Trang chủEnterpriseTập đoàn Sun GroupĐường sắt nhẹ (LRT) Sun Group đề xuất tại TP.HCM: “Đáp án...

Đường sắt nhẹ (LRT) Sun Group đề xuất tại TP.HCM: “Đáp án xanh” cho giao thông đô thị

3 thập kỷ trước Philippines, Singapore, Malaysia… đã có đường sắt nhẹ (LRT). Tại Việt Nam, đề xuất của Sun Group về tuyến đường sắt nhẹ gần 100km chạy dọc theo sông Sài Gòn, kết nối TP.HCM – Tây Ninh đang mở ra kỳ vọng mới về giai đoạn phát triển mạnh mẽ loại hình giao thông ưu việt này.

Thị trường tiêu thụ đường sắt nhẹ (LRT) toàn cầu dự kiến ​​đạt 212,04 USD vào năm 2031

Asia Pacific Rail dự báo, đến năm 2050, dân số thành thị thế giới chạm mốc 68%, tạo áp lực đối với hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông. Hàng chục năm qua, không ít quốc gia đã bắt tay “ứng phó” với áp lực này bằng việc phát triển đường sắt đô thị. Không chỉ Mỹ, Australia hay các nước châu Âu lấy các tuyến đường sắt đô thị như đường sắt nhẹ LRT (Light Rail Transit), tàu điện cao tốc MRT (Mass Rapid Transport) làm trung tâm, mà đa phần các quốc gia top đầu tại Đông Nam Á cũng đã tham gia đầu tư hạ tầng này, đặc biệt là LRT từ khá sớm. 

40 năm trước, Philippines đã xây dựng tuyến đường sắt nhẹ LRT đầu tiên tại thủ đô Manila. Tính đến nay toàn Manila đã có hơn 37km LRT nội đô, ước tính phục vụ hơn 305 nghìn lượt khách mỗi năm. Tại Singapore từ năm 1987, hệ thống LRT đã được xây dựng. Hệ thống này hiện dài hơn 30km, phục vụ khoảng 184.000 lượt khách mỗi ngày. Năm 1998, tuyến LRT Kelana Jaya Line của Malaysia được đưa vào sử dụng. Đến nay, tuyến này đã dài hơn 46km, phục vụ khoảng 222.000 khách/ngày. Malaysia hiện có khoảng 91,5 km đường sắt LRT.

Năm 2023, Indonesia cũng đã chính thức tham gia vào “sân chơi” này khi đưa vào vận hành tuyến LRT đầu tiên trị giá hơn 2 tỷ USD, liên kết vùng Đại Jakarta (gồm thủ đô Jakarta và 3 đô thị vệ tinh gồm Tây Java, Bekasi và Depok) dài 41,2 km. Với Thái Lan, bên cạnh hạ tầng MRT và tàu điện trên cao BTS dày đặc, nước này cũng dự kiến xây dựng tuyến LRT tại đô thị vệ tinh Khon Kaen vào năm 2025.

Theo báo cáo của Hiệp hội Giao thông Quốc tế UITP, năm 2021 toàn cầu có khoảng 16.000 km LRT, phục vụ 14,662 triệu lượt khách. 404 thành phố hiện có ít nhất 1 tuyến LRT đang được vận hành. Trung bình mỗi năm có 6,7 tuyến LRT được mở mới. Thị trường tiêu thụ đường sắt nhẹ toàn cầu được định giá 101,9 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến ​​sẽ đạt 212,04 USD vào năm 2031, dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm xấp xỉ 13% từ năm 2024 đến năm 2031.

Lý giải cho việc LRT được phát triển rộng rãi, các chuyên gia Ba Lan đánh giá hệ thống này cung cấp giải pháp di chuyển có tính ứng dụng cao với chi phí đầu tư hợp lý cho các đô thị lớn và vừa, góp phần giảm thiểu tình trạng xe cơ giới tăng nhanh.

Đồng thời so với xe buýt, xe khách, loại hình này chở được nhiều khách hơn, an toàn hơn, thân thiện môi trường do dùng điện thay vì xăng. Hiệp hội Vận tải Công cộng Hoa Kỳ (APTA) đã chỉ ra, mỗi người đi tàu điện thay vì lái ô tô một năm sẽ giảm được 9 pound khí thải hydrocarbon, 5 pound nitơ oxit và 62,5 pound carbon monoxide. Một đoàn tàu chạy điện thải ra lượng carbon monoxide và hydrocarbon ít hơn gần 99%/dặm so với một ô tô.

Theo ông Corentin Wauters – Giám đốc mảng đường sắt của Hiệp hội Giao thông Quốc tế: “Đường sắt nhẹ đóng vai trò xương sống cho các thành phố hoặc là hạ tầng phụ trợ cho đường sắt truyền thống và đường bộ. Loại hình này ghi điểm với hành khách bởi tính an toàn, thoải mái, giá vé dễ chịu và dễ tiếp cận. Đặc biệt, với các đô thị, nó góp phần gia tăng liên kết với ngoại ô, có thể thiết kế không gian xanh dọc tuyến đường và phát thải carbon thấp.”

Hệ thống đường sắt nhẹ (LRT) được xây dựng với đa dạng loại hình chạy trên cao, mặt đất và chạy ngầm, không cần xây rào chắn giúp tối ưu chi phí đầu tư. Một báo cáo của Canada đã chỉ ra chi phí đầu tư cho LRT chỉ bằng gần nửa so với tàu điện ngầm. Bên cạnh đó, LRT còn có thể kết hợp được các trải nghiệm du lịch ngắm cảnh. Với những điểm cộng trên, không ngạc nhiên khi gần đây, chính sách “phục hưng LRT” được kích hoạt tại nhiều quốc gia, là một trong những động thái tiên phong trong lộ trình chạy đua với đô thị hóa và Net Zero. 

TP.HCM sẽ tiên phong phát triển LRT kết nối liên vùng?

Tại Việt Nam, cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều đã đề cập đến LRT trong quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị nhưng được phân kỳ đầu tư vào giai đoạn sau, khi hệ thống MRT đã hình thành. Tuy nhiên theo các chuyên gia, để giảm tải cho hạ tầng đường bộ, chạy đua với các cam kết Net Zero, mô hình LRT cần sớm được triển khai. Đặc biệt là đầu tàu của cả nước như TP.HCM bởi đang đối mặt với áp lực lớn về hạ tầng giao thông đô thị và liên kết vùng.

Ước tính mỗi năm, tình trạng ùn tắc giao thông khiến thành phố thiệt hại khoảng 6 tỷ USD. Là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng hạ tầng kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành Nam Bộ hay các nước trên hành lang kinh tế Đông – Tây còn khá hạn chế. Riêng trục kinh tế, du lịch ven sông Sài Gòn kéo dài từ Tây Ninh, qua Củ Chi, đến thành phố gần như còn “bỏ ngỏ”.

“Để trở thành một đô thị toàn cầu, trong thời gian tới TP.HCM cần đầu tư hạ tầng kết nối liên vùng – đây là điểm rất quan trọng; phát triển hạ tầng tân tiến, hiện đại theo xu hướng quốc tế để cải thiện kết nối nội thị và liên vùng đến các đô thị vệ tinh xung quanh hay thậm chí là khu vực”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhấn mạnh.

Đầu tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Sun Group đã gửi tới UBND TP.HCM ý kiến đóng góp cho Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Theo đó, TP.HCM cần bổ sung vào quy hoạch trục đại lộ rộng 8-10 làn xe chạy dọc theo sông Sài Gòn qua Củ Chi, kết nối đến Tây Ninh. Tâm điểm là tuyến đường sắt nhẹ với chiều dài gần 100km kết nối thẳng tới Tây Ninh, giúp việc đi lại, giao thương của người dân TP.HCM với Tây Ninh và các tỉnh dọc sông Sài Gòn ngày càng thuận lợi.

Đề xuất phát triển tuyến đường sắt nhẹ LRT nối TP.HCM-Tây Ninh cùng trục đại lộ chạy dọc sông Sài Gòn được cho là ý tưởng đột phá. Nếu được chấp thuận, đưa vào quy hoạch để hiện thực hóa trong tương lai sẽ mang lại giá trị lớn cho KT-XH, liên kết vùng TP.HCM và các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương.  

“Quy hoạch 2 bên bờ sông Sài Gòn từ TPHCM qua Củ Chi lên Tây Ninh phải là những tuyến đường quy mô 8-10 làn xe, phải tính đến việc đáp ứng nhu cầu cao trong tương lai. Khi phát triển được trục hạ tầng du lịch cao cấp, hạ tầng giao thông hiện đại gồm đường sông, đường bộ, đường sắt song song kết nối từ TP.HCM – Củ Chi – Núi Bà Đen – Tây Ninh, sẽ tạo ra không gian “trên bến dưới thuyền” sôi động cho hành lang sông Sài Gòn như cách các thành phố lớn trên thế giới đã thành công nhiều năm nay”, KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh.

Với ý tưởng quy hoạch táo bạo cùng sự sẵn sàng chung tay của các tập đoàn kinh tế lớn, giàu kinh nghiệm trong phát triển hạ tầng, TP.HCM đang đứng trước cơ hội giải bài toán về giao thông liên vùng, cùng mục tiêu “xanh hóa” nền kinh tế, qua đó tạo động lực tăng trưởng mới không chỉ cho thành phố mà còn cả khu vực Nam Bộ.

 

Nguồn: https://vov.vn/doanh-nghiep/duong-sat-nhe-lrt-sun-group-de-xuat-tai-tphcm-dap-an-xanh-cho-giao-thong-do-thi-post1130443.vov

Cùng chủ đề

“Tòa tháp quốc tế” gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

Tại Đà Nẵng - thành phố đáng sống tầm cỡ châu Á, những tòa tháp The Symphony thuộc tổ hợp semi-compound Sun Symphony Residence bên sông Hàn được gọi tên “tòa tháp quốc tế” bởi hội tụ loạt giá trị đẳng cấp, khác biệt hiếm có. Căn hộ đẳng cấp ngày càng hấp dẫn Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, sau Covid-19, quan niệm chọn nơi để sống đã thay đổi. Ở Ấn Độ, từ năm 2023 đã chứng kiến "cơn...

Đề nghị làm rõ hướng tuyến ‘thẳng nhất có thể’ của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn phương án bố trí vốn, khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. ...

Hướng tuyến của đường sắt tốc độ cao qua sân bay Long Thành thế nào?

Đường sắt tốc độ cao sẽ theo trục cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khi đi đến địa bàn huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) sẽ rẽ trái vào đường trục trung tâm sân bay Long Thành để tới nhà ga. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sửa đổi khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0

VOV.VN - Bộ TT&TT vừa có quyết định sửa đổi, bổ sung vai trò của nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu quốc gia đối với “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số” để phù hợp với thực tiễn triển khai chính phủ số và chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay.   Cụ thể, “Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam...

Về Bần nghe hạt đỗ tương kể chuyện

VOV.VN - Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.     VOV.vn Nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/ve-ban-nghe-hat-do-tuong-ke-chuyen-post1133243.vov

ĐBQH: Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương), việc sử dụng nguồn FDI là cơ hội để tăng trưởng, nhưng không phải là động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình sắp tới.   Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng nay 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân...

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024

VOV.VN - Cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều tự tin sẽ giành chiến thắng khi họ vận động tranh cử tại Pennsylvania, bang chiến địa gay cấn nhất cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Đây cũng là các cuộc vận động cuối cùng của cả 2 ứng viên ngay trước Ngày bầu cử.   Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay chứng kiến những thay đổi chóng mặt: 2 nỗ lực ám sát và một bản...

Xuất khẩu thủy sản quay lại mốc 1 tỷ USD/tháng sau hơn 2 năm

VOV.VN - Sau hơn 2 năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam lại đạt mốc 1 tỷ USD/tháng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong những tháng cuối năm nay.   Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tháng 10/2024 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên sau hơn 2 năm...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Văn phòng phẩm Hồng Hà – Bản giao hưởng dấu son 65 năm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề: “Hồng Hà - Bản giao hưởng dấu son 65 năm” ghi dấu chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Công ty CP Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chương trình diễn ra ngày 1/10/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, 40 Hàng Bài, Hà Nội. Tại lễ kỷ niệm, Văn phòng phẩm Hồng Hà cũng vinh dự được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp,...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Cùng chuyên mục

Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thông minh hàng đầu trên nền tảng số

Tăng cường hình ảnh Việt Nam trên các giải pháp du lịch thông minh và nền tảng số giúp đáp ứng xu thế du lịch độc lập và yêu cầu phát triển bền vững. Để đáp ứng xu hướng du lịch đang ngày càng gia tăng của Việt Nam, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã hợp tác với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (VNAT) tổ chức hội thảo về “Giải pháp du lịch...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa đạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 với ứng dụng công nghệ...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của Đài Truyền hình Việt Nam những năm qua, như đầu tư hạ tầng sản xuất chương trình đồng bộ trên...

Mới nhất

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thủ tướng thăm nơi Bác Hồ từng hoạt động cách mạng tại Trùng Khánh

Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Trùng Khánh đã gìn giữ, bảo tồn Phòng lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà kỷ niệm cách mạng Hồng Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình tham dự Hội nghị...

Động thái kỳ lạ của Man Utd với HLV Van Nistelrooy

(Dân trí) - Dù là người hùng giúp Man Utd vực dậy nhưng HLV tạm quyền Van Nistelrooy vẫn đang ở trong trạng thái sốt ruột vì tương lai của mình ở Old Trafford. Sau khi tiếp quản "đống đổ nát" Man Utd từ HLV Ten Hag, HLV tạm quyền Van Nistelrooy đã đóng vai trò quan trọng trong việc...

Thái Nguyên: Góp phần đảm bảo an sinh xã hội từ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ BHXH, BHYT cho người nghèo

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là các trụ cột chính của hệ thống an sinh, tham gia chính sách này, người dân được hưởng nhiều quyền lợi. Với phương châm “Không bỏ lại ai phía sau”, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương nhằm hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế...

Hậu bầu cử Mỹ, chứng khoán Việt Nam tháng 11 tăng hay giảm?

Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Donald Trump. Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư vẫn đang tìm cơ hội, đặc biệt sau khi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã...

Mới nhất