người dân đi lại dễ dàng hơn giúp cho các địa phương phát triển kinh tế du lịch rất tốt. Với kinh nghiệm quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, những địa phương sau khi có đường sắt tốc độ cao qua thì GDP của các địa phương đẩy tăng trưởng rất tốt”.

Khẳng định chắc chắn sẽ có nhiều thách thức do quy mô dự án lớn, tiến độ rất áp lực, song giải quyết bài toán này, cơ quan thực hiện sẽ mời tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu trong nước, quốc tế đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. Đây là công trình thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Đảng, là công trình động lực cần phải ưu tiên nguồn lực đầu tư.

Bộ GTVT đang tiếp tục làm việc với các cơ quan để nhận diện các vấn đề rõ hơn, đảm bảo tính khả thi của dự án. Quan trọng nhất là làm rõ những yếu tố tác động lan tỏa, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, phát huy thế mạnh của các phương thức vận tải để cùng hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta.

Nguồn:https://vov.vn/ky-nguyen-vuon-minh/dat-nuoc-vuon-minh/duong-sat-toc-do-cao-se-ket-noi-phat-trien-cac-vung-kinh-te-trong-diem-post1128093.vov

Cùng chủ đề

Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên vươn mình

  Trong bài viết “Chống lãng phí”, xem chống lãng phí như công cuộc chống “giặc nội xâm”, Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất xây dựng “văn hóa phòng, chống lãng phí” như một giải pháp mang tính căn cơ, bền vững để loại bỏ tình trạng lãng phí ra khỏi xã hội, từ đó phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Báo Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên...

“Đại bàng” FDI và cú hích lịch sử cho kinh tế Việt Nam

(Dân trí) - Đầu tư nước ngoài đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong gần 4 thập kỷ qua. Thu hút FDI góp phần thúc đẩy mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 18h chiều, Thái - một kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách khoa - dắt cậu con trai nhỏ rời Công viên khủng long Jura Park về nhà. 35 tuổi, sau hơn 10 năm học tập và...

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn: Nhìn từ chính sách

Chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung được ví như "hạt gạo," bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng...

Tìm con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Sáng qua, 20.10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành T.Ư Đảng, khóa XIII tới 1,2 triệu đại biểu tại 14.934 điểm cầu trên cả nước. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính là Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

“Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với cải cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn”

VOV.VN - Ông Kamal Malhotra, nguyên Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, sau những thành tựu của gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa rất quan trọng để nâng tầm sự phát triển tự thân.   Sau gần 4 thập kỷ Đổi mới mở cửa, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn về xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thành tựu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao tỷ phú Elon Musk chi “khủng” để ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?

VOV.VN - Dành thời gian đi vận động tranh cử, chi tiền bạc mạnh tay cho chiến dịch của cựu Tổng thống Donald Trump… Hai tháng qua, tỷ phú Elon Musk dường như “đánh cược” sự nghiệp kinh doanh vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thậm chí ông nói “Nếu ông Trump thua thì tôi tiêu đời”. “Canh bạc” của tỷ phú công nghệ Việc tỷ phủ công nghệ Elon Musk đầu tư “tất tay” cho ứng...

Thị trường có thể tiếp tục đà giảm

►Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/10 VN-Index điều chỉnh với áp lực kiểm tra lại vùng giá 1.250 - 1.260 điểm VN-Index trong phiên giao dịch 22/10 phục hồi nhẹ phiên sáng với mức độ phân hóa mạnh, thanh khoản suy giảm, sau đó áp lực bán gia tăng mạnh dần, khá đột biến trong cuối phiên chiều với thanh khoản gia tăng kém tích cực. Kết phiên giao dịch ngày 22/10, VN-Index giảm 9,88 điểm về...

Hơn 35,3 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” lần thứ 11 năm 2024 gồm các tiết mục ca nhạc với những bài hát, giai điệu về biển đảo, về tình yêu quê hương đất nước được trình bày bởi những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp và các chiến sĩ lực lượng biên phòng, Hải quân. Chương trình cũng mang đến những hình ảnh chân thật về đời sống sinh hoạt của cán...

“Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với cải cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn”

VOV.VN - Ông Kamal Malhotra, nguyên Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, sau những thành tựu của gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa rất quan trọng để nâng tầm sự phát triển tự thân.   Sau gần 4 thập kỷ Đổi mới mở cửa, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn về xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thành tựu...

Ronaldo thăng hoa cùng Al Nassr

Ở lượt trận thứ 3 vòng bảng Cúp C1 châu Á 2024/2025, Al Nassr của Ronaldo phải đến làm khách của CLB Esteghlal (Iran). Do tình hình an ninh ở Iran không ổn định, nên trận đấu được tổ chức ở Dubai (UAE).  ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sáng 21.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn...

UAV Nga đánh ‘thẳng mặt’ xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine

RT đưa tin, ngày 20/10 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy lực lượng nước này phá hủy xe chiến đấu bọc thép (AFV) do phương Tây viện trợ cho Ukraine chỉ với một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chính xác.Video UAV Nga tấn công phá hủy xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)Bộ Quốc phòng Nga cho biết các quân...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải là “công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước”

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước và là công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, hướng tuyến "thẳng nhất có thể"Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào tại biên giới

Chiều 22.10.2024, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2 chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại Cửa khẩu Lóng Sập (ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La). Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón

Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên vươn mình

  Trong bài viết “Chống lãng phí”, xem chống lãng phí như công cuộc chống “giặc nội xâm”, Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất xây dựng “văn hóa phòng, chống lãng phí” như một giải pháp mang tính căn cơ, bền vững để loại bỏ tình trạng lãng phí ra khỏi xã hội, từ đó phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Báo Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên...

Vì sao tỷ phú Elon Musk chi “khủng” để ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?

VOV.VN - Dành thời gian đi vận động tranh cử, chi tiền bạc mạnh tay cho chiến dịch của cựu Tổng thống Donald Trump… Hai tháng qua, tỷ phú Elon Musk dường như “đánh cược” sự nghiệp kinh doanh vào kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thậm chí ông nói “Nếu ông Trump thua thì tôi tiêu đời”. “Canh bạc” của tỷ phú công nghệ Việc tỷ phủ công nghệ Elon Musk đầu tư “tất tay” cho ứng...

Hình hài cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Quảng Bình

(Dân trí) - Với sự quyết liệt, tích cực của địa phương trong bàn giao mặt bằng và sự nỗ lực của các nhà thầu, đến nay, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua Quảng Bình đã hiện rõ hình hài. Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, giai đoạn 2021-2025 qua địa bàn tỉnh Quảng Bình có 3 dự án thành phần, với tổng chiều dài hơn 126km, đi...

Công trường nhộn nhịp trở lại, hàng ngàn sản phẩm BĐS của Novaland được bàn giao

Nhiều tháng qua, các dự án đô thị trọng điểm của Novaland đón nhận diện mạo sôi động hơn bao giờ hết. Từ việc liên tục khởi công mới cũng như đẩy mạnh thi công các phân khu, cho đến không khí nhận bàn giao - khẩn trương hoàn thiện nội thất của tân cư dân, giữa khung cảnh hàng loạt hệ tiện ích đã đưa vào vận hành, thu hút hàng triệu lượt du khách. Diện mạo các đô...

Mới nhất

Bà Kamala Harris lo ông Trump tuyên bố thắng cử quá sớm

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 22/10 cho biết trong một cuộc phỏng vấn với NBC News rằng, bà lo ngại ông Trump sẽ tuyên bố thắng cử trước khi phiếu được kiểm. Bà Kamala Harris. Ảnh: NBC News   Theo bà Harris, chiến dịch tranh cử của bà đã chuẩn bị cho khả năng cựu Tổng thống Donald Trump sẽ...

Tim Cook lần thứ hai đến Trung Quốc trong năm

Tim Cook đến Bắc Kinh hôm 21/10. Đây là chuyến thăm Trung Quốc thứ hai của CEO Apple trong năm nay. Theo các bài viết được đăng tải trên Weibo và báo chí địa phương, CEO Tim Cook gặp gỡ nhiếp ảnh gia Chen Man, cũng như các sinh viên Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Đại học Chiết Giang...

Xe tăng Leopard 2A4 của Ukraine hạ liền 2 xe bọc thép Nga trong chưa đầy 1 phút

Ngày 22/10, một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh xe tăng Leopard 2A4, dòng xe chiến đấu chủ lực do Đức sản xuất, tiêu diệt hai xe bọc thép chở quân (APC) của Nga trong chưa đầy một phút. Xe tăng này, được điều khiển bởi các binh...

Ông Kim Jong-un ra chỉ đạo mới tại căn cứ tên lửa chiến lược

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên đã thị sát một căn cứ tên lửa chiến lược và ra lệnh củng...

Miền Bắc ‘thấm’ không khí lạnh, lại sắp có đợt tăng cường

Không khí lạnh đang tràn khắp miền Bắc, nền nhiệt hạ thấp nhất ở vùng núi dưới 16 độ. Khoảng ngày 26-27/10, một đợt không khí lạnh được tăng cường. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (23/10), không khí lạnh đã ảnh hưởng hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở...

Mới nhất